Địa bàn thực nghiệm

Một phần của tài liệu Rèn luyện tư duy logic cho học sinh các lớp 4, 5 thông qua việc giải toán có lời văn (Trang 104 - 122)

8. Phạm vi nghiên cứu

3.1.5. Địa bàn thực nghiệm

Để đánh giá hiệu quả và tính khả thi của một số biện pháp rèn tư duy logic cho học sinh lớp 4, 5 một cách khách quan, chúng tôi đã chọn các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ở các địa bàn khác nhau: Một trường nằm ở khu vực thị trấn còn một trường ở khu vực miền núi có điều kiện khó khăn hơn. Để hạn chế những tác động của các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến quá trình thực nghiệm, chúng tôi không chọn giáo viên giỏi tham gia dạy thực nghiệm cũng như không chọn lớp giỏi để dạy và tiến hành thực nghiệm. Các lớp thực nghiệm và đối chứng phải đảm bảo:

- Có sĩ số tương đương. - Có học lực tương đương.

- Giáo viên có trình độ và năng lực không chênh lệch nhau nhiều.

3.1.6. Chuẩn bị thực nghiệm

Các giáo viên dạy thực nghiệm là giáo viên chủ nhiệm các lớp được chọn làm thực nghiệm. Giáo viên thực nghiệm cần phải tìm hiểu kĩ nội dung, yêu cầu, cách dạy các bài thực nghiệm cũng như nắm rõ các phương án dạy và học. Tất cả những vấn đề trên được trao đổi trước khi thực nghiệm.

Để phát huy tính sáng tạo và chủ động của người dạy, chúng tôi không đòi hỏi giáo viên phải tuân theo giáo án một cách máy móc mà tùy thuộc vào từng tình huống cụ thể giáo viên có cách xử lí phù hợp.

Điều kiện cơ sở vật chất thiết yếu như bàn ghế, chỗ ngồi được chuẩn bị đầy đủ, phù hợp với yêu cầu của giờ học. Công tác phân nhóm học tập cũng được chuẩn bị từ trước giờ thực nghiệm. Tất cả các tiết dạy thực nghiệm đều

105

được ghi lại làm cơ sở cho việc đánh giá sau này. 3.2. Tổ chức thực nghiệm

3.2.1.Tiến hành thực nghiệm.

Chúng tôi tiến hành dạy 6 tiết thực nghiệm và hướng dẫn học sinh thực hành, luyện tập, hoàn thành 7 phiếu bài tập ở các lớp thực nghiệm đã được chọn lựa,còn các lớp đối chứng vẫn dạy bình thường.Các lớp thực nghiệm do giáo viên chủ nhiệm trực tiếp đứng lớp và dạy theo hướng rèn tư duy logic cho học sinh. Sau 2 tháng thực nghiệm, chúng tôi đồng thời kiểm tra cả hai lớp thực nghiệm và đối chứng với đề bài như nhau. Dựa vào kết quả kiểm tra (đầu ra), chúng tôi tiến hành xử lí, so sánh với kết quả đầu vào. Trên cơ sở đó rút ra kết luận về tính hiệu quả, tính khả thi của một số biện pháp rèn tư duy logic cho học sinh lớp 4, 5 thông qua hoạt động giải toán có lời văn.

3.2.2. Kết quả thực nghiệm

3.2.2.1 Các bình diện được đánh giá

Sau khi tiến hành thực nghiệm, căn cứ vào các tiết dạy thực nghiệm, căn cứ vào việc hoàn thành các bài tập trong phiếu bài tập, căn cứ vào kết quả hai bài kiểm tra trước và sau khi thự nghiệm, chúng tôi đã tiến hành đánh giá kết quả một cách khách quan trên cả hai mặt:

-Đánh giá về mặt định lượng (kiến thức – kĩ năng của học sinh): Chúng tôi xây dựng thang đánh giá kiến thức và kĩ năng của học sinh như sau:

+ Loại giỏi: Bài làm đạt 9 – 10 điểm + Loại khá: Bài làm đạt 7 – 8 điểm

+ Loại trung bình: Bài làm đạt 5 – 6 điểm + Loại yếu: Bài làm đạt 1- 4 điểm.

-Đánh giá về mặt định tính (đánh giá về mặt thái độ, hứng thú học tập của học sinh) bao gồm:

106

+ Mức độ tích cực, thích: Chăm chú nghe giảng, hăng say phát biểu ý kiến, tích cực và tự giác trong khi làm bài.

+ Mức độ bình thường: Chú ý nghe cô giáo giảng bài, chỉ phát biểu khi được yêu cầu, không làm mất trật tự trong khi học và làm bài.

+ Mức độ không tích cực: Không chăm chú nghe giảng, không hợp tác với bạn bè, hay đùa nghịch, nói chuyện riêng trong giờ học.

3.2.2.2. Phân tích kết quả thực nghiệm a) Kết quả trước thực nghiệm

Bảng 1: Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm (kết quả bài kiểm tra số 1)đối với học sinh khối 4

Từ số liệu của bảng 1 ta có biểu đồ sau: Nhóm Lớp Số

HS

Kết quả kiểm tra về kiến thức – kỹ năng

Giỏi Khá Trung bình Yếu

SL % SL % SL % SL % I TN1 25 3 12 7 28 10 40 3 12 ĐC1 27 4 14,8 8 29,6 11 40,7 4 14,9 II TN2 28 4 14,3 9 32,1 12 42,9 3 10,7 ĐC2 27 3 11,1 8 29,6 12 44,4 4 14,9 Chung TN 53 7 13,2 16 30,2 22 41 6 15,1 ĐC 54 7 13 16 29,6 23 42,6 8 14,8

107 60 50 40 30 20 10 13,2 13 Giỏi 30,2 29,6 41,5 42,6 15,1 14,8 Khá TB Yếu Điểm TN ĐC %

Biểu đồ 1: So sánh kết quả kiểm tra về tư duy logic của học sinh khối 4 trước thực nghiệm

Bảng 2: Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm (kết quả bài kiểm tra số 3)đối với học sinh khối 5

Nhóm Lớp Số HS

Kết quả kiểm tra về kiến thức – kỹ năng

Giỏi Khá Trung bình Yếu

SL % SL % SL % SL % I TN1 30 4 13,3 8 26,7 14 46,7 4 13,3 ĐC1 32 5 15,6 9 28,1 14 43,8 4 12,5 II TN2 29 4 13,8 7 24,1 15 51,7 3 10,4 ĐC2 30 4 13,3 9 30 13 43,3 4 13,4 Chung TN 59 8 13,6 15 25,4 29 49,2 7 11,8 ĐC 62 9 14,5 18 29 28 45,2 8 11,3

108

Biểu đồ 2: So sánh kết quả kiểm tra về tư duy logic của học sinh khối 5 trước thực nghiệm

Nhìn vào biểu đồ ta thấy:

- Tỷ lệ học sinh nắm kiến thức và kĩ năng của hai nhóm thự nghiệm và đối chứng ở cả 2 khối lớp như sau:

+ Ở mức trung bình tương đối cao, xấp xỉ 50%. + Ở mức độ khá, chiếm tỷ lệ khiêm tốn, dưới 30%. + Ở mức độ giỏi, chiếm tỷ lệ dưới 10%.

+ Ở mức độ yếu lại chiếm tỉ lệ rất cao, trên 10%.

Tóm lại, trước khi thực nghiệm, kết quả học tập của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng là tương đương, học sinh ở cả 2 nhóm nắm kiến thức chỉ đạt ở mức trung bình khá. Điều đó đã nói lên phần nào khả năng suy luận, tư duy logic của học sinh nhóm thực nghiệm và đối chứng nhìn chung còn thấp và không chênh lệch nhau nhiều.

TTN

109

b. Kết quả sau khi thực nghiệm

Bảng 3: Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm (kết quả bài kiểm tra số 2) của học sinh khối 4

Từ số liệu của bảng 2 ta có biểu đồ sau:

Biểu đồ 3: Biểu đồ kết quả kiểm tra sau thực nghiệm của học sinhcủa học sinh khối 4

Nhóm Lớp Số HS

Kết quả kiểm tra về kiến thức – kỹ năng

Giỏi Khá Trung bình Yếu

SL % SL % SL % SL % I TN1 30 6 24 13 52 6 24 0 0 ĐC1 32 3 11,1 8 29,6 12 44,4 4 14,9 II TN2 29 7 25 15 53,6 6 21,4 0 0 ĐC2 30 3 11,1 9 33,3 12 44,4 3 11,2 Chung TN 59 13 24,5 28 52,8 12 25,4 0 0 ĐC 62 6 11,1 17 31,5 24 44,4 7 13 TTN STN

110

Bảng 4: Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm (kết quả bài kiểm tra số 4)đối với học sinh khối 5

Biểu đồ 4: Biểu đồ kết quả kiểm tra sau thực nghiệm của học sinh khối 5

Quan sát biểu đồ, ta thấy: Kết quả nắm kiến thức và kĩ năng của cả học sinh 2 khối lớp thực nghiệm cao hơn hẳn của học sinh lớp đối chứng theo tỷ lệ % xếp loại tốt, khá, trung bình, đặc biệt là không có loại yếu. Điều đó bước đầu đã khẳng định một số biện pháp nhằm rèn luyện tư duy logic cho học sinh lớp 4, 5 thông qua hoạt động giải toán có lời văn có tính khả thi, có ưu thế và Nhóm Lớp Số

HS

Kết quả kiểm tra về kiến thức – kỹ năng

Giỏi Khá Trung bình Yếu

SL % SL % SL % SL % I TN1 25 10 33,3 15 50 5 16,7 0 0 ĐC1 27 3 9,4 11 34,4 15 46,8 3 9,4 II TN2 28 9 31 13 44,8 7 24,2 0 0 ĐC2 27 4 13,3 11 36,7 11 36,7 4 13,3 Chung TN 53 19 32,2 28 47,5 12 20,3 0 0 ĐC 54 7 11,2 22 35,5 26 26 7 12,1 TTN STN

111

hiệu quả hơn nhóm đối chứng (không tác động). Bên cạnh đó, các biện pháp đề xuất được áp dụng vào nhóm thực nghiệm đã tạo ra môi trường học tập, giao tiếp, hợp tác tích cực; phù hợp với nhu cầu, gây hứng thú đối với học sinh.

Bảng 5: So sánh kết quả kiểm tra trước và sau thực nghiệm của học sinh lớp đối chứng với học sinh khối 4

Lớp ĐC Số học sinh Giỏi Khá T.Bình Yếu SL % SL % SL % SL % Trước TN 54 7 13 16 29,9 23 42,6 8 14,8 Sau TN 54 6 11,1 17 31,5 24 44,4 7 13

Từ số liệu của bảng 3, ta có biểu đồ sau:

Biểu đồ 5: So sánh kết quả trước và sau thực nghiệm của học sinh lớp đối chứng đối với học sinh khối 4

TTN

112

Bảng 6: So sánh kết quả kiểm tra trước và sau thực nghiệm của học sinh lớp đối chứng với học sinh khối 5

Biểu đồ 6: So sánh kết quả trước và sau thực nghiệm của học sinh lớp đối chứng

Căn cứ vào số liệu biểu đồ 5,6, chúng tôi nhận thấy: Kết quả nắm kiến thức,

kĩ năng trong dạy học, giải các bài toán có lời văn cho học sinh lớp 4, 5 tính theo tỷ lệ % xếp loại giỏi, khá, trung bình, yếu của nhóm đối chứng trước và sau thực nghiệm không có sự chênh lệch đáng kể. Như vậy,bước đầu có thể khẳng định khi không có sự tác động hoặc tác động không đúng cách vào quá trình rèn luyện tư duy logic cho học sinh lớp 4, 5 thông qua việc dạy học giải toán có lời văn thì việc nắm kiến thức, hình thành kĩ năng của học sinh đạt hiệu quả không cao. Chính vì vậy, chúng ta cần áp dụng những biện pháp đề xuất nhằm rèn luyện tư duy logic

Lớp ĐC Số học sinh Giỏi Khá T.Bình Yếu SL % SL % SL % SL % Trước TN 62 9 14,5 18 29 28 45,5 8 11,3 Sau TN 62 7 11,2 22 35,5 26 41,2 7 12,1

113

cho học sinh lớp 4, 5 thông qua hoạt động giải toán có lời văn.

Bảng 7: So sánh kết quả kiểm tra trước và sau thực nghiệm của học sinh lớp thực nghiệm(khối 4)

Từ số liệu của bảng 3, ta có biểu đồ sau:

Biểu đồ 7: So sánh kết quả kiểm tra trước và sau thực nghiệm của học sinh lớp thực nghiệm(khối 4)

Bảng 8: So sánh kết quả kiểm tra trước và sau thực nghiệm của học sinh lớp thực nghiệm(khối 5) Lớp TN Số học sinh Giỏi Khá T.Bình Yếu SL % SL % SL % SL % Trước TN 53 7 13,2 16 30,2 22 41,5 6 15,1 Sau TN 53 13 24,5 28 52,5 12 22,5 0 0 Lớp TN Số học sinh Giỏi Khá T.Bình Yếu SL % SL % SL % SL % Trước TN 59 8 13,6 15 25,4 29 49,2 7 11,8 Sau TN 59 19 32,2 28 47,5 12 20,3 0 0 TTN STN

114

Biểu đồ 8: So sánh kết quả kiểm tra trước và sau thực nghiệm của học sinh lớp thực nghiệm(khối 5)

Căn cứ vào số liệu biểu đồ 7, 8, chúng tôi nhận thấy: Kết quả nắm kiến thức, kĩ năng trong dạy học, giải các bài toán có lời văn cho học sinh lớp 4, 5 tính theo tỷ lệ % xếp loại giỏi, khá, trung bình, yếu của nhóm thực nghiệm trước và sau thực nghiệm có sự chênh lệch khá lớn. Tỷ lệ học sinh đạt mức giỏi, khá tăng lên đáng kể. Còn học sinh trung bình thì giảm hẳn và đặc biệt, không có học sinh ở mức yếu. Như vậy,bước đầu có thể khẳng định một số biện pháp rèn luyện tư duy logic cho học sinh lớp 4, 5 thông qua hoạt động dạy học giải toán có lời văn có ưu thế và hiệu quả hơn nhóm đối chứng.

3.2.3.Kết luận

Trên cơ sở phân tích các kết quả thu được trước và sau khi khi thực nghiệm chúng tôi rút ra các kết luận sau:

- Những biện pháp rèn tư duy logic cho học sinh lớp 4, 5 thông qua hoạt động giải toán có lời văn đã được thực tế chứng minh là mang tính khả thi và tính hiệu quả cao. Cho nên được giáo viên ủng hộ và đón nhận một cách nhiệt tình; hoàn toàn có thể sử dụng rộng rãi trong việc rèn tư duy logic cho học sinh.

115

những giúp học sinh hiểu sâu, nắm chắc kiến thức, tạo điều kiện để học sinh hình thành các kĩ năng toán học mà quan trọng hơn là góp phần hình thành cho học sinh phương pháp suy luận, rèn khả năng diễn đạt, rèn thao tác tư duy, rèn kĩ năng suy luận, qua đó phát triển tư duy logic cho học sinh.

- Do thời gian thực nghiệm không nhiều nên chúng tôi chỉ bước đầu khẳng định được tính khả thi và hiệu quả của một số biện pháp đã đề ra. Trong quá trình thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy, các tiết dạy thực nghiệm, các phiếu bài tập thực nghiệm không những đã khai thác được vốn hiểu biết, kinh nghiệm của học sinh mà còn phát huy được tính độc lập, tích cực, chủ động và sáng tạo của người học cho nên đã gây hứng thú, lôi cuốn tất cả học sinh tham gia vào quá trình học tập, khiến cho giờ học trở nên nhẹ nhàng, thoái mái.

116

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận

Toán có lời văn là mạch kiến thức tổng hợp của các mạch kiến thức toán học: Bao gồm các loại toán về số học, các yếu tố đại số, các yếu tố hình học và đo đại lượng. Có thể nói toán có lời văn là cầu nối giữa toán học và thực tế đời sống, giữa toán học với các môn học khác.Thông qua giải toán có lời văn, học sinh đi sâu vào việc lập luận, tìm lời giải, chọn lọc ngôn từ, tìm ra con đường ngắn nhất để đi đến mục đích bằng sự trình bày rõ ràng với những lập luận chặt chẽ của mình. Hình thành phương pháp suy luận không những nâng cao năng lực suy nghĩ, thúc đẩy học sinh phát triển sự thông minh sáng tạo, rèn luyện kỹ năng đọc, viết, diễn đạt, tính toán cho học sinh mà còn làm cho quá trình rèn luyện tư duy ở học sinh diễn ra một cách tự nhiên, mang lại hiệu quả cao. Chính vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề rèn luyện tư duy logic cho học sinh lớp 4, 5 thông qua hoạt động giải toán có lời văn là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết.

- Tư duy logic là nhân tố cần thiết, góp phần quan trọng không chỉ trong quá trình học tập mà còn góp phần quan trọng trong thực tế cuộc sống của mỗi học sinh.

- Việc rèn luyện tư duy lôgic cho học sinh ở bậc tiểu học là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết, nó đòi hỏi phải thực hiện trong một thời gian lâu dài, thường xuyên, có kế hoạch, có hệ thống và phải gắn với nội dung của từng môn học. Và một điều quan trọng là phải gây hứng thú cho học sinh trong việc rèn tư duy logic.

- Việc bồi dưỡng và rèn luyện tư duy logic cho học sinh sẽ đạt được hiệu quả cao hơn nếu chúng ta hướng vào rèn các thao tác tư duy, các phẩm chất của tư duy, rèn khả năng diễn đạt và kỹ năng suy luận cho học sinh.

117

Kết quả đạt được của đề tài

+ Đề tài đã làm sáng tỏ một số vấn đề về tư duy,tư duy logic, đặc điểm tư duy của học sinh tiểu học và đi sâu tìm hiểu nội dung của các dạng toán có lời văn điển hình trong chương trình sách giáo khoa toán hiện hành lớp 4, 5.

+ Đề tài đã tìm hiểu được thực trạng của việc rèn luyện tư duy lôgic cho học sinh lớp 4, 5 thông qua hoạt động giải toán có lời văn tại một số trường tiểu học.

+ Đề tài đã xây dựng được một số biện pháp nhằm rèn luyện tư duy logic cho học sinh lớp 4, 5 thông qua hoạt động giải toán có lời văn.

Một phần của tài liệu Rèn luyện tư duy logic cho học sinh các lớp 4, 5 thông qua việc giải toán có lời văn (Trang 104 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)