Giai đoạn thực thi CSTT theo hướng nới lỏng: Từ cuối năm 2008 đến cuối năm 20

Một phần của tài liệu ngân hàng nhà nước việt nam và chính sách tiền tệ quốc gia (Trang 51 - 56)

cuối năm 200956

Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết số 23/2008/NQ-QH12 ngày 06 tháng 11 năm 2008 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2009 tại kỳ họp thứ tư, Quốc hội khoá 12, Chính phủ đã đề ra các giải pháp về CSTT cho NHNN Việt Nam theo Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội như sau:

+ Điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, hiệu quả; điều chỉnh linh hoạt tỷ giá ngoại tệ theo tín hiệu thị trường, khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, ổn định kinh tế vĩ mô, phấn đấu điều hành cán cân thanh toán quốc tế theo hướng không để thâm hụt.

+ Có các biện pháp cụ thể để tạo điều kiện tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa; doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu và doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm như: tiếp tục xem xét điều chỉnh giảm dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng; điều chỉnh giảm lãi suất cơ bản phù hợp để hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh.

+ Nghiên cứu, hướng dẫn các tổ chức tín dụng thực hiện việc cho vay theo lãi suất thoả thuận quy định tại Nghị quyết số 23/2008/QH 12 ngày 06 tháng 11 năm 2008 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2009 trong quý I năm 2009.

+ Các ngân hàng thương mại thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn nợ và áp dụng các giải pháp xử lý nợ vay vốn ngân hàng phù hợp với quy định của pháp luật đối với các hộ nông dân bị thiệt hại do thiên tai và các doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm.

+ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các ngân hàng thương mại xem xét điều chỉnh áp dụng lãi suất cho vay của các hợp đồng tín dụng xuống phù hợp theo mức lãi suất hiện hành; không phạt do quá hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp khó khăn.

Tại Nghị quyết số 01/2009/NQ-CP ngày 9 tháng 01 năm 2009 về những giải

56

Hoc viện ngân hàng, Hà An, Những điểm nhấn trong điều hành chính sách tiền tệ năm 2009, http://www.hvnh.edu.vn/sites/default/files/HaAn-Tongketcstt2009.pdf

pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2009, Chính phủ chỉ đạo NHNN Việt Nam:

+ Chỉ đạo và tạo điều kiện để các NHTM tham gia tích cực vào việc triển khai thực hiện các giải pháp điều hành CSTT, nhất là các điều kiện vay vốn với lãi suất hợp lý, phù hợp, đáp ứng nhu cầu của sản xuất, kinh doanh. Trước hết, cần có giải pháp cụ thể nhằm triển khai và thực hiện có hiệu quả chủ trương kích cầu của Chính phủ trong năm 2009.

+ Chỉ đạo và thực hiện các biện pháp phù hợp để các TCTD thực hiện ngay việc điều chỉnh cơ cấu tín dụng và mở rộng tiếp cận, vay vốn tín dụng đối với các doanh nghiệp, hộ sản xuất, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xuất khẩu, doanh nghiệp ở khu vực nông nghiệp và nông thôn, doanh nghiệp ở các làng nghề, doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu.

Tiếp tục thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội năm 2009 tại kỳ họp thứ năm Quốc hội khoá XII ngày 19 tháng 6 năm 2009: “tập trung cao độ mọi nỗ lực ngăn chặn suy giảm kinh tế, phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý, bền vững, giữ ổn định kinh tế vĩ mô; chủ động phòng ngừa lạm phát cao trở lại, bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, trong đó mục tiêu hàng đầu là ngăn chặn suy giảm kinh tế.”

Thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp của Quốc hội, của Chính phủ, NHNN Việt Nam đã chủ trương thực thi CSTT “nới lỏng có thận trọng”, kiểm soát linh hoạt nhằm kính thích kinh tế và kích cầu tiêu dùng. NHNN đã điều chỉnh giảm lãi suất và giữ ở mức ổn định. Thực hiện giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, điều hành nới lỏng biên độ tỷ giá khuyến khích xuất khẩu, điều hành nghiệp vụ thị trường mở linh hoạt, chủ yếu là chào mua tăng cường mở rộng tín dụng cho nền kinh tế. Đồng thời, cuối năm 2009, NHNN đã cho phép các doanh nghiệp xuất nhập khẩu vàng vào giửa tháng 11 năm 2009 để cân đối cung cầu và ổn định giá vàng trong nước.

Công cụ tái cấp vốn: Từ quý IV năm 2008 khi tình hình thị trường tiền tệ từng bước đi vào ổn định, nguồn vốn của các TCTD đã được đảm bảo nên nhu cầu vay tái cấp vốn của các NHTM đã giảm.

Năm 2009, cũng thực hiện tái cấp vốn cho các NHTM có thiếu hụt tạm thời về vốn, để đảm bảo khả năng thanh khoản.

Công cụ lãi suất:

Những tháng cuối năm 2008, để hạn chế những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, NHNN Việt

Nam đã điều chỉnh giảm các loại lãi suất chủ đạo: giảm lãi suất cơ bản từ 14%/năm vào tháng 10/2008 xuống 13% - 12% - 11% - 9,5% và 8%/năm vào tháng cuối năm 2008 (Theo Quyết định số 3161/QĐ-NHNN ngày 19/12/2008). Giảm lãi suất chiết khấu từ 13%/năm xuống 12% - 11% - 10% - 9% - 7,5%/năm57.

Năm 2009, lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu tiếp tục được điều chỉnh giảm xuống và giử ổn định. Đối với lãi suất Tái cấp vốn còn 7%/năm, lãi suất chiết khấu còn 5%/năm . Riêng mức lãi suất cơ bản tháng 2 năm 2009 là 7%/năm được giử ổn định mười tháng liên tiếp đến tận tháng 11 năm 2009 trước khi điều chỉnh tăng 1% áp dụng từ đầu tháng 12 năm 2009 lên mức 8%/năm 58. Việc điều chỉnh giảm lãi suất này đã tạo điều kiện cho các TCTD mở rộng vốn tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế.

Trên cơ sở mục tiêu và chỉ đạo của Chính phủ, NHNN đã điều hành CSTT năm 2009 trên cơ sở áp dụng mô hình kiểm soát khối lượng tiền, kết hợp với kiểm soát giá cả tiền tệ, để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát ở mức hợp lý. Theo đó, NHNN coi việc triển khai hỗ trợ lãi suất là công việc ưu tiên hàng đầu. Các công cụ CSTT được NHNN điều hành chủ động và linh hoạt và thận trọng trên cơ sở dự báo tốt về diễn biến kinh tế vĩ mô, diễn biến tiền tệ, tín dụng.

Cơ chế hỗ trợ lãi suất đã góp phần tiếp vốn cho các cá nhân, tổ chức mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo ra nhiều hàng hoá nhằm giảm giá thành sản phẩm hàng hoá, duy trì sản xuất, kinh doanh và tạo việc làm, trong điều kiện nền kinh tế bị tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới.

Năm 2009, tiếp tục thực hiện cơ chế điều hành lãi suất cơ bản đối với VND. Theo đó các TCTD được ấn định lãi suất kinh doanh không vượt quá 150% lãi suất cơ bản do NHNN công bố. Riêng đối với các khoản vay vốn phục vụ đời sống, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng được thực hiện theo lãi suất thoả thuận. Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 627/VPCP-KTTH ngày 23 tháng 01 năm 2009 của Văn phòng Chính phủ về áp dụng lãi suất cho vay thoả thuận của các tổ chức tín dụng, NHNN Việt Nam đã ban hành Thông tư số 01/2009/TT-NHNN ngày 23 tháng 01 năm 2009 hướng dẫn về lãi suất thoả thuận của tổ chức tín dụng đối với cho vay các nhu cầu vốn phục vụ đời sống, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng. Theo đó các TCTD thực hiện cho vay đối với khách hàng theo thoả thuận, trên cơ sở các TCTD xác định các giới hạn cho vay đối với một khách hàng và lĩnh vực cho vay các nhu cầu vốn phục vụ đời sống,

57

Phụ lục số 1,2 và 3 58

cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng và điều kiện hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.

Công cụ tỷ giá hối đoái: Những tháng cuối năm 2008, Thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, trên cơ sở dự báo tình hình kinh tế thế giới trong nước năm 2009, NHNN thực hiện điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, áp dụng từ ngày 25 tháng 12 năm 2008 tăng 3% lên mức 16.989 đ/USD59.

Sang năm 2009, tỷ giá được điều chỉnh linh hoạt, kết hợp với điều hành tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng và điều chỉnh tăng biên độ tỷ giá vào ngày 23/4/2009 từ +-3% lên +-5%. Đồng thời kết hợp với bán ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu một số mặt hàng thiết yếu và ổn định tỷ giá.

Công cụ dự trữ bắt buộc: Những tháng cuối năm 2008 để hỗ trợ các TCTD tăng cường cung ứng vốn cho nền kinh tế, ngăn chặn suy giảm kinh tế, NHNN đã điều chỉnh giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng VND từ 11% xuống 9% - 7%/năm.

Năm 2009, NHNN thực hiện giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho các TCTD. Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với loại tiền gửi VND không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng xuống còn 3%, kỳ hạn 12 tháng trở lên, giảm xuống 1%60. Đồng thời cũng điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi vượt mức dự trữ bằng VND và USD của các TCTD.

Công cụ nghiệp vụ thị trường mở: Từ tháng 8/2008 trước tín hiệu khả quan về kiềm chế lạm phát, NHNN từng bước nới lỏng. Để ổn định tâm lý thị trường và hỗ trợ các NHTM thật sự khó khăn về vốn, NHNN thực hiện các phiên trào mua các GTCG kỳ hạn 7 – 14 ngày với khối lượng và lãi suất hợp lý, phù hợp với điều hành lãi suất cơ bản và các loại lãi suất do NHNN công bố. Trong dịp tết 2009, nghiệp vụ thị trường mở trở thành kênh hỗ trợ vốn chủ yếu cho các TCTD, góp phần ổn định tiền tệ trong lúc nhu cầu tiền tệ cho tiêu dùng tăng lên của người dân.

Trong năm 2009, NHNN tăng cường bom tiền qua nghiệp vụ thị trường mở, chủ yếu là chào mua các GTCG để hỗ trợ thanh khoản cho các TCTD hệ thống ngân hàng. 59 Phụ lục số 6 60 Phụ lục số 5

Tóm lại, trong giai đoạn từ cuối năm 2008 đến cuối năm 2009, NHNN tiếp tục thực hiện các giải pháp cụ thể và chịu sự chỉ đạo thực hiện trực tiếp của Chính phủ đề ra, nhất là trong công cụ lãi suất. Nhằm thực hiện chủ trương “kích cầu” mở rộng sản xuất, ngăn chặn suy giảm kinh tế. NHNN thực hiện các giải pháp điều hành công cụ CSTT theo hướng nới lỏng. NHNN điều chỉnh giảm lãi suất, thực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất theo quyết định của Thủ tướng. Nhằm khuyến khích xuất khẩu, NHNN thực hiện điều chỉnh linh hoạt tỷ giá. Đồng thời điều chỉnh giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đáp ứng nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh trong nước. NHNN cùng với triển khai các biện pháp kích thích kinh tế của các bộ, ngành khác, CSTT đã góp phần khá thành công trong chống khủng hoảng kinh tế. Đặc biệt việc áp dụng cơ chế hỗ trợ lãi suất, đây là cơ chế mang tính hành chính trực tiếp, nhưng trong điều kiện kinh tế suy giảm thì đây là một giải pháp tình thế để duy trì sản xuất, mở rộng đầu đã góp phần làm nên thành tựu quan trọng ổn định sản xuất kinh doanh.

Năm 2009, mức lạm phát được kiềm chế ở 6,88%, thấp hơn nhiều so với năm 2008 là 19,89% (chi tiêu Quốc hội 15%). Tăng trưởng kinh tế 5,32% (chỉ tiêu Quốc hội 6,5%) và giải quyết được 1,6 triệu việc làm cho người lao động.

Năm 2009, Có thể nói, năm 2009 là năm đầy thách thức đối với điều hành CSTT trong bối cảnh chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu, kinh tế trong nước suy giảm. Song, NHNN đã điều hành thành công CSTT và góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội năm 2009 đã được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XII ngày 19/6/2009: “Tập trung cao độ mọi nỗ lực ngăn chặn suy giảm kinh tế, phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý, bền vững, giữ ổn định kinh tế vĩ mô; chủ động phòng ngừa lạm phát cao trở lại, đảm bảo an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, trong đó mục tiêu hàng đầu là ngăn chặn suy giảm kinh tế.”61

Sau khi thực thi thời gian dài CSTT mở rộng nhằm ngăn ngừa suy giảm kinh tế từ cuối năm 2008. Đến cuối những tháng cuối năm 2009, nền kinh tế nước ta đã từng bước phục hồi và có xu hướng tăng trưởng. Song, do ảnh hưởng trực tiếp của việc tăng tiêu dùng vào dịp tết nguyên đán đã tạo áp lực cho việc kiểm soát tình hình lạm phát, tình hình kinh tế thế giới chưa thật sự ổn định, thì CSTT đã bắt đầu chuyển sang thời kỳ mới.

61

Nghị quyết số 32/2009/NQ-QH12 ngày 19/6/2009 điều chỉnh mục tiêu tổng quát, một số chỉ tiêu kinh tế, Ngân sách Nhà nước, phát hành bổ sung trái phiếu và miễn, giảm thuế thu nhập cá nhân.

Một phần của tài liệu ngân hàng nhà nước việt nam và chính sách tiền tệ quốc gia (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)