Chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá

Một phần của tài liệu ngân hàng nhà nước việt nam và chính sách tiền tệ quốc gia (Trang 27 - 30)

Đây là hình thức tái cấp vốn chủ yếu của NHNN đối với các ngân hàng. Đây là công cụ cổ điển của các ngân hàng trung ương trên thế giới và mỗi ngân hàng trung ương điều có chính sách chiết khấu. Chính sách chiết khấu là các điều kiện mà theo đó các ngân hàng trung ương mua các giấy tờ có giá.

Theo quy chế chiết khấu, tái chiết khấu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng: “chiết khấu, tái chiết khấu (sau đây gọi chung là chiết khấu) giấy tờ có giá của các ngân hàng là nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước mua ngắn hạn các giấy tờ có giá còn thời hạn thanh toán, mà các giấy tờ có giá này các ngân hàng đã giao dịch trên thị trường sơ cấp hoặc thị trường thứ cấp”28.

27

Văn bản số 1255/NHNN-TD của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các NHTM, chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện một số nội dung liên quan tới vấn đề bảo đảm 28

Điều 2 Quyết định số 12/2008/QĐ-NHNN ngày 29/4/2008 về việc sửa đổi một số điều của Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu các giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng ban hành kèm theo quyết định số 898/2003/QĐ-NHNN ngày 12/8/2003 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là quyết định số 12/2008)

Ta có thể hiểu, chiết khấu là việc NHNN mua ngắn hạn các GTCG, còn thời hạn thanh toán và thuộc sở hữu của các ngân hàng. Các GTCG này được các ngân hàng mua hoặc đấu thầu trên thị trường sơ cấp. Tái chiết khấu là việc Ngân hàng Nhà nước mua ngắn hạn các GTCG, còn thời hạn thanh toán và thuộc sở hữu của các ngân hàng, các giấy tờ có giá này đã được các ngân hàng mua hoặc chiết khấu trên thị trường thứ cấp. NHNN thực hiện các hoạt động mua bán này mang tính thứ cấp đối với các ngân hàng.

Đối tượng được chiết khấu là các ngân hàng được thành lập hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng, đáp ứng đủ các điều kiện sau:

+ Có tài khoản tiền gửi và lưu ký GTCG tại sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước. + Có đăng ký chữ ký của lãnh đạo và giới thiệu các cán bộ thực hiện nghiệp vụ chiết khấu với Ngân hàng Nhà nước.

Theo quy định trước đây, NHNN chỉ thực hiện tái cấp vốn dưới hình thức chiết khấu, tái chiết khấu, cho vay có bảo đảm bằng cầm cố các giấy tờ có giá ngắn hạn. Hiện nay chiết khấu, tái chiết khấu không chỉ giới hạn đối với các giấy tờ có giá ngắn hạn mà các giấy tờ có giá khác khi tham gia giao dịch trong hoạt động tái cấp vốn đã không bị giới hạn về thời gian phát hành của mình . Điều này cho thấy NHNN đã mở rộng phạm vi tái cấp vốn thông qua hình thức chiết khấu, tái chiết khấu.

Các giấy tờ có giá được NHNN chiết khấu, tái chiết khấu bao gồm29: + Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước: là giấy nhận nợ ngắn hạn, có lãi suất do NHNN phát hành nhằm tạo ra các công cụ để điều hành thị trường tiền tệ theo mục tiêu CSTT quốc gia trong từng thời kỳ.

+ Tín phiếu kho bạc: là loại trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn dưới một năm do Kho bạc Nhà nước phát hành nhằm phát triển thị trường tiền tệ và huy động vốn để bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách Nhà nước trong năm tài chính.

+Trái phiếu kho bạc: là loại trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn từ một năm trở lên, do Kho bạc Nhà nước phát hành để huy động vồn bù đắp thiếu hụt của ngân sách Nhà nước theo dự toán ngân sách Nhà nước hàng năm đã được Quốc hội quyết định.

29

Quyết định số 11/2010/QĐ-NHNN ngày về danh mục giấy tờ có giá được sử dụng trong các giao dịch của Ngân hàng Nhà nước

+Thương phiếu: Thương phiếu là chứng chỉ có giá ghi nhận lệnh yêu cầu thanh toán hoặc cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền nhất định trong một thời gian nhất định.

Hiện nay, Thương phiếu không còn là các GTCG mà Ngân hàng Nhà nước thực hiện tái cấp vốn nữa mà thay vào đó là “các công cụ chuyển nhượng” (hay các công cụ tài chính). trong đó bao gồm nhiều loại giấy tờ khác nhau.

Tại Điều 1 Luật các công cụ chuyển nhượng 2005:

công cụ chuyển nhượng là giấy tờ có giá ghi nhận lệnh thanh toán hoặc cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền nhất định vào một thời điểm nhất định

Công cụ chuyển nhượng bao gồm các công cụ sau:

+ Hối phiếu đòi nợ: là loại giấy tờ có giá do người ký phát lập, yêu cầu người bị ký phát thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời điểm nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng.

+ Hối phiếu nhận nợ: là loại giấy tờ có giá do người phát hành lập, cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời điểm xác định trong tương lai cho người thụ hưởng.

+ Séc: là loại giấy tờ có giá do người ký phát lập, ra lệnh cho người bị ký phát là ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để thanh toán cho người thụ hưởng.

+Các loại giấy tờ có giá khác được Thống đốc NHNN Việt Nam quy định trong từng thời kỳ.

Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước còn quy định thêm các loại giấy tờ có giá như:30

 Trái phiếu công trình trung ương

 Công trái xây dựng tổ quốc

 Trái phiếu Chính phủ do Ngân hàng phát triển Việt Nam (trước đây là quỹ hỗ trợ phát triển) được Thủ tướng Chính phủ chỉ định phát hành.

 Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh bao gồm: Trái phiếu do Ngân hàng Phát triển Việt Nam phát hành được Chính phủ bảo lãnh thanh toán 100% giá trị gốc, lãi

30

Điều 1 Quyết định số 11/2010/QĐ-NHNN về danh mục các giấy tờ có giá được sử dụng trong các giao dịch của Ngân hàng Nhà nước.

đến hạn và Trái phiếu do Ngân hàng Chính sách xã hội phát hành được Chính phủ bảo lãnh thanh toán 100% giá trị gốc, lãi khi đến hạn.

 Trái phiếu Chính quyền địa phương, do Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội và Uỷ ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh phát hành.

Điều kiện để Ngân hàng Nhà nước chiết khấu các GTCG trên là: Trường hợp chiết khấu toàn bộ thời hạn còn lại của GTCG thì thời hạn còn lại của GTCG tối đa 91 ngày. Trường hợp chiết khấu có kỳ hạn thì thời hạn còn lại của GTCG phải dài hơn thời hạn Ngân hàng Nhà nước chiết khấu.

Lãi suất chiết khấu do NHNN xác định và công bố từng thời kỳ. Hạn mức chiết khấu đối với các ngân hàng được xác định tại một thời điểm trong quý. Hạn mức chiết khấu cụ thể đối với từng ngân hàng do NHNN quy định, nó phụ thuộc vào mục tiêu CSTT, tổng khối lượng tiền cung ứng được Chính phủ phê duyệt, căn cứ vào đó Thống đốc NHNN quy định tổng hạn mức dành cho nghiệp vụ chiết khấu và cuối cùng NHNN phân bổ hạn mức chiết khấu đối với từng ngân hàng.

Khi NHNN muốn mở rộng lượng tiền tệ thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các ngân hàng được tái cấp vốn. Điều này biểu hiện thông qua NHNN mở rộng hoạt động chiết khấu, tái chiết khấu bằng cách tăng hạn mức cho các ngân hàng và hạ thấp lãi suất chiết khấu, tái chiết khấu. Điều này làm thúc đẩy các ngân hàng tìm đến NHNN để chiết khấu, tái chiết khấu nhiều hơn. Từ đó, vốn khả dụng và khả năng cấp tín dụng của các ngân hàng tăng lên, các ngân hàng được vay với lãi suất thấp kéo theo hạ thấp lãi suất cho vay, nên thu hút được nhiều khách hàng đến vay vốn, làm tăng lượng tiền trong lưu thông, tiếp vốn cho nhu cầu nền kinh tế. Đây là biểu hiện của chính sách tiền tệ “nới lỏng”.

Ngược lại, khi NHNN muốn thực hiện CSTT theo hướng “thắt chặt”, tức là muốn làm giảm khối tiền cung ứng cho nền kinh tế thì sẽ quy định các điều kiện chiết khấu, tái chiết khấu khó khăn hơn. Ngân hàng Nhà nước sẽ thu hẹp hạn mức chiết khấu, tăng lãi suất chiết khấu, tái chiết khấu làm giảm nhu cầu vay của các ngân hàng. Vì nếu các ngân hàng vay với lãi suất cao thì kéo theo lãi suất cho vay đối với khách hàng cũng tăng. Điều đó làm giảm đi nhu cầu vay vốn của nền kinh tế nói chung.

Như vậy, chiết khấu, tái chiết khấu là công cụ của NHNN để thực hiện CSTT quốc gia. Thông qua hoạt động này, NHNN có thể khuyến khích tăng hoặc giảm mức cung ứng tín dụng của NHTM đối với nền kinh tế.

Một phần của tài liệu ngân hàng nhà nước việt nam và chính sách tiền tệ quốc gia (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)