Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của thành Phố Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010 - 2013. (Trang 54 - 59)

được kiên cố hóa đạt 57,72%), các cơ sở về điện, thông tin liên lạc và cơ sở giáo dục - đào tạo được đầu tư nâng cấp, các thiết chế văn hóa thể thao dần dần được hoàn thiện; mặt khác vì là xã nằm trong thành phố nên ảnh hưởng lớn của tốc độ đô thị hóa vì vậy dời sống vật chất và tinh thần của người dân ở khu vực nông thôn cũng được nâng lên đáng kể theo sự phát triển chung của thành phố.

4.1.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng * Giao thông * Giao thông

- Tuyến quốc lộ: Trên địa bàn thành phố có 02 tuyên quốc lộ chạy qua; Tuyến Quốc lộ 2 chạy qua trung tâm thành phố, đoạn qua thành phố dài

12,0km; quy mô mặt cắt ngang từ 12 m - 37 m, gồm đoạn đường đô thị và ngoài đô thị, chất lượng mặt đường tốt. Tuyến Quốc lộ 2B nối thành phố Vĩnh Yên với Tam Đảo, đoạn qua thành phố khoảng 4,5km; kết cấu đường nhựa, nền đường rộng trung bình 22 - 36m, chất lượng mặt đường trung bình. Ngoài ra thành pơhố Vĩnh yên còn gần tuyến đường cao tốc Hà nội - Lào cai

- Tuyến đường sắt: Đường sắt chạy qua thành phố có các tuyên Vĩnh Yên - Lào Cai; Vĩnh Yên - Hà Nội (tuyến Hà Nội Lào Cai); tuyến Vĩnh Yên - Đông Anh - Thái Nguyên. Ga đường sắt hiện nay nằm trong trung tâm thành phố, có diện tích 6,5 ha.

- Bến xe: Trên địa bàn thành phố có 01 bến xe vận chuyển hàng hóa và hành khách tại khu vực cửa ngõ phía Đông Nam thành phố có diện tích 1,2ha.

- Giao thông nội thị có đường chính có tổng chiều dài 16,9km và đường khu vực có tổng chiều dài là 24,5km.

Hiện trạng mạng lưới giao thông đô thị của thành phố bao gồm cả đường bộ và đường sắt có khoảng 141,87km; mật độ dường là 2,79km/km2 (tính cả đường sắt là 2,87km/km2, bằng 32% so với nhu cầu cần thiết). Vì vậy cần tập trung hoàn thiện hệ thống giao thông đường nội thị, ưu tiên xây dựng mới; hoàn thiện các đầu mối cửa ngõ gắn kết với hệ thống đường đối ngoại; nghiên cứu đưa vào sử dụng hệ thống giao thông công cộng...

* Thuỷ lợi

Cơ bản đã hoàn thành hệ thống cấp nước của thành phố, đảm bảo cung cấp cho 85% dân số nội thị được sử dụng nước sạch. Nhà máy nước Vĩnh Yên có tổng công suất 22.000 m3

/ngày đêm, trong đó trạm Ngô Quyền với công suất 8.000 m3/ngày đêm; trạm Hợp Thịnh với công suất 14.000 m3

/ngày đêm. Trên thực tế, nhà máy nước Vĩnh Yên cấp nước khoảng 16.000 m3

/ngày đêm, với 17 giếng khoan và 1 nhà máy xử lý chất lượng nước. Công suất nhà máy nước Vĩnh Yên đang được mở rộng, khoan thêm 4 giếng tại khu vực phường Hội Hợp, đưa công suất lên 32.000 m3/ngày đêm.

Đồng thời từng bước hoàn thiện hệ thống cấp nước, thoát nước ở các khu, cụm công nghiệp và khu dân cư tập trung.

Hệ thống thoát nước được đầu tư xây dựng, nhưng nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu. Thực tế thoát nước dựa trên hệ thống sông hồ, có công

trình điều tiết nước, đập tràn Đầm Vạc, song thường xuyên xảy ra úng ngập gây ô nhiễm môi trường, đánh giá là nghiêm trọng.

* Năng lượng

Đã đầu tư nâng cấp, cải tạo hệ thống điện cao thế và các trạm điện trung gian đảm bảo bán điện trực tiếp đến hộ tiêu dùng. Kết cấu hạ tầng với công suất như hiện nay đảm bảo cung cấp đầy đủ điện cho sản xuất và sinh hoạt khu vực thành phố Vĩnh Yên.

Trên địa bàn thành phố có trạm 220 kV được cung cấp điện từ đường dây 220 kV Việt Trì - Sóc Sơn, dây dẫn ACK - 500 dài 66,5km. Trạm 220/110/22kV Vĩnh Yên có công suất 125 MVA, đưa vào khai thác từ tháng 12 năm 2006. Song do phụ tải tăng nhanh, đến tháng 9/2007 trạm Vĩnh Yên đã bị quá tải tới 36%. Tháng 10/2007 trạm Vĩnh Yên đã lắp đặt máy thứ hai, công suất 125 MVA, đưa tổng công suất của trạm Vĩnh Yên lên 250 MVA.

Trạm 110 kV/35/10 Vĩnh Yên công suất 103 MVA (máy 140 MVA, máy 263 MVA), đến nay đã được nâng công suất lên 2x 63 MVA.

Đường dây: Đường dây 35 kV đã được cải tạo. Các tuyến 6 - 10kV được loại bỏ dần thay bằng tuyến 22kV. Đến nay có 2 đường dây 35 kV dài 40km; 2 đường dây 22 kV dài 25km và 2 đường dây 6 kV dài 35km.

Nguồn điện cấp cho thành phố Vĩnh Yên là lưới điện quốc gia thông qua các trạm biến áp trung và hạ thế đảm bảo nhu cầu cung cấp điện cho sản xuất và sinh hoạt; do hệ thống cung cấp điện đã được đầu tư sử dụng lâu ngày nên đến nay đã xuống cấp vì vậy tổn thất điện áp và điện năng lớn (có tuyến tổn thất đến 15%). Lưới 6KV và 35KV được lắp đặt theo nhu cầu phụ tải vì vậy cần phải có quy hoạch để đảm bảo nâng cấp hệ thống điện năng của thành phố.

* Bưu chính viễn thông

Bưu chính viễn thông trên địa bàn thành phố tiếp tục duy trì tốc độ phát triển nhanh với các dịch vụ đa dạng, phong phú và chất lượng cao. Đến nay, trên địa bàn thành phố có 43 trạm BTS, phát triển mới 12 trạm. Các dịch vụ bưu chính viễn thông mới, dịch vụ điện thoại di động đã đáp ứng tốt nhu cầu cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

* Cơ sở văn hoá

Hoạt động văn hoá, thông tin, truyền thanh, thư viện và các hoạt động văn hóa thể thao khác có bước phát triển, đảm bảo phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị của thành phố, đáp ứng nhu cầu văn hóa, tinh thần của nhân dân.

Hoạt động tuyên truyền được thực hiện theo sự hướng dẫn của Thành ủy, tập trung đẩy mạnh tuyên truyền vận động học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tuyên truyền thực hiện quy chế đô thị và xây dựng nếp sống văn minh đô thị. Hoạt động tuyên truyền có những bước đổi mới, nhằm nâng cao dân trí cho nhân dân như tuyên truyền thực hiện pháp luật (luật đất đai), phòng chống dịch bệnh... Đổi mới hình thức hoạt động tuyên truyền như tổ chức hội nghị, phát hành bản tin thành phố, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu và những hình thức tuyên truyền khác.

Công tác quản lý nhà nước về các hoạt động văn hoá, tín ngưỡng - tôn giáo được coi trọng, góp phần hạn chế các hiện tượng vi phạm trong kinh doanh, dịch vụ văn hoá trên địa bàn.

Công tác xây dựng khu phố, làng xã văn hóa ngày càng phát triển và thực hiện tốt các quy định về nếp sống văn minh, gia đình văn hóa. Hoạt động thể dục thể thao trên phạm vi toàn thành phố được tổ chức sôi nổi, từng bước cải thiện đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân.

* Cơ sở Y tế

Hoạt động y tế, dân số gia đình và trẻ em từ thành phố tới các cơ sở được củng cố và tăng cường trên mọi mặt, từ quản lý, chỉ đạo đến thực hiện các chương trình mục tiêu y tế quốc gia, chăm sóc sức khỏe cho người dân.

Cơ sở y tế từ thành phố đến xã, phường tiếp tục được đầu tư và tăng cường. Đến nay đã có 7/9 xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế xã; 9/9 xã, phường được đầu tư đầy đủ các trang thiết bị y tế phục vụ khám chữa bệnh ban đầu; 4/9 trạm y tế có bác sĩ cộng tác. Tỷ lệ bác sĩ/vạn dân tăng từ 4,5% (năm 2008) lên 12% (năm 2013).

Công tác vệ sinh phòng dịch và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được quan tâm. Cơ sở vật chất và chất lượng khám chữa bệnh ngày càng được nâng lên, đáp ứng tốt hơn nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Các

chương trình quốc gia về y tế được triển khai sâu rộng trên phạm vi toàn thành phố đạt kết quả cao.

Công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình được triển khai rộng khắp và thường xuyên, góp phần giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên, nâng cao chất lượng dân số. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2011 là 1,62% đã giảm xuống 1,55 năm 2012 và giảm xuống 1,51% năm 2013.

Công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em được quan tâm thường xuyên, nhiều các hoạt động bảo vệ chăm sóc trẻ em mang lại kết quả thiết thực như xây dựng tháng hành động vì trẻ em, xây dựng và phát động quỹ bảo trợ trẻ em, tổ chức khám và phát thuốc miễn phí... Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm từ 18,5% năm 2008 xuống còn 15% năm 2013.

* Cơ sở Giáo dục - Đào tạo

Sự nghiệp giáo dục - đào tạo giai đoạn 2008 - 2013 có bước phát triển nhanh và toàn diện, thu được những kết quả khả quan trên nhiều mặt cả về quy mô, loại hình, số lượng trường lớp. Tiếp tục thực hiện đa dạng hoá các loại hình giáo dục - đào tạo và thực hiện xã hội hoá giáo dục được duy trì, đảm bảo đúng các quy định của Nhà nước. Các hình thức đào tạo đa dạng đã thu hút hàng nghìn người học nghề, ngoại ngữ và tin học. Trình độ dân trí được nâng lên rõ rệt.

- Hệ thống giáo dục mầm non ngày càng phát triển về cả quy mô, chất lượng, cơ sở vật chất; năm 2013 có 112 nhà trẻ, nhóm trẻ với 1.480 cháu. Các loại hình giáo dục bán công, công lập và tư thục cần được phát triển theo hướng chất lượng.

- Hệ thống giáo dục phổ thông đã được thành phố quan tâm đầu tư. Thành phố đã và đang triển khai các Đề án xây dựng kiên cố phòng học, nhà điều hành, phòng học bộ môn, phòng thư viện, phòng truyền thống các trường tiểu học, trung học cơ sở và khu trung tâm các trường mầm non. Năm 2013 số trường phổ thông có 20 trường, có 371 lớp học với 11.739 học sinh. Chất lượng giáo dục toàn diện ở các ngành học, bậc học đã có những chuyển biến tích cực rõ rệt. Tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp, đạt giải qua các kỳ thi ngày càng tăng. Trong các năm học từ 2008 đến nay có nhiều học sinh đạt giải

cao của tỉnh, quốc gia và quốc tế. Đội ngũ giáo viên tăng cả về số lượng và chất lượng, hiện nay trình độ đạt chuẩn trở lên của giáo viên các ngành học là 98,33%.

- Giáo dục chuyên nghiệp và giáo dục thường xuyên ngày càng được chú trọng. Các loại hình giáo dục ngoài công lập và loại hình giáo dục dạy nghề đã góp phần giảm tải sức ép học sinh vào các trường công lập.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác giáo dục cũng còn những hạn chế như về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đồ dùng dạy học còn thiếu; chất lượng giáo dục chưa đồng đều giữa các phường, xã; công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia ở các ngành học, công tác phổ cập giáo dục trung học còn chậm so với kế hoạch đề ra.

* Cơ sở thể dục - thể thao

Hoạt động thể dục thể thao của thành phố Vĩnh Yên được quan tâm phát triển. UBND thành phố đã xây dựng Đề án phát triển mạng lưới thiết chế văn hóa thể thao và các điểm vui chơi giải trí giai đoạn 2010 - 2013, trong đó tập trung vào việc đào tạo nguồn vận động viên từ cơ sở, phát triển các câu lạc bộ thể thao quần chúng, đẩy mạnh và nâng cao tỷ lệ hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình thể thao; đồng thời tích cực chỉ đạo các xã, phường dành quỹ đất cho thể thao, xây dựng các điểm vui chơi giải trí...

Phong trào thể dục thể thao quần chúng đã thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Các môn thể thao mũi nhọn như quần vợt, Pencat silat, Wushu... được chú trọng đầu tư và đạt được nhiều thành tích cao trong thi đấu. Cơ sở vật chất như: sân chơi, bãi tập, nhà thi đấu, phương tiện, dụng cụ thể thao được tăng cường, đầu tư, đáp ứng nhu cầu luyện tập của vận động viên và nhân dân.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của thành Phố Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010 - 2013. (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)