Nghiệp vụ thị trường mở là công cụ điều hàng CSTT gián tiếp, được hầu hết các ngân hàng trung ương trên thế giới sử dụng để điều tiết dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng trong hệ thống ngân hàng một cách linh hoạt, nhanh chóng và hiệu quả nhằm thực hiện CSTT quốc gia. Công cụ ngiệp vụ thị trường mở được áp dung tại Việt Nam năm 200043. Đến tháng 7/2000, thì phiên giao dịch đầu tiên của thị trường mở Việt Nam đã thực hiện thành công, đánh dấu bước phát triển mới cho cơ chế điều hành CSTT Việt Nam.
Theo Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:
“nghiệp vụ thị trường mở là nghiệp vụ mua, bán ngắn hạn các giấy tờ có giá do Ngân hàng Nhà nước thực hiện trên thị trường tiền tệ để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia”44.
Nghiệp vụ thị trường mở là một trong những công cụ thực hiện CSTT quốc gia của Ngân hàng nước. Các hoạt động của nghiệp vị thị trường mở có ảnh hưởng trực tiếp đến dự trữ của các TCTD và ảnh hưởng gián tiếp đến lãi suất trên thị trường.
Theo đó, ta có thể rút ra đặc điểm của nghiệp vụ thị trường mở như sau:
Nghiệp vụ thị trường mở là một bộ phận của Thị trường tiền tệ, là thị trường của các giao dịch vốn ngắn hạn.
Nghiệp vụ thị trường mở là nghiệp vụ mua, bán các giấy tờ có giá ngắn hạn giữa NHNN với các TCTD, trong đó NHNN giữ vai trò là người điều hành hoạt động của thị trường.
- Các loại GTCG gọi chung là hàng hoá được mua, bán trên thị trường mở phải phù hợp với mục tiêu hoạt động và yêu cầu hoạt động của NHNN.
43
Theo Quyết định số 85/2000/QĐ-NHNN14 ngày 9/03/2000 của Thống đốc NHNN Việt Nam 44
Thông thường, Ngân hàng Trung ương ở các nước sử dụng nhiều loại giấy tờ có giá khác nhau trên thị trường mở đó là: trái phiếu, tín phiếu kho bạc, tín phiếu Ngân hàng Trung ương, chứng chỉ tiền gửi…Tuy nhiên, ở hầu hết các nước, Ngân hàng Trung thường thực hiện nghiệp vụ thị trường mở bằng chứng khoán kho bạc nhà nước bởi vì chúng có tính thanh khoản cao, dễ chuyển đổi trên thị trường và do đó dễ được các bên chấp nhận trong giao dịch. Tính thanh khoản là chỉ mức độ mà một vài tài sản bất kỳ trên thị trường mà không làm ảnh hưởng đến giá thị trường của tài sản đó. Ví dụ, chứng khoán có khả năng đổi thành tiền mặt dễ dàng, thuận tiện cho việc thanh toán hay chi tiêu.
Ở Việt Nam, trước đây NHNN thực hiện nghiệp vụ thị trường mở thông qua mua bán tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước và các loại giấy tờ có giá ngắn hạn khác trên thị trường tiền tệ để thực hiện CSTT quốc gia45. Đến luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các giấy tờ có giá (tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước…)46đều là đối tượng để NHNN Việt Nam thực hiện nghiệp vụ thị trường mở thông qua việc mua bán các loại giấy tờ có giá này. Việc điều chỉnh này sẽ giúp cho NHNN chủ động hơn trong việc xây dựng CSTT quốc gia trong từng thời kỳ. Có thể nói trong giai đoạn hiện nay, việc áp dụng nghiệp vụ thị trường mở có ý nghĩa vô cùng quan trọng, có tính cấp thiết cao nhằm tạo ra sự chuyển biến mới trong điều hành CSTT của NHNN dựa trên các quan hệ thị trường, là một trong những nhân tố thúc đẩy sự phát triển của thị trường tiền tệ, qua đó đảm bảo sự phân bổ nguồn vốn hợp lý, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế của một quốc gia.
Hiện nay, các loại hàng hoá quy định được mua bán trên thị trường mở bao gồm những loại GTCG được phép chiết khấu, tái chiết khấu vá cho vay cầm cố giữa NHNN với các TCTD.
Điều kiện chung để các GTCG trên được tham gia vào giao dịch trên thị trường mở là: được lưu ký tại NHNN, thuộc quyền sở hữu hợp pháp của các TCTD và tổ chức phát hành không được sử dụng các loại GTCG do tổ chức đó phát hành để tham gia giao dịch với ngân hàng Nhà nước47. Thời hạn còn lại của GTCG tối đa là 91 ngày (đối với trường hợp mua, bán hẳn) và phải dài hơn thời hạn mua, bán (đối với trường hợp mua, bán có kỳ hạn). Riêng điều kiện đối với Trái phiếu Chính phủ do Ngân hàng Phát triển Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ chỉ định phát hành, trái phiếu do
45
Điều 21 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 1997. 46
Điều 21 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 47
Khoản 2 Điều 1 Quyết định số 11/2010/QĐ-NHNN về danh mục các giấy tờ có giá được sử dụng trong các giao dịch của Ngân hàng Nhà nước.
Chính phủ bảo lãnh và Trái phiếu chính quyền địa phương do Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội và Uỷ ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh phát hành, chỉ được sử dụng trong các giao dịc mua bán có kỳ hạn48.
- Các thành viên tham gia giao dịch nghiệp vụ thị trường mở bao gồm NHNN và các TCTD được thành lập và hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng có đủ điều kiện theo quy định.
+ NHNN Việt Nam tham gia giao dịch với tư cách là chủ thể quản lý, điều hành vừa là thành viên tham gia giao dịch trên nghiệp vụ thị trường mở.
Tham gia với tư cách là chủ thể quản lý, điều hành, NHNN ban hành quy chế hoạt động thị trường mở, là cơ quan xem xét và cấp giấy công nhận là thành viên cho các TCTD đủ điều kiện quy định. Tổ chức hoạt động giao dịch mua, bán các GTCG trên thị trường, đảm bảo an toàn chính xác, đảm bảo quyền lợi cho các thành viên tham gia. Để thực hiện được hoạt động quản lý của mình, NHNN Việt Nam thành lập Ban Điều hành nghiệp vụ thị trường mở (gồm 1 Trưởng ban, 2 Phó trưởng ban, 3 thành viên và 2 thư ký) do Phó thống đốc làm trưởng ban, có nhiệm vụ phân tích các thông tin về tình hình dự báo vốn khả dụng của các TCTD, tình hình mua bán GTCG trong từng thời kỳ, chỉ số lạm phát, lãi suất cho vay của nền kinh tế…từ đó quyết định phương thức, khối lượng, lãi suất… trong các phiên giao dịch của nghiệp vụ thị trường mở.
Tham gia với tư cách là thành viên, NHNN tham gia giao dịch mua, bán trực tiếp GTCG với các TCTD, nhưng việc mua bán này không nhằm mục tiêu lợi nhuận mà vì các mục tiêu của CSTT quốc gia. Chính vì vậy, NHNN có thể chủ động trong khi thực hiện các nghiệp vụ của mình, cần mua các GTCG để gia tăng khối tiền cung ứng, hoặc cần bán các GTCG để làm giảm lượng tiền cung ứng cho lưu thông của nền kinh tế.
+ Các TCTD tham gia mua, bán GTCG trên nghiệp vụ thị trường mở được NHNN công nhận là thành viên cần có các điều kiện sau:49
Có tài khoản tiền gửi tại NHNN (Sở Giao dịch NHNN hoặc chi nhánh NHNN tại tỉnh, thành phố)
48
Điều 2 Quyết định số 11/2010/QĐ-NHNN về danh mục các giấy tờ có giá được sử dụng trong các giao dịch của Ngân hàng Nhà nước.
49
Quyết định số 27/2008/QĐ-NHNN ngày 30/9/2008 của Thống đốc NHNN về việc sửa đổi bổ sung một số điều Quy chế nghiệp vụ thị trường mở ban hành kèm theo quyết định só 01/2007/QĐ-NHNN ngày 5/01/2207 của Thống đốc NHNN (sau đây gọi tắt là quyết định số 27/2008).
Có đủ phương tiện cần thiết để tham gia nghiệp vụ thị trường mở, bao gồm máy FAX, máy vi tính kết nối mạng internet
Có giấy đăng ký tham gia nghiệp vụ thị trường mở.
Phương thức giao dịch trên thị trường mở, tuỳ theo mục tiêu cụ của CSTT mà ngân hàng trung ương sẽ mua GTCG của các TCTD để tăng cung ứng tiền và ngược lại sẽ bán GTCG cho các TCTD để rút tiền về. Có 2 phương thức giao dịch được NHNN Việt Nam áp dụng đó là:
Giao dịch có kỳ hạn, theo đó NHNN bán GTCG có cam kết sẽ mua lại sau một thời gian nhất định và GTCG do các TCTD bán cho NHNH có cam kết sẽ mua lại sau một thời gian nhất định theo yêu cầu của NHNN. Hình thức giao dịch này áp dụng cho mục tiêu tạm thời nhằm thay đổi cơ cấu tiền tệ, tạo điều kiện cho các TCTD linh hoạt hơn trong điều chỉnh cơ cấu dự trữ để phục vụ tốt hơn cho nhu cầu kinh doanh.
Giao dịch không hoàn lại. Theo đó, NHNN sẽ mua hoặc bán hết thời hạn còn lại của GTCG. Hình thức này áp dụng khi các mục tiêu của CSTT đã được xác định cụ thể, chẳng hạn như nền kinh tế đang bị lạm phát cao để tác động làm giảm khối tiền trong nền kinh tế, NHNN sẽ bán hẳn các GTCG. Ngược lại, NHNN sẽ mua hẳn GTCG để bom tiền khi nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái. Ban điều hành nghiệp vụ thị trường mở quyết định mỗi phiên giao dịch chỉ áp dụng một trong các phương giao dịch trên.
Ngân hàng Nhà nước thực hiện các hoạt động mua, bán các GTCG sẽ gây những tác động trực tiếp đến dự trữ của các TCTD và ảnh hưởng gián tiếp đến lãi suất trên thị trường.
Thứ nhất, tác động trực tiếp đến dự trữ của các TCTD, Khi NHNN tiến hành mua hoặc bán các GTCG sẽ làm tăng hoặc giảm dự trữ của TCTD. Theo đó, nếu NHNN thực hiện các hoạt động mua vào GTCG, một lượng tiền mặt được cung cấp, làm tăng khối tiền của các TCTD và do đó số tiền dự trữ tại NHNN cũng sẽ tăng lên tương ứng. Ngược lại, nếu như mua vào thì làm giảm khối tiền xuống kéo theo mức dự trự giảm xuống.
Thứ hai, tác động gián tiếp đến lãi suất trên thị trường, khi mức dự trữ của các TCTD có sự thay đổi tăng, giảm nó sẽ tác động cung cầu vốn trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng, làm lãi suất trên thị trường này thay đổi tăng giảm theo, sự thay đổi mức lãi suất ngắn hạn trên thị trường này, thông qua dự đoán của thị trường và các hoạt động kinh doanh trên lệch lãi suất, sẽ truyền tác động đến lãi suất trung và dài hạn trên thị trường tiền tệ.
Tóm lại, để thực hiện CSTT thắt chặt, NHNN sẽ thực hiện các hoạt động bán ra các GTCG trên thị trường mở để rút tiền từ lưu thông về, làm giảm khối tiền trong hệ thống các TCTD, làm thu hẹp khả năng cho vay cung ứng tiền tệ cho nền kinh tế. Ngược lại, để thực hiện CSTT theo hướng mở rộng, NHNN sẽ mua vào các GTCG để bom tiền vào lưu thông, hệ thống các TCTD được cung cấp thêm tiền tệ, tăng cường cho vay tiếp vốn cho nhu cầu của nền kinh tế.
So với các công cụ khác của CSTT, công cụ nghiệp vụ thị trường mở có nhiều ưu điểm. Nghiệp vụ thị trường mở là công cu chủ động của CSTT, NHNN có thể tiến hành mua bán các GTCG mà không phải phụ thuộc vào nhu cầu của các TCTD, từ đó nó cho phép NHNN tạo ra những biến động có khả năng hướng dẫn xu hướng thị trường trên cơ sở dự báo vốn khả dụng. Khả năng sử dụng công cụ này hơn hẳn công cụ chiết khấu. Ở công cụ chiết khấu, NHNN chỉ có thể khuyết khích hoặc hạn chế mức chiết khấu mà không kiểm soát nhu cầu cần phải chiết khấu của TCTD.
Đồng thời, công cụ nghiệp vụ thị trường mở có tác động nhanh chóng, chính xác, linh hoạt. Thể hiện NHNN có thể hoàn thành nhanh chóng ít bị ảnh hưởng bởi các thủ tục hành chính. Linh hoạt về khối lượng cũng như về kỳ hạn giao dịch. NHNN có thể điều chỉnh vốn khả dụng của TCTD ở quy mô lớn hay nhỏ với kỳ hạn dài hay ngắn tuỳ theo quyết định mua, bán nhiều hay ít và thời hạn mua. Tính linh hoạt thể hiện khi có một sai lầm xảy ra trong lúc tiến hành nghiệp vụ thị trường mở, thì NHNN có thể lập tức sửa chữa sai lầm đó bằng cách đảo ngược lại việc sử dụng công cụ đó.
Ngoài các công cụ tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thi trường mở để điều hành CSTT, Ngân hàng Nhà nước còn sử dụng một số công cụ khác như: tăng cường hoạt động thanh tra giám sát, can thiệp thị trường vàng và ngoại tệ. Tuy nhiên các công cụ này chỉ mang tính chất mệnh lệnh hành chính và tuỳ vào tình hình cụ thể, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định áp dụng.
Thứ nhất, tăng cường hoạt động thanh tra giám sát.
Trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình như việc thực hiện tăng cường công tác thanh toán, kiểm soát mọi mặt hoạt động của hệ thống Ngân hàng trung gian. Đây là hoạt động có ý nghĩa rất quan trọng, bởi vì các TCTD là những đơn vị hoạt động kinh doanh, với mục đích lợi nhuận. Nếu không thanh tra, kiểm soát các mặt hoạt động của các đối tượng này, thì có nguy cơ rất lớn do sự vi phạm cơ chế, chính sách và pháp luật của các đơn vị kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. Không kiểm tra giám sát, không kịp thời uống nắn những sai phạm sẽ làm cho hệ thống tài chính rối loạn. Tuy nhiên, việc thanh tra kiểm soát của NHNN phải tạo điều kiện và
khuyến khích các NHTM và các tổ chức tín dụng hoạt động kinh doanh năng động và có hiệu quả.
Thứ hai, canthiệp vào thị trường vàng và ngoại tệ
Đây là biện pháp và là công cụ của NHNN khi thị trường ngoại hối có biến động bất thường gây ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu – nhập khẩu và các hoạt động kinh tế đối ngoại khác.
Khi tỷ giá hối đoái đồng Việt Nam tăng lên quá cao mà vẫn còn xu hướng tăng, quan hệ cung cầu quá căng thẳng, NHNN sẽ can thiệp bằng cách bán ngoại tệ ra để kéo tỷ giá xuống.
Ngược lại khi tỷ giá đồng Việt Nam giảm xuống quá thấp, NHNN sẽ mua ngoại tệ vào để nâng tỷ giá lên.
Việc can thiệp bán hoặc mua ngoại tệ chỉ xảy ra khi NHNN thấy cần thiết và có lợi cho nền kinh tế, đồng thời còn tùy thuộc vào khả năng can thiệp của NHNN. Nếu NHNN có dự trữ ngoại hối quá ít thì không có khả năng can thiệp vào thị trường ngoại hối.
Chính vì vậy NHNN cần có chính sách gia tăng dự trữ ngoại hối để sẵn sàng can thiệp khi cần thiết.
Tóm lại, NHNN Việt Nam thực hiện CSTT quốc gia thông qua điều hành các công cụ CSTT để điều tiết lượng tiền trong lưu thông. Các công cụ CSTT là kênh truyền tải vốn cho các TCTD, từ đó gián tiếp tác động tăng giảm tiền tệ cung ứng cho nền kinh tế trên cơ sở các mục tiêu kinh tế vĩ mô đã đề ra, góp phần ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát, ổn định và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo nhiều công ăn việc làm, nâng cao đời sống nhân dân.
CHƯƠNG 3: