Thực trạng môi trường

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của thành Phố Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010 - 2013. (Trang 43 - 47)

- Môi trường không khí của thành phố nhìn chung là trong lành, nhiều chỉ tiêu thấp hơn tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên, khu vực ô nhiễm chỉ là cục bộ, có tính thời gian trong xây dựng các khu đô thị, khu công nghiệp và một số làng nghề trên địa bàn, có tác động xấu đối với sức khoẻ con người, ảnh hưởng xấu đến các hệ sinh thái và gây biến đổi khí hậu. Tốc độ công nghiệp hoá mạnh và việc đô thị hoá nhanh càng làm tăng thêm các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí.

(Nguồn: Trung tâm môi trường - Sở môi trường Vĩnh Phúc)

Hình 4.2. Sơđồ quan trắc môi trường

Môi trường không khí ở thành phố Vĩnh Yên cũng đang bị ô nhiễm ngày càng tăng theo thời gian. Theo kết quả quan trắc môi trường năm 2008 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc, tại thành phố Vĩnh Yên có 4/4 vị trí quan trắc có nồng độ bụi trong không khí vượt tiêu chuẩn cho phép (TCCP) từ 1 đến 1,36 lần; có 1/4 vị trí quan trắc có thông số tiếng ồn vượt TCCP từ 1,04 lần; có 2/4 vị trí quan trắc có nồng độ khí NO2 vượt TCCP từ 1,25 đến 1,46 lần. Các thông số ô nhiễm khác như CO2, SO2, bụi chì nằm trong giới hạn cho phép.

Bảng 4.1. Chỉ tiêu về chất lượng môi trường không khí

Đơn vị K1 K2 K3 K4 TCVN 5949

Bụi mg/m3 0,12 0,29 0,19 0,34 0,3

NO2 mg/m3 0,019 0,027 0,023 0,017 0,2

CO mg/m3 4,9 5,6 5,1 4,3 30

Tiếng ồn dBA 57 73,8 62,4 75,8 75

(Nguồn: Quy hoạch chung xây dựng đô thị tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050).

Các hoạt động sản xuất công nghiệp luôn là một trong những nguồn thải gây ô nhiễm môi trường không khí rất lớn, đặc biệt đối với việc phát thải các khí như SO2, NO2, CO2. Đối với khu vực sản xuất công nghiệp, theo kết quả quan trắc của Sở Tài nguyên và Môi trường năm 2008, cho thấy:

Khu công nghiệp Khai Quang có 1/1 vị trí quan trắc có nồng độ Bụi lơ lửng vượt TCCP từ 1 đến 1,23 lần; tiếng ồn dao động trong khoảng từ 63,3 đến 76 dBA vượt TCCP hơn 1 lần; các thông số ô nhiễm về khí thải đều nằm trong giới hạn cho phép.

Ngoài ra, ở khu vực nông thôn các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí chủ yếu do hoạt động giao thông, xây dựng, chăn nuôi, khí thải độc hại của các làng nghề và một số cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp nhỏ lẻ nằm trong khu dân cư... cũng phần nào ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất vài sống của nhân dân.

- Môi trường nước mặt của thành phố Vĩnh Yên tập trung chủ yếu ở hồ Đầm Vạc và lưu vực các sông cũng đã bị ô nhiễm.

Bảng 4.2. Chỉ tiêu chất lượng nước mặt thành phố Vĩnh Yên

M1 M2 M3 M4 M5 M6 M7 M8 TCVN 5942 - 1995(B) BOD5 57,9 41,3 58,54 35,47 69,68 49,35 41,41 35,52 <25 COD 93,5 83,6 92,92 73,99 100,4 104,9 78,17 69,43 <25 TSS 68 117 59 116 31 108 43 128 80 NO2 0,04 0,02 0,105 0,067 0,041 0,022 0,174 0,047 0,05 NH4+ 2,17 1,33 2,486 1,743 2,658 1,679 3,13 1,892 1 Colìorm (MPN/100 ml) 6.700 5.200 7.900 6.300 7.000 6.300 12.000 6.800 10.000

(Nguồn: Trung tâm tài nguyên và Bảo vệ môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Phúc)

Đầm Vạc có nhiều chỉ tiêu đã bị ô nhiễm gấp 1,15 - 2,5 lần so với tiêu chuẩn cho phép theo TCVN 5942-1995; nguyên nhân là do nhiều nguồn nước thải chưa qua xử lý đổ vào Đầm Vạc.

(Nguồn: QH chung XD đô thị tỉnh Vĩnh Phúc đến 2030 và tầm nhìn đến năm 2050)

Hình 4.3. Sơđồ quan trắc nước mặt

Sông Cà Lồ ô nhiễm do nước thải từ các khu công nghiệp, cụm công nghiệp xử lý chưa đảm bảo tiêu chuẩn đã thải ra sông.

Sông Phan bị ô nhiễm về các chất hữu cơ và chất rắn lơ lửng; nồng độ BOD5 vượt từ 1,97 đến 2,28 lần; COD vượt từ 2,69 đến 2,82 lần; Amoni vượt từ 1,23 đến 1,6 lần. Chỉ có điểm quan trắc ở cầu Tề Lỗ có nồng độ Nitơrit vượt TCCP từ 1,1 đến 1,4 lần so với tiêu chuẩn TCVN 5942 - 1995, cột B.

Sông Phó Đáy mức độ ô nhiễm không cao như sông Phan, nhưng ở một số điểm quan trắc đã bị ô nhiễm chất hữu cơ, amôni; như nồng độ BOD5 vượt từ 1,09 đến 2,34 lần; COD vượt trên 2,25 đến 2,78; Amoni vượt TCCP từ 2,94 đến 3,16 lần so với tiêu chuẩn TCVN 5942 - 1995, cột B.

- Môi trường nước ngầm theo kết quả quan trắc cho thấy có hiện tượng sụt giảm mực nước ngầm trung bình trong giai đoạn 2000 - 2009 hạ hấp khoảng 0,13m/năm. Nồng độ Pb trong nước giếng dân cư phường Khai

Quang vượt TCCP 1,06 lần, phường Liên Bảo vượt 1,14 lần. Các kim loại nặng khác như As, Cd, Hg, Mn, Zn... tại các vị trí quan sát đều nằm trong giới hạn cho phép.

- Môi trường đất hiện nay đang bị tác động mạnh và có chiều hướng suy giảm, nguyên nhân chủ yếu từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp, sử dụng không hợp lý thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và hoạt động công nghiệp dịch vụ. Kết quả phân tích cho thấy 100% số mẫu đều xuất hiện nồng độ dư lượng thuốc bảo vệ thực vật gốc clo hữu cơ. Với tính chất có khả năng tồn lưu, tích luỹ rất lâu trong đất, đặc biệt là trong đất nông nghiệp thâm canh lúa, rau, hoa màu. Vì vậy, về lâu dài sẽ tác động gián tiếp đến sức khoẻ của con người không chỉ qua sản phẩm nông nghiệp mà còn có thể tiếp tục thẩm thấu qua nguồn nước mặt, nước ngầm gây ô nhiễm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của cộng đồng. Mặt khác, hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu trong đất, nước cũng có tác động rất lớn đến môi trường sinh thái trong đất, làm cho chất hữu cơ không được phân huỷ, đất sẽ nghèo dinh dưỡng và dẫn đến suy thoái...; dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu trong đất tại khu vực trồng lúa thành phố Vĩnh Yên là 1,84.10-3, một số kim loại nặng như Cd, Pb dao động trong khoảng 0,3- 0,54mg/kg.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của thành Phố Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010 - 2013. (Trang 43 - 47)