3.3.5. Đề xuất một số giải pháp
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Điều tra số liệu sơ cấp
- Phương pháp điều tra xã hội học, phỏng vấn trực tiếp những người có liên quan đến việc bồi thường GPMB của dự án và tham khảo ý kiến các cán bộ trong lĩnh vực bồi thường GPMB.
- Xây dựng bộ câu hỏi điều tra để thu thập thông tin từ người dân..
3.3.2. Điều tra số liệu thứ cấp
- Thu thập tài liệu từ cơ sở, các phòng ban liên quan đến công tác GPMB. Các Nghị định, Quyết định, công văn và thông tư liên quan đến công tác bồi thường GPMB.
- Thu thập thông tin trong tài liệu, sách báo, các phương tiện thông tin
đại chúng về các lĩnh vực: điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, các chính sách pháp luật của địa phương về BT&GPMB.
3.3.3. Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu
Thu thập số liệu từ các phòng, Ban, nghiên cứu các tài liệu, các văn bản chính sách có liên quan đến công tác bồi thương, GPMB. Đồng thời tìm hiểu các số liệu của các Dự án khác trong phạm vi đề tàị
- Điều tra thực tế.
- Phương pháp pháp tổng hợp phân tích những số liệụ Từ đó rút ra những kết luận, đánh giá khách quan đối với công tác BT, GPMB.
- So sánh, phân tích và xử lý số liệụ - Phương pháp thống kê.
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp những người dân ở khu vực GPMB, từđó tổng hợp ý kiến và rút ra kết luận.
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực GPMB
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Tú Thịnh là xã miền núi của huyện Sơn Dương, cách trung tâm huyện khoảng 3km về phía Tây Bắc, với diện tích tự nhiên 3.059,74 ha có vị trí cụ
thể như sau:
Phía Đông giáp xã Minh Thanh;
Phía Tây giáp thị trấn Sơn Dương, xã Phúc Ứng và xã Đông Thọ; Phía Nam giáp xã Bình Yên, xã Hợp Thành;
Phía Bắc giáp xã Minh Thanh (huyện Sơn Dương), xã Tiến Bộ (huyện Yên Sơn).
4.1.1.2. Địa hình địa mạo
Là một xã miền núi nên địa hình đồi núi thấp, địa thế nghiêng dần theo hướng từ Tây sang Đông. Độ cao trung bình từ 40-250m so với mực nước biển (phần này chiếm 40% diện tích tự nhiên).
4.1.1.3. Khí hậu, thủy văn
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có ảnh hưởng của khí hậu miền núị Do vậy khí hậu của xã được chia làm hai mùa rõ rệt.
- Mùa nóng ẩm từ tháng 4 đến tháng 10.
- Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm saụ - Nhiệt độ trung bình hàng năm là 22,5oC.
- Độẩm không khí trung bình hàng năm là 85%. - Số giờ nắng trong năm là 1.600h ÷ 1.650h.
Lượng mưa trung bình năm là 1500mm - 1800mm và tập trung theo mùạ Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 ÷ 9 chiếm 85% lượng mưa trong năm.
Gió có hai hướng gió chính là gió Đông Nam và gió Đông Bắc, gắn liền với hai mùa, mùa mưa và mùa khô.
Mạng lưới thủy văn của xã gồm có hai nguồn chính, một là toàn bộ
của xã nguồn nước này chủ yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, hai là nguồn nước ngầm phục vụ cho sinh hoạt, nguồn nước này được khai thác chủ
yếu bằng cách khoan và đào giếng khơị
4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên * Tài nguyên đất * Tài nguyên đất
Là một xã miền núi với tổng diện tích đất tự nhiên là: 3.059,74 ha dân cư phân bố trên 14 thôn trong xã. Nguồn tài nguyên đất của xã rất đa dạng bao gồm:
- Đất phù sa sông, suối (P) phân bố tập trung chủ yếu ở ven sông Phó
Đáy chảy qua địa bàn xã, đây là loại đất có diện tích tương đối lớn, thích hợp cho trồng lúa và cây nông nghiệp ngắn ngày, đặc biệt là cây míạ
- Đất dốc tụ trồng lúa nước (Ld) phân bố xen kẽ các khu đồi đất thấp.
Đây là loại đất được hình thành do sự tích tụ các sản phẩm phong hoá trên cao
đưa xuống, có độ phì khá, thích hợp cho trồng lúạ
- Đất feralit biến đổi do trồng lúa (Lf) được hình thành do quá trình cải tạo trồng lúa nước, loại đất này phân bố chủ yếu ở vùng tiếp giáp với đồi núi và thung lũng sông, suối thích hợp cho việc trồng lúa và các cây nông nghiệp.
- Đất nâu vàng phát triển trên nền phù sa cổ (Fp) loại đất phân bố ở
các khu vực canh tác, thích hợp cho việc trồng màu và các cây công nghiệp ngắn ngàỵ
- Đất vàng nâu phát triển trên phiến sa thạch (Fq) tập trung ở các khu vực đồi núi, địa hình đồi bát úp thấp thoải, tầng đất dày, đây là loại đất có diện tích lớn. Loại đất này thích hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây chè, và cây lâm nghiệp.
Xã có điều kiện về thổ nhưỡng phù hợp, thuận lợi cho phát triển cây nông nghiệp cũng như cây lâm nghiệp. Trong thời gian quy hoạch cần đầu tư
phát triển tận dụng tốt nguồn tài nguyên đất đai, sử dụng và bảo vệ đất bền vững, đặc biệt là diện tích đất rừng.
* Tài nguyên nước.
Tổng diện tích ao, hồ 75,31 ha, trong đó 5 hồ lớn là: Hồ Ao Quan 7ha, Hồ Bò Hòn 3,588ha, Hồ Đầm Bùng 3,543hạ Đập Khuân Khinh 2,706hạ... Còn lại chủ yếu là các ao nhỏ của các hộ gia đình. Sản lượng cá của xã hàng năm đạt 80 tấn, góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống của nhân dân. Nguồn tài nguyên nước của xã chủ yếu từ các hồđập.
* Tài nguyên rừng.
Tổng sốđất lâm nghiệp của xã hiện có: 1.202,16 ha (Đất trồng rừng sản xuất 1.202,16ha)
Diện tích rừng sản xuất đã giao cho tổ chức hộ gia đình, cá nhân quản lý và sử dụng: 696,49 ha (hộ gia đình, cá nhân 601,46 ha; Công ty lâm nghiệp Sơn Dương: 95,03 ha).
Diện tích rừng chưa giao: 505,97 ha, hiện do UBND xã Tú Thịnh quản lý.
* Tài nguyên khoáng sản.
Trên địa bàn xã một số vị trí có khoáng sản với diện tích như sau: - Khu vực đồi ông Lư có tổng diện tích 0,8hạ
- Khu vực đồi ông Thưởng có tổng diện tích 0,8ha hiện tại đã chuyển sang đất chợ.
- Khu vực đồi Khuôn Hóc có tổng diện tích 0,8hạ - Khu vực Đầm Bùng có tổng diện tích 1,5hạ - Khu vực đồi Giang có tổng diện tích 1,5hạ - Khu vực đồi Mỡ có tổng diện tích 1,5hạ
4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội:Các chỉ tiêu kinh tế - xã hộị
4.1.2.1. Thực trạng phát triển xã hội * Thu nhập:
Thu nhập bình quân đầu người: Năm 2010 đạt: 10,1 triệu đồng.
* Hộ nghèo
Tỷ lệ hộ nghèo: Theo chuẩn nghèo mới (thu nhập < 400.000 đồng/tháng).
Hộ giàu : 179 hộ, chiếm 10,11%. Hộ khá : 453 hộ, chiếm 25,59% Hộ trung bình : 687 hộ, chiếm 38,64% Hộ nghèo : 454 hộ, chiếm 25,66%
Nhận xét: Cơ cấu kinh tế của xã đã chưa đạt tiêu chí nông thôn mớị Thu nhập bình quân đầu người hằng năm có tăng nhưng vẫn ở mức thấp, năm 2010 mới
đạt 12,59 triệu đồng/năm. Tỷ lệ hộ nghèo của xã còn cao 25,66% > tiêu chí nông thôn mới đề ra (10%) do đó cần phải có định hướng phát triển kinh tế đúng đắn nhằm nâng cao thu nhập và từng bước cải thiện đời sống người dân.
* Dân số và dân tộc.
Theo số liệu điều tra tại thời điểm 2011 toàn xã có 1773 hộ; 6834 nhân khẩu phân bố trên 14 thôn.
Trong đó: Nam 3.579 người, Nữ 3.255 ngườị Tỷ lệ tăng dân số là: 1,0%.
Trên địa bàn xã có chủ yếu có 3 dân tộc anh em sinh sống chủ yếu trong đó: Cao Lan chiếm 2,9 %, Kinh 82,23 %, Tày 9,5% còn lại là dân tộc khác chiếm 5,37%.
* Lao động và cơ cấu lao động.
- Lao động trong độ tuổi : 3.970 người, trong đó: + Lao động nam có : 2.044 người chiếm 51,48%. + Lao động nữ có : 1.926 người chiếm 48,52% - Theo ngành sản xuất:
+ Nông nghiệp : 3.480 lao động, chiếm tỷ lệ 87,66 %. + Phi nông nghiệp : 490 người, chiếm 12,34%
- Số lao động đã qua đào tạo (từ sơ cấp 3 tháng trở lên): 200 người, chiếm 21,8% tổng số lao động.
* Về Y tế:
Có 01 Trạm Y tế xã được xây dựng từ những năm 1999, bao gồm các phòng: 01 phòng trực, 01 phòng truyền thông, 01 phòng khám, 01 phòng điều trị, 01 phòng hành chính, 01 phòng dược, 01 phòng thủ thuật, 01 phòng Sản, 01 phòng sau đẻ. Trạm y tế chưa đạt chuẩn theo bộ tiêu chí quốc gia về y tế
xã giai đoạn 2011 - 2020. Vì trạm xá xây dựng đã lâu, hiện nay cơ sở vật chất của trạm đã xuống cấp nặng, không đảm bảo cho công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, cần được đầu tư xây dựng mới để đảm bảo cho việc khám và chữa bệnh ban đầu cho nhân dân.
Về công tác cán bộ Tổng số 06 trong đó Y sỹ 04, Điều dưỡng 01, Nữ
hộ sinh 01 hiện nay trạm y tế chưa có Bác Sỹ.
Số người tham gia Bảo hiểm y tế đạt 61,5% dân số, tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc là 57,8% tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện là 3,7%. Hiện nay trạm y tế chưa đạt chuẩn.
* Về Giáo dục:
Công tác phổ cập giáo dục THCS của xã trong nhiều năm qua đã hoàn thành đạt 100%.
Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học THPT, bổ túc văn hoá và học nghề đạt 97,9 > 75%.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 21,8% > 20%.
* Về văn hóa - xã hội:
Hưởng ứng cuộc vận động toàn dân xây dựng đời sống văn hoá mới cho đến nay có 10/14 thôn đạt danh hiệu “Thôn Văn Hóa”, đạt 71,43%. Trong
đó có 04 thôn chưa đạt thôn văn hóạ Tất cả các thôn đều có bản hương ước về xây dựng đời sống văn hóa tinh thần, ma chay, cưới hỏi góp phần gìn giữ
và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Số thôn đạt danh hiệu "Thôn văn hóa " : 10/14 Tỷ lệ hộđạt gia đình văn hóa : 73,94 % Tỷ lệ người dân tham gia hoạt động TDTT thường xuyên : 35 % Tỷ lệ người dân được phổ biến pháp luật : 65 % Tỷ lệ người dân được phổ biến Khoa học Kỹ thuật : 45,2 % Tỷ lệ đám cưới, đám tang thực hiện nếp sống văn hóa : 80 %
Về phát triển kinh tế trên các lĩnh vực.
Trong những năm gần đây kinh tế xã Tú Thịnh có những bước phát triển đáng kể, đời sống nhân dân được cải thiện cả về vật chất và tinh thần. Ngoài việc chú trọng phát triển nông nghiệp theo hướng chuyên canh sản xuất hàng hóa xã Tú Thịnh còn quan tâm đến việc đẩy mạnh công nghiệp, TTCN, dịch vụ từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân. Tổng thu nhập toàn xã năm 2010 đạt ≈ 12,59 tỷ đồng, bình quân lương thực đầu người đạt 428,4kg/người/năm.
Bảng 4.1. Cơ cấu kinh tế 3 năm gần đây STT Thành phần kinh tế Giá trị năm 2010 (tỷ đồng) Tỷ trọng các ngành kinh tế (%) Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1 Nông nghiệp 46 50 40 40 2 Công nghiệp, TTCN 55 30 40 40 3 Thương mại, dịch vụ 27 20 20 20
Nông nghiệp xã hiện nay chủ yếu phát triển trồng lúa, trồng rừng, nuôi trồng thủy sản và kết hợp với chăn nuôi gia súc gia cầm. Hiện tại xã chưa có khu công nghiệp. Trên địa bàn xã đã hình thành nên các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, tuy nhiên quy mô còn nhỏ lẻ và phân tán.
4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
* Khu vực kinh tế nông nghiệp
Thực trạng phát triển ngành trồng trọt
Trong những năm qua, được sự hướng dẫn về kỹ thuật của phòng Nông nghiệp huyện, dưới sự chỉđạo trực tiếp của UBND xã, người dân Tú Thịnh đã
đưa giống cây trồng có năng suất cao vào trong sản xuất, thực hiện chuyển
đổi cơ cấu cây trồng, mở rộng diện tích đất sản xuất hoa màu, lương thực, năng suất cây trồng đều tăng. Tuy nhiên, mức độ áp dụng các tiến bộ khoa học vào trong sản xuất, còn hạn chế do điều kiện địa hình khó khăn, chưa
được đầu tư thuỷ lợi, chăm bón không theo lịch cụ thể, sản xuất phụ thuộc vào thiên nhiên nên năng suất cây trồng chưa cao, không ổn định; đời sống nhân dân còn khó khăn.
Năng suất của một số cây lương thực thu hoạch được trong năm như sau: + Tổng số diện tích gieo trồng lúa cả năm là 265,59ha, năng suất bình quân đạt 65,2 tạ/hạ
+ Tổng số diện tích trồng ngô cả năm là 105,19ha, năng suất bình quân đạt 47,21 tạ/hạ
+ Tổng số diện tích trồng lạc là 52,3ha, năng suất bình quân đạt 20,43 tạ/hạ
+ Tổng số diện tích trồng khoai lang là 77,1ha, năng suất bình quân
đạt 58,89 tạ/hạ + Tổng số diện tích trồng chè là 325,25ha, năng suất bình quân đạt 54,29 tạ/hạ + Tổng số diện tích trồng một số cây trồng khác là 132,66ha, năng suất bình quân đạt 58,67 tạ/hạ Thực trạng phát triển ngành chăn nuôi
Vật nuôi chính là trâu, bò, lợn, gà, vịt với hình thức nuôi theo hộ gia
đình, quy mô nhỏ, phục vụ sức kéo và thực phẩm tiêu dùng cho nhân dân trong vùng.
Tổng đàn gia súc, gia cầm hiện có trên địa bàn xã: Đàn trâu có 550 con,
đàn bò có 314 con, đàn gia cầm có 45.374 con, đàn lợn 1.992 con.
Chăn nuôi là ngành đem lại hiệu quả kinh tế, năng suất lao động cao, vì vậy trong giai đoạn tới xã cần chú trọng phát triển ngành chăn nuôi để nâng cao thu nhập cho nhân dân trong xã. Đặc biệt chú trọng chăn nuôi theo mô hình tập trung, tránh chăn nuôi thả rông, không đạt hiệu quả, gây ô nhiễm môi trường và phá hoại cây trồng.
Ngành lâm nghiệp
Đất lâm nghiệp có vai trò quan trọng đối với việc phát triển kinh tế hộ
gia đình trên địa bàn xã. Vì vậy, chính quyền địa phương thường xuyên tổ
chức tuyên truyền; thực hiện công tác bảo vệ rừng phòng hộ, phòng cháy, chữa cháy rừng, cương quyết xử lý các vụ lấn chiếm, chặt phá rừng. Công tác bảo vệ rừng được tổ chức thực hiện khá tốt, rừng khoanh nuôi tái sinh được giao khoán cho từng hộ bảo vệ. Việc khai thác rừng sản xuất có kế hoạch hợp lý, nhằm đảm bảo độ che phủ rừng nhưng vẫn đem lại hiệu quả kinh tế caọ Tính đến 01/01/2011, Tú Thịnh có tổng diện tích đất trồng cây lâm nghiệp là 1.202,16 hạ Chủ yếu là cây keo, cây chè và một số cây nguyên liệu khác.
Hàng năm khai thác, trồng bổ sung từ 15 - 20 ha, trồng cây phân tán 30 nghìn câỵ Nâng độ che phủ rừng đất tự nhiên là 17,6% và 100% đất lâm nghiệp.
Mặc dù kinh tế rừng có tiềm năng lớn, diện tích đất có khả năng phát triển lâm nghiệp đều đã có chủ nhưng do thiếu vốn, giống cây, dụng cụ sản xuất nên diện tích đất trống, đồi trọc vẫn còn; các hộ chưa có khả năng mở
rộng đất rừng trồng, chủ yếu vẫn là diện tích rừng tự tái sinh. Trong thời gian tới cần phát triển lâm nghiệp trên địa bàn xã, phát huy lợi thế của vùng để
tăng thu nhập cho các hộ gia đình.
* Khu vực kinh tế CN-TTCN- XDCB
Ngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp của địa phương chủ yếu là cơ khí, sửa chữa thôn Hưng Thịnh với 10 cơ sở có tổng diện tích là 0,495ha và cơ sở
chế biến nông lâm sản tại thôn Cầu Bì và thôn Ngãi Thắng có tổng diện tích hiện tại là 0,06hạ
Về xây dựng cơ sở hạ tầng, trong 5 năm qua: Xã đã tập trung hoàn thiện củng cố hệ thống điện, đường, trường, trạm nhằm phục vụ tốt hơn nữa