8. Phạm vi nghiên cứu
3.1.3. Nội dung thực nghiệm
Chúng tôi tiến hành cho học sinh làm bài kiểm tra đầu vào (bài kiểm tra số 1 với học sinh khối 4 và bài kiểm tra số 3 với học sinh khối 5). Qua đó giúp chúng tôi có cái nhìn khách quan về năng lực tư duy lôgic của học sinh trước khi thực nghiệm. Nội dung của bài kiểm tra số 1, số 3 là một số bài toán có lời văn diển hình nằm trong phạm vi kiến thức mà các em đã được học từ đầu năm cho đến gần cuối học kì 2 của chương trình sách giáo khoa toán lớp 4, lớp 5 hiện hành. Các bài tập có nội dung phù hợp với trình độ đại trà. Tuy nhiên cũng có một số nội dung nâng cao so với sách giáo khoa nhằm mục đích phân loại học sinh.
Trong quá trình thực nghiệm chúng tôi đã thiết kế và dạy thực nghiệm một số tiết học về một số dạng toán có văn điển hình. Đồng thời, chúng tôi thiết kế 7 phiếu bài tập cho các em thực hành trên lớp kết hợp với sự hướng dẫn của giáo viên và tiến hành giao bài tập về nhà cho các em tự luyện tập.
Thông qua những tiết dạy và các phiếu bài tập này, chúng tôi đã rèn cho học sinh các thao tác của tư duy logic song song với nó là phát triển các phẩm chất của tư duy, rèn khả năng suy luận, diễn đạt cho học sinh.
Sau thời gian thực nghiệm, chúng tôi tiến hành cho học sinh làm bài kiểm tra đầu ra (bài kiểm tra số 2 với học sinh khối 4 và bài kiểm tra số 4 với học sinh khối 5) để đánh giá kết quả bước đầu của việc rèn luyện tư duy lôgic cho học sinh lớp 4, 5 thông qua các biện pháp mà chúng tôi đưa ra. Nội dung
104
của bài kiểm tra số 2, số 4 cũng có cấu trúc tương tự như nội dung trong bài kiểm tra số 1, số 3.