đến cuối năm 200851
Sau giai đoạn mở rộng CSTT để thúc đẩy phát triển kinh tế trong thời gian dài, tổng lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế tăng cao hơn so với tốc độ tăng trưởng kinh tế, làm cho lạm phát tăng cao. Từ cuối năm 2007 đến nửa đầu năm 2008, Chính phủ lựa chọn mục tiêu hàng đầu là kiềm chế lạm phát. Vào cuối quý I năm 2008 tình hình lạm phát tăng mạnh, đầu tư sản xuất bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trước tình hình đó Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 10/2008/NQ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2008 về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Theo đó Chính phủ đã đề ra “ 8 nhóm giải pháp”. Nhóm giải pháp đầu tiên, mang tính mấu chốt mà Chính phủ đưa ra là thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, như sau:
“ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ động, linh hoạt trong việc sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường, kiểm soát chặt chẽ tổng phương tiện thanh toán và tổng dư nợ tín dụng nhưng phải bảo đảm tính thanh khoản của nền kinh tế và hoạt động của các ngân hàng, tổ chức tín dụng.
Sử dụng linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ để giảm dần lãi suất huy động theo hướng thực hiện chính sách lãi suất thực dương. Tăng cường kiểm soát và giám sát chặt chẽ hoạt động của các ngân hàng thương mại để bảo đảm việc tuân thủ đúng
51
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Báo cáo thường niên, http://www.sbv.gov.vn/vn/Baocaothuongnien/pdf/2008.pdf
các quy định về huy động, cho vay và chất lượng tín dụng. Kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm theo đúng quy định của pháp luật để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động ngân hàng.”
Thực hiện các giải pháp của Chính phủ nhằm ổn định kinh tế, NHNN đã điều chỉnh CSTT theo hướng thắt chặt để đối phó với lạm phát. Trong năm 2008 NHNN đã sử dụng đồng bộ các giải pháp thắt chặt, kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Các công cụ CSTT hầu hết được điều chỉnh để rút tiền từ lưu thông về. Tuy nhiên, để đảm bảo tính thanh khoản cho nền kinh tế và thị trường, NHNN không sử dụng kênh tái cấp vốn để hạn chế lượng tiền trong lưu thông đối với các NHTM. Đỉnh cao trong giải pháp thực hiện CSTT thắt chặt của NHNN là việc nâng lãi suất cơ bản lên 14% vào tháng 6 năm 2008.
Công cụ tái cấp vốn: Trong năm 2007 vốn của các TCTD xét trên toàn hệ thống nhìn chung dư thừa. Trong khi đó hoạt động của thị trường liên ngân hàng chưa thật sự thông suốt nên một số NHTM có sự thiếu hụt tạm thời về vốn khả dụng, đã tiếp cận các kênh tái cấp vốn của NHNN (dưới hình thức chiết khấu, cầm cố GTCG) để đảm bảo kha năng thanh toán.
Đến những tháng đầu năm 2008, có khó khăn tạm thời về vốn khả dụng, NHNN đã thực hiện tái cấp vốn, nhất là đối với các NHTM có quy mô nhỏ. Việc NHNN hỗ trợ vốn ngắn hạn cho các NHTM có tác dụng nhất định trong việc ổn định thị trường tiền tệ.
Công cụ lãi suất: Từ giữa tháng 11/2007 đến hết 2007, NHNN giữ mức lãi suất ổn định so với những tháng đầu năm 2007 với mức lãi suất cơ bản công bố là 8,25%/năm, lãi suất tái cấp vốn là 6,5%/năm, lãi suất chiết khấu là 4,5%/năm52.
Sang quý I/ 2008 là giai đoạn CSTT bắt đầu thắt chặt, vào quý II và III/2008 NHNN là giai đoạn tăng cường thắt chặt. Biểu hiện lãi suất cơ bản trong quý I được điều chỉnh tăng tăng từ 8,25% lên 8,75% áp dụng từ tháng 2/2008 theo quyết định số 305/QĐ-NHNN ngày 30/01/2008. Sang quý II, III/năm 2008 tình hình lạm phát gia tăng mạnh, NHNN thực hiện cơ chế điều hành lãi suất cơ bản đối với VND (Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN ngày 16/5/2008). Theo đó các TCTD được ấn định lãi suất kinh doanh không vượt quá 150% lãi suất cơ bản do NHNN công bố.
Điều chỉnh, lãi suất cơ bản tăng mạnh lần lược 12% vào tháng 5/2008, 14% tháng 6/2008 theo Quyết định số 1099/QĐ-NHNN và Quyết định số 1317/QĐ-NHNN, và giữ nguyên mức 14%/năm cho đến hết ngày 20 tháng 10 năm 2008.
52
Công cụ tỷ giá hối đoái: Những tháng cuối năm 2007 và những tháng đầu năm 2008, NHNN thực hiện điều hành công cụ tỷ giá một cách linh hoạt phù hợp với diễn biến thị trường trước sức ép của VND lên giá do cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ.
Trong năm 2008, với sự chỉ đạo của Thường trực Chính phủ và sự phối hợp chặt chẽ của các Bộ, Ngành, NHNN đã điều hành tỷ giá linh hoạt, thực hiện các mục tiêu của chính sách tỷ giá, đảm bảo thanh khoản ngoại tệ của hệ thống ngân hàng, góp phần thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.
CSTT và tỷ giá được điều hành và phối hợp đồng bộ. Lãi suất VND tăng khi lãi suất USD giảm đã góp phần tạo ổn định cho tỷ giá. Trong bối cảnh cung cầu ngoại tệ và tỷ giá trên thị trường diễn biến phức tạp, NHNN kịp thời bám sát diễn biến trên thị trường, thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin và đánh giá các dòng vốn ra vào, để có chính sách điều hành tỷ giá thích hợp. Trong năm 2008, NHNN đã 3 lần mở rộng biên độ tỷ giá giao dịch giữa đồng Việt Nam và đô la Mỹ đưa biên độ từ +- 0,75% lên +-1%,+-2% và +-3% so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng.53
Công cụ dự trữ bắt buộc:Từ giữa năm 2007, lạm phát có xu hướng tăng mạnh, NHNN điều chỉnh tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc gấp 1,2 đến 1,5 lần áp dụng từ tháng 6/2007 theo quyết định số 1141/QĐ-NHNN ngày 28 tháng 5 năm 2007, để rút tiền về, kiểm soát tổng phương tiện thanh toán. Việc điều chỉnh tăng mức dự trữ bắt buộc của NHNN đối với các TCTD mặc dù đã làm tăng chi phí huy động vốn nhưng chỉ ở mức độ thấp, do việc thực hiện điều chỉnh vào thời gian các TCTD có thừa vốn.
Sang những tháng đầu năm 2008 kinh tế thế giới và trong nước vẫn còn biến động mạnh, công cụ dự trữ bắt buộc tiếp tục được điều chỉnh theo hướng tăng góp phần kiềm chế lạm phát. Tháng 2/2008, NHNN điều chỉnh tăng 1% 54 đối với tất cả các kỳ hạn, áp dụng cho cả VND và ngoại tệ đối với hầu hết các TCTD (trừ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, và một số TCTD hợp tác, Ngân hàng Thương mại cổ phần nông thôn) theo quyết định số 187/QĐ-NHNN áp dụng từ ngày 02 tháng 01 năm 2008. Đồng thời mở rộng diện phải dự trữ bắt buộc đối với loại tiền gửi kỳ hạn từ 24 tháng trở lên (trước đây chỉ bao gồm tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 24 tháng) nhằm nâng cao khả năng điều tiết của công cụ dự trữ bắt buộc. Đồng thời NHNN cũng điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc nhằm hỗ trợ cho các TCTD. 53 Phụ lục số 6 54 Phụ lục số 4
Công cụ nghiệp vụ thị trường mở: Nghiệp vụ thị trường mở là một trong những công cụ chủ yếu để điều tiết nguồn vốn của các TCTD. Để thực hiện một biện pháp cấp bách kiềm chế tăng giá thị trường, thực hiện mục tiêu rút tiền về qua nghiệp vụ thị trường mở, NHNN đã tăng phiên giao dịch, tăng khối lượng tín phiếu bán ra, đa dạng hoá các kỳ hạn tín phiếu NHNN.
Trong bảy tháng đầu năm 2008, cùng với việc thực hiện các giải pháp điều hành CSTT như tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất cơ bản, NHNN cũng đã phát hành tín phiếu ngân hàng bắt buộc đối với các NHTM với khối lượng 20.300 tỷ đồng kỳ hạn 364 ngày để rút một lượng tiền lớn trong lưu thông về. NHNN thực hiện chào bán tín phiếu NHNN kỳ hạn 182 và 364 ngày, lãi suất phổ biến 7,5%/năm đối với kỳ hạn 182 ngày và 7,75%/năm đối với kỳ hạn 364 ngày. Đồng thời để hỗ trợ vốn ngắn hạn cho các TCTD và khắc phục tình trạng thị trường tiền tệ chưa thật sự thông suốt, NHNN đã thực hiện các phiên chào mua các GTCG với kỳ hạn ngắn nhằm điều tiết linh hoạt vốn thanh toán góp phần ổn định thị trường.
Từ cuối năm 2008, nguy cơ lạm phát tạm lắng xuống, để từng bước phục hồi kinh tế, tạo đà cho tăng trưởng GDP, Chính phủ đã chủ chương nới lỏng CSTT và chính sách tài khoá trên cơ sở theo dõi bám sát và phản ứng linh hoạt với diễn biến thị trường.
Nhìn chung, NHNN đã sử dụng nhiều công cụ điều tiết lượng tiền trong lưu thông dưới sự quyết định các giải pháp cụ thể và chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ. Để thực hiện CSTT thắt chặt, kiềm chế lạm phát tăng mạnh, các công cụ CSTT được điều chỉnh để rút tiền từ lưu thông về. Công cụ lãi suất, dự trữ bắt buộc điều chỉnh tăng để chế nhu cầu vay của các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế và khả năng cho vay của các TCTD. Đồng thời công cụ nghiệp vụ thị trường mở cũng được kết hợp để rút tiền về, thông qua việc NHNN tăng cường các phiên chào bán các GTCG. Công cụ tỷ giá được điều chỉnh linh hoạt góp phần thúc đẩy hoạt xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Việc thực hiện các giải pháp CSTT của NHNN trong thời gian qua đã có tác động đến mức tăng trưởng kinh tế năm 2008 là 6.23%, mức lạm phát là 19,89%55. Để đạt được kết quả trên, trong thời gian qua, Chính phủ chỉ đạo NHNN sử dụng các công cụ CSTT kiểm soát chặt chẽ phương tiện thanh toán hạn chế lượng tiền cung ứng trong lưu thông. Do phụ thuộc nhiều vào Chính phủ, quyền hạn của NHNN trong chủ động sử dụng các công cụ còn hạn chế, nhất là trong sử dụng công cụ lãi suất và tỷ giá. Tuy
55
Tổng cục thống kê, tổng kết tình hình kinh tế- xã hội năm 2009, http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=413&thangtk=10/200
nhiên, về cơ bản, NHNN đã thực hiện thành công việc điều hành CSTT trong thời kỳ nền kinh tế lạm phát cao.