Hiến pháp 1992 đặt nền móng cho việc xây dựng chính sách bồi thường thiệt hại & GPMB qua những điều, khoản quy định cụ thể như sau:
- Điều 17: “Đất đaị.. thuộc sở hữu toàn dân”
- Điều 23: “... Trong những trường hợp thật cần thiết vì lí do Quốc phòng - An ninh, lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của cá nhân hoặc tổ chức theo thời giá thị trường”.
Trên cơ sở Hiến pháp 1992, Luật Đất đai 1993 được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 15/10/1993. Với quy định “đất có giá” và người sử
dụng đất có các quyền và nghĩa vụ, đây là sự đổi mới có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác bồi thường thiệt hại & GPMB của Luật Đất đai 1993.
Những quy định về bồi thường thiệt hại & GPMB của Luật đất đai năm 1993 đã thu được những thành tựu quan trọng trong giai đoạn đầu thực hiện, nhưng càng về sau, do sự chuyển biến mau lẹ của tình hình kinh tế - xã hội, nó đã dần mất đi vai trò làm động lực thúc đẩy phát triển. Để tạo điều kiện
đẩy nhanh tốc độ GPMB, đẩy nhanh tiến độ thi công công trình, đồng thời bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất, Luật sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Luật Đất đai đã được thông qua ngày 29/6/2001.
Để cụ thể hoá các quy định của Luật Đất đai năm 1993 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 2001, nhiều văn bản quy định về
chính sách bồi thường GPMB đã được ban hành, bao gồm:
- Nghị định số 90/CP ngày 17/9/1994 của Chính phủ quy định về việc bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích Quốc phòng - An ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
- Nghị định số 22/1998/NĐ - CP ngày 24/4/2004 của Chính phủ về việc bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích Quốc phòng - An ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, thay thế Nghị định số
90/CP nói trên.
- Thông tư 145/1998/TT - BTC ngày 04/11/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 22/1998/ NĐ - CP ngày 24/4/2004 của Chính phủ.
Chính sách bồi thường thiệt hại & GPMB theo quy định của Nghị định số 22/1998/NĐ - CP và Thông tư số 145/1998/TT - BTC đã quy định rõ phạm
vi áp dụng bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất, đối tượng phải bồi thường thiệt hại, đối tượng được bồi thường thiệt hại, phạm vi bồi thường thiệt hại và các chính sách cụ thể về bồi thường thiệt hại về đất, tài sản gắn liền với đất, việc lập khu tái định cư cũng như việc tổ chức thực hiện.
Về phạm vi áp dụng: Chính sách bồi thường thiệt hại & GPMB theo quy định của Nghị định số 22/1998/NĐ - CP và Thông tư số 145/1998/TT - BTC áp dụng chung cho mọi trường hợp bị Nhà nước thu hồi đất. Đây là một
điểm khác so với Nghịđịnh số 90/CP.
Đối tượng phải bồi thường thiệt hại: Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về đất và tài sản cho người có đất bị thu hồi để giao hoặc cho mình thuê.
Đối tượng được bồi thường thiệt hại: Phải là người có quyền sử dụng
đất, người sở hữu tài sản hợp pháp theo quy định của Pháp luật.
Phạm vi bồi thường thiệt hại, gồm:
- Bồi thường thiệt hại vềđất cho toàn bộ diện tích đất bị thu hồị - Bồi thường thiệt hại về tài sản hiện có.
- Trợ cấp đời sống và sản xuất cho những người phải di chuyển chỗ ở, di chuyển địa điểm sản xuất kinh doanh.
- Trả chi phí chuyển đổi nghề nghiệp cho người có đất bị thu hồị
- Trả các chi phí phục vụ trực tiếp cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, di chuyển, giải phóng mặt bằng.
Về nguyên tắc bồi thường thiệt hại về đất: Khi Nhà nước thu hồi đất thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà người có đất bị thu hồi được bồi thường bằng tiền, nhà ở hoặc bằng đất. Khi bồi thường bằng đất hoặc nhà ở mà có sự
chênh lệch về giá trị thì người được bồi thường được nhận hoặc phải trả lại phần chênh lệch giá trịđó bằng tiền.
Về điều kiện được đền bù: Do chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử có nhiều thay đổi và do còn nhiều bất cập trong công tác quản lý, sử dụng đất, Nghịđịnh số 22/1998/NĐ - CP đã quy định rất cụ thể, chi tiết các trường hợp được bồi thường thiệt hại về đất, về tài sản.
Về giá đất để tính bồi thường thiệt hại: Giá đất để tính bồi thường thiệt hại được xác định trên cơ sở giá đất của địa phương ban hành theo quy
định của Chính phủ nhân với hệ số K để đảm bảo giá đất tính bồi thường phù hợp với khả năng sinh lợi và giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở địa phương.
Về chính sách hỗ trợ: Thực tế, khi Nhà nước thu hồi đất của người
đang sử dụng đất ổn định, lâu dài, hậu quả là người dân bị mất đất ở, mất tư
liệu sản xuất, nhiều trường hợp phải di chuyển chỗ ở, đời sống của người bị
thu hồi đất gặp nhiều khó khăn, nên việc thực hiện các chính sách hỗ trợ để
khôi phục thu nhập, cải thiện mức sống của những người bị ảnh hưởng là rất cần thiết. Chính sách hỗ trợ quy định trong Nghị định số 22/1998/NĐ - CP bao gồm:
- Hỗ trợđểổn định sản xuất và đời sống, chi phí đào tạo chuyển nghề. - Trợ cấp ngừng việc cho cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp trong thời gian ngừng sản xuất kinh doanh đến lúc sản xuất kinh doanh trở lại hoạt động bình thường.
- Trợ cấp chi phí di chuyển, hỗ trợ tạo lập chỗ ở mới đối với người
đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước, thưởng tiến độ. - Hỗ trợ cho các đối tượng chính sách.
Về tái định cư: Chính sách tái định cư được đề cập đầy đủ hơn so với các Nghị định trước đó, việc Nhà nước chuẩn bị đủ điều kiện để lập khu tái
định cư (bao gồm quỹ đất, quỹ nhà ở và quỹ tiền mặt) là một phần đảm bảo cho công tác GPMB thực hiện nhanh chóng. Lập khu tái định cư được cụ thể
hoá một chương trình riêng trong Nghị định 22/1998/NĐ - CP, bao gồm quy
định thẩm quyền phê duyệt lập khu tái định cư, điều kiện bắt buộc phải có khu tái định cư, nguyên tắc bố trí đất ở cho các hộ gia đình tại khu tái định cư
và nguồn vốn xây dựng khu tái định cư, ngoài ra còn có một số quy định về
chính sách hỗ trợ lập khu tái định cư, góp phần khôi phục cuộc sống của người dân trong vùng giải toả. Lập khu tái định cư thể hiện chính sách đổi mới của Nhà nước về quan điểm và mục tiêu lấy con người làm trọng tâm trong quá trình bồi thường thiệt hại đối với người bị thu hồi đất.
Nhìn chung, trong thời kỳ 1993 - 2003, chính sách thu hồi đất và bồi thường GPMB đã có những tiến bộ nhằm đáp ứng được yêu cầu phát triển của
đất nước tạ Tuy nhiên, cơ chế bồi thường GPMB khi Nhà nước thu hồi đất trong thời kỳ này vẫn còn một số nhược điểm như sau:
- Vấn đề xác định giá đất để tính bồi thường cho người bị thu hồi đất chưa được quy định theo một chuẩn mực nhất quán, có nhiều quyết định của UBND các tỉnh về giá đất để tính bồi thường còn thiếu sơ sở, giá đất do các
địa phương quy định hầu hết đều thấp hơn giá trên thị trường, người bị thu hồi
đất Nông nghiệp thường chịu thiệt thòi, người bị thu hồi đất Phi nông nghiệp thường được lợị
- Việc thu hồi đất được tiến hành theo dự án, công trình đã được phê duyệt nên người bị thu hồi đất coi đất đang sử dụng vào mục đích Nông nghiệp nhưđất Phi nông nghiệp theo dự án đang triển khai và thường dẫn đến việc so bì giá bồi thường đất với giá đất Phi nông nghiệp.
- Nhà đầu tư dự án, công trình thường phải làm việc với rất nhiều đối tác để thực hiện việc bồi thường thiệt hại & GPMB, có trường hợp phải làm việc với UBND cả ba cấp tỉnh, huyện, xã, làm việc với Ban bồi thường thiệt hại & GPMB và làm việc với người có đất bị thu hồị
- Thu hồi đất nhưng không ưu tiên trả bằng đất mà chủ yếu là trả bằng tiền, nhiều trường hợp phải tái định cư cho người bị thu hồi đất nhưng chưa
được giải quyết thoả đáng, điều kiện của các khu tái định cư không bằng khu dân cưđã thu hồị