Giai đoạn thực thi CSTT theo hướng thắt chặt: Từ cuối năm 2009 đến nay

Một phần của tài liệu ngân hàng nhà nước việt nam và chính sách tiền tệ quốc gia (Trang 56 - 58)

đến nay62

Trước diễn biến trong tình hình mới, cuối năm 2009, Chính phủ đã có chỉ thị số 2008/CT-TTg ngày 01/12/2009 về tăng cường thực hiện các giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, bình ổn thị trường. Theo đó “Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ động điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ, sử dụng có hiệu quả các công cụ lãi suất, tỷ giá, để giữ ổn định thị trường tiền tệ và an toàn hệ thống, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô; hướng dẫn và chỉ đạo các ngân hàng thương mại bảo đảm nguồn vốn, đơn giản thủ tục để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất, chủ trang trại hợp tác xã và cá nhân vay vốn sản xuất kinh doanh.

Thực hiện Nghị quyết số 36/2009/NQ-QH12 ngày 6/11/2009, sang năm 2010, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 03/2010/NQ-CP ngày 15/01/2010 về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách Nhà nước 2010. Mục tiêu kinh tế tổng quát nước ta được chuyển từ “ngăn ngừa suy giảm kinh tế 2009’ sang “nỗ lực phục hồi tốc độ tăng trưởng kinh tế, đạt mức cao hơn năm 2009, tăng tính ổn định kinh tế vĩ mô; nâng cao tốc độ tăng trưởng; ngăn chặn lạm phát trở lại; tăng khả năng đảm bảo an sinh xã hội”

Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, NHNN Việt Nam đã điều hành CSTT chủ động linh hoạt và thận trọng nhằm kiểm soát gia tăng tiền tệ ở mức hợp lý, lãi suất và tỷ giá phù hợp với các cân đối kinh tế vĩ mô, ổn định dự trữ bắt buộc bảo đảm thanh khoản cho hệ thống ngân hàng, hỗ trợ thanh khoản cho nền kinh tế phù hợp với Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ.

Công cụ tái cấp vốn: Nhìn chung, vào cuối năm 2009 và đầu 2010 vốn khả dụng của NHTM đều có dư thừa. Vào những tháng cuối năm 2009, một số NHTM gặp khó khăn về thanh khoản trong dịp tết nguyên đán Canh Dần, NHNN thực hiện cho vay theo hồ sơ tín dụng và cầm cố các GTCG với thời hạn ngắn để hỗ trợ thanh khoản và mở rộng tín dụng. Nhưng sau dịp tết nguyên đán Canh Dần do tiền gửi của dân cư vào hệ thống ngân hàng tăng lên và số tiền cung ứng này NHNN đã thu về, ít tác động đến lạm phát.

Công cụ lãi suất: Cuối năm 2009, kinh tế đã có phục hồi và để chủ động phòng ngừa lạm phát quay trở lại. Tại phiên họp thường kỳ tháng 11/2009 Chính phủ đã quyết định ngừng chương trình hỗ trợ lãi suất ngắn hạn vào cuối năm 2009 cho đến nay. Theo Quyết định số 2665/QĐ-NHNN ngày 25/11/2009, NHNN đã bắt đầu thực

62

hiện một bước CSTT thắt chặt điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản từ 7% lên 8%/nămáp dụng từ đầu tháng 12/2009. Lãi suất tái cấp vốn đối với các TCTD cũng điều chỉnh tăng từ 7% lên 8%/năm và lãi suất tái chiết khấu tăng từ 5% lên 6%/năm63.

Việc đáp ứng các nhu cầu vốn phục vụ kinh doanh bất động sản, đầu tư chứng khoán hay cho vay tiêu dùng, kinh doanh theo đó sẽ bị kiểm soát chặt chẽ hơn so với thời gian trước, thông qua việc NHNN đã ban hành văn bản số 8883/NHNN-CSTT ngày 12/11/2009.

Sang những tháng đầu năm 2010 lãi suất được giữ ổn định. NHNN đã cho phép các ngân hàng cho vay đối với các tổ chức, cá nhân theo lãi suất thoả thuận trên cơ sở nhu cầu vốn trên thị trường, mức độ tín nhiệm đối với khách hàng vay64. Như vậy, với cơ chế lãi suất thỏa thuận cho thấy tình hình tài chính tiền tệ nước ta bước đầu đã được ổn định, NHNN đã giảm dần sự can thiệp vào cơ chế lãi suất của các ngân hàng, nâng cao quyền tự chủ của mình trong kinh doanh.

Công cụ tỷ giá hối đoái: Do tác động bất lợi của suy thoái kinh tế toàn cầu đến luồng ngoại tệ, ngày 26 tháng 11 năm 2009, NHNN đã chủ động linh hoạt giảm lại biên độ giao dịch tỷ giá từ +-5%/năm xuống +-3%/năm, kết hợp quy định tỷ giá sàn nâng lên 17.422 đồng/USD và tỷ giá trần 18.500 đồng/USD, điều chỉnh tăng mạnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng lên 17.691 VND/USD65 tạo nhiều thuận lợi cho việc tăng cường xuất khẩu hạn chế nhập khẩu.

Sang năm 2010, trước tình hình thanh khoản ngoại tệ trên thị trường cải thiện chậm, nhằm cân đối hoài hoà cung – cầu ngoại tệ, góp phần kiểm soát nhập siêu và ổn định kinh tế vĩ mô, ngày 12/02/2010 NHNN đã ban hành Thông tư số 03/2010/TT- NHNN quy định mức lãi suất tiền gửi tối đa bằng đô la Mỹ của tổ chức kinh tế tại TCTD là 1%/năm để hạn chế tình trạng nắm giữ ngoại tệ, và quyết định điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng áp dụng cho ngày 11/02/2020 là 18.544 đồng/USD nhằm khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu.

Công cụ dự trữ bắt buộc: Điều chỉnh giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ từ 7% xuống 4% đối với kỳ hạn dưới 12 tháng, và từ 3% xuống 2%66 đối với kỳ hạn trên 12 tháng làm tăng nguồn vốn cho vay, giảm chi phí huy động vốn cho TCTD.

Công cụ nghiệp vụ thị trường mở: Thực hiện nghiệp vụ thị trường mở 2 phiên/ngày, kéo dài thời hạn chào mua GTCG từ 14 lên 28 ngày.

63

Phụ lục số 1, 2 và 3 64

Thông tư số 07/2010/TT-NHNN ngày 26/02/2010 quy định về cho vay bằng đồng Việt Nam theo lãi suất thoả thuận của TCTD đối với khách hàng

65

Phụ lục số 6 66

Bên cạnh sử dụng các công cụ trên, NHNN đã cho phép các doanh nghiệp được nhập khẩu vàng do giá vàng trong nước vẫn cao hơn giá vàng thế giới để bình ổn giá vàng trong nước. Cụ thể ngày 24/02/2010, NHNN đã cho phép công ty SJC nhập khẩu sáu tấn vàng. Đồng thời, NHNN, thực hiện điều chỉnh giá vàng quy đổi sát với giá vàng thế giới để tránh tình trạng nhập lậu vàng.

Nhìn chung, trong những tháng cuối năm 2009 đến nay, trên cơ sở bám sát các mục tiêu và giải pháp của Chính phủ, NHNN đã thực thi CSTT bước đầu thắt chặt vào những tháng cuối năm 2009 nhằm hướng tới mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô do Quốc hội và Chính phủ đề ra. NHNN thực hiện kiểm soát tín dụng kiềm chế lạm phát quay lại. Sang những tháng đầu năm 2010 CSTT được giữ ở thế ổn định và cân bằng. Lãi suất cơ bản vẫn giữ mức 8%/năm, lãi suất tái cấp vốn là 8%/năm và lãi suất chiết khấu giữ mức 6%/năm; điều chỉnh linh hoạt tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng tăng hoặc giảm ở mức độ hợp lý, phù hợp với tín hiệu của thị trường, có sự điều tiết của nhà nước, đảm bảo mục tiêu ổn định giá trị tiền VND. Những tháng đầu năm 2010, tình hình tài chính, tiền tệ về cơ bản ổn định, nền kinh tế có xu hướng phục hồi và tăng trưởng góp phần thực hiện các chỉ tiêu chung của đất nước là tăng trưởng GDP năm 2010 là 6,5% và chỉ số giá tiêu dùng tăng không quá 7% theo Nghị quyết số 36/NQ- QH12 ngày 6/11/2009 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2010.

Một phần của tài liệu ngân hàng nhà nước việt nam và chính sách tiền tệ quốc gia (Trang 56 - 58)