Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng Dự án mở rộng, nâng cấp khu lưu niệm cơ quan Bộ Tài chính tại xã Tú Thịnh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. (Trang 46 - 48)

* Khu vực kinh tế nông nghiệp

Thực trạng phát triển ngành trồng trọt

Trong những năm qua, được sự hướng dẫn về kỹ thuật của phòng Nông nghiệp huyện, dưới sự chỉđạo trực tiếp của UBND xã, người dân Tú Thịnh đã

đưa giống cây trồng có năng suất cao vào trong sản xuất, thực hiện chuyển

đổi cơ cấu cây trồng, mở rộng diện tích đất sản xuất hoa màu, lương thực, năng suất cây trồng đều tăng. Tuy nhiên, mức độ áp dụng các tiến bộ khoa học vào trong sản xuất, còn hạn chế do điều kiện địa hình khó khăn, chưa

được đầu tư thuỷ lợi, chăm bón không theo lịch cụ thể, sản xuất phụ thuộc vào thiên nhiên nên năng suất cây trồng chưa cao, không ổn định; đời sống nhân dân còn khó khăn.

Năng suất của một số cây lương thực thu hoạch được trong năm như sau: + Tổng số diện tích gieo trồng lúa cả năm là 265,59ha, năng suất bình quân đạt 65,2 tạ/hạ

+ Tổng số diện tích trồng ngô cả năm là 105,19ha, năng suất bình quân đạt 47,21 tạ/hạ

+ Tổng số diện tích trồng lạc là 52,3ha, năng suất bình quân đạt 20,43 tạ/hạ

+ Tổng số diện tích trồng khoai lang là 77,1ha, năng suất bình quân

đạt 58,89 tạ/hạ + Tổng số diện tích trồng chè là 325,25ha, năng suất bình quân đạt 54,29 tạ/hạ + Tổng số diện tích trồng một số cây trồng khác là 132,66ha, năng suất bình quân đạt 58,67 tạ/hạ Thực trạng phát triển ngành chăn nuôi

Vật nuôi chính là trâu, bò, lợn, gà, vịt với hình thức nuôi theo hộ gia

đình, quy mô nhỏ, phục vụ sức kéo và thực phẩm tiêu dùng cho nhân dân trong vùng.

Tổng đàn gia súc, gia cầm hiện có trên địa bàn xã: Đàn trâu có 550 con,

đàn bò có 314 con, đàn gia cầm có 45.374 con, đàn lợn 1.992 con.

Chăn nuôi là ngành đem lại hiệu quả kinh tế, năng suất lao động cao, vì vậy trong giai đoạn tới xã cần chú trọng phát triển ngành chăn nuôi để nâng cao thu nhập cho nhân dân trong xã. Đặc biệt chú trọng chăn nuôi theo mô hình tập trung, tránh chăn nuôi thả rông, không đạt hiệu quả, gây ô nhiễm môi trường và phá hoại cây trồng.

Ngành lâm nghiệp

Đất lâm nghiệp có vai trò quan trọng đối với việc phát triển kinh tế hộ

gia đình trên địa bàn xã. Vì vậy, chính quyền địa phương thường xuyên tổ

chức tuyên truyền; thực hiện công tác bảo vệ rừng phòng hộ, phòng cháy, chữa cháy rừng, cương quyết xử lý các vụ lấn chiếm, chặt phá rừng. Công tác bảo vệ rừng được tổ chức thực hiện khá tốt, rừng khoanh nuôi tái sinh được giao khoán cho từng hộ bảo vệ. Việc khai thác rừng sản xuất có kế hoạch hợp lý, nhằm đảm bảo độ che phủ rừng nhưng vẫn đem lại hiệu quả kinh tế caọ Tính đến 01/01/2011, Tú Thịnh có tổng diện tích đất trồng cây lâm nghiệp là 1.202,16 hạ Chủ yếu là cây keo, cây chè và một số cây nguyên liệu khác.

Hàng năm khai thác, trồng bổ sung từ 15 - 20 ha, trồng cây phân tán 30 nghìn câỵ Nâng độ che phủ rừng đất tự nhiên là 17,6% và 100% đất lâm nghiệp.

Mặc dù kinh tế rừng có tiềm năng lớn, diện tích đất có khả năng phát triển lâm nghiệp đều đã có chủ nhưng do thiếu vốn, giống cây, dụng cụ sản xuất nên diện tích đất trống, đồi trọc vẫn còn; các hộ chưa có khả năng mở

rộng đất rừng trồng, chủ yếu vẫn là diện tích rừng tự tái sinh. Trong thời gian tới cần phát triển lâm nghiệp trên địa bàn xã, phát huy lợi thế của vùng để

tăng thu nhập cho các hộ gia đình.

* Khu vực kinh tế CN-TTCN- XDCB

Ngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp của địa phương chủ yếu là cơ khí, sửa chữa thôn Hưng Thịnh với 10 cơ sở có tổng diện tích là 0,495ha và cơ sở

chế biến nông lâm sản tại thôn Cầu Bì và thôn Ngãi Thắng có tổng diện tích hiện tại là 0,06hạ

Về xây dựng cơ sở hạ tầng, trong 5 năm qua: Xã đã tập trung hoàn thiện củng cố hệ thống điện, đường, trường, trạm nhằm phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu sinh hoạt của người dân.

* Khu vực kinh tế dịch vụ

Do địa hình phức tạp, đường xá đi lại tương đối khó khăn nên các hoạt

động trao đổi, mua bán hàng hoá và hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn xã còn hạn chế, chủ yếu là buôn bán với quy mô nhỏ lẻ, rải rác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, xã đã quan tâm đầu tư phát triển cơ

sở hạ tầng, từ đó thúc đẩy phát triển dịch vụ, kinh doanh, đời sống nhân dân

đã được nâng lên một bước rõ rệt. Trong tương lai cần có biện pháp hiệu quả

hơn nữa để phát triển ngành này nhằm nâng cao thu nhập cho người dân, phục vụ nhu cầu tiêu dùng, sinh hoạt của nhân dân.

Tóm lại: Kinh tế của xã Tú Thịnh trong những năm qua có nhiều thay

đổị Tuy vậy nguồn thu nhập chính của nhân dân vẫn là ngành nông, lâm nghiệp. Nhờ có sự phát triển mạnh từ kinh tế hộ, do đó đời sống của nhân dân ở đây đã được cải thiện.

Trong những năm tới kinh tế của xã cần phát triển mạnh hơn nữa với sự

phát triển của lâm nghiệp và nông nghiệp, nhất là ở quy mô hộ gia đình. Do

đó cần chú trọng việc trồng rừng và bảo vệ rừng, cùng với chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý. Đồng thời cần đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ để phát triển kinh tế xã hội của địa phương, tăng thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân trong xã.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng Dự án mở rộng, nâng cấp khu lưu niệm cơ quan Bộ Tài chính tại xã Tú Thịnh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. (Trang 46 - 48)