Rèn tư duy logic cho khả năng diễn đạt, cách sử dụng ngôn từ

Một phần của tài liệu Rèn luyện tư duy logic cho học sinh các lớp 4, 5 thông qua việc giải toán có lời văn (Trang 96)

8. Phạm vi nghiên cứu

2.5.3. Rèn tư duy logic cho khả năng diễn đạt, cách sử dụng ngôn từ

Đến cuối lứa tuổi tiểu học, với học sinh các khối lớp 4, 5, các khó khăn trên bình diện hoạt động và trực giác có thể vượt qua nhưng vẫn còn tồn tại trên bình diện lời nói. Với một bài toán có lời văn, các em có thế tóm tắt và tính đúng phép tính của bài nhưng không thể trả lời hoặc lý giải tại sao các em lại làm như vậy, khả năng trình bày bài giải bằng ngôn ngữ viết của các em còn dài dòng,không rõ ràng ý,còn sử dụng nhiều từ ngữ gắn với đời sống thực tế, thiếu tính khoa học, câu lời giải diễn đạt vụng về thiếu logic hay không đúng theo câu hỏi của bài toán hoặc không ăn khớp với phép tính tương ứng đã thực hiện,… Chính những điều đó là nguyên nhân không nhỏ ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ của học sinh.

Hơn nữa, tư duy nói chung, tư duy logic nói riêng có quan hệ biện chứng với ngôn ngữ. Ngôn ngữ là công cụ của tư duy,sự hình thành và phát

97

triển của tư duy logic gắn liền sự phát triển của ngôn ngữ. Vì vậy việc rèn luyện tư duy logic cho học sinh gắn liền với việc rèn luyện ngôn ngữ cho học sinh. Đối với học sinh lớp 4, 5, viêc rèn luyện ngôn ngữ, khả năng diễn đạt cho học sinh thông qua hoạt đông giải toán có lời văn được tiến hành trong quá trình giải toán, làm bài tập. Để nâng cao hiệu quả của việc rèn khả năng diễn đạt cho học sinh trong quá trình giải bài toán có lời văn, giáo viên cần phải tổ chức theo quy trình sau:

Thứ nhất, giáo viên cần xác định kỹ năng cần rèn cho học sinh.

Đối với hoạt động giải toán có lời văn, giáo viên cần tập trung rèn cho học sinh một số kỹ năng sau đây:

-Kỹ năng đặt lời giải viết câu giải đầy đủ ngắn gọn, biết sắp xếp chặt chẽ ngôn từ .

- Kỹ năng lập đề toán dựa vào tóm tắt đã cho. - Kỹ năng tóm tắt bài toán bằng lời.

- Kỹ năng trình bày ý tưởng, lập luận để đi đến bài giải.

- Kỹ năng trình bày bài giải của bài toán và khả năng lập luận, diễn đạt để bảo vệ ý kiến trước sự chất vấn hoặc sự phủ nhận kết quả đã làm. Thứ hai, giáo viên cần lựa chọn những bài tập phù hợp.

Thứ ba, giáo viên cần xác định những dấu hiệu quan hệ hay kết luận, nội dung để học sinh diễn đạt.

Cuối cùng giáo viên cần dự kiến những dấu hiệu quan hệ hay kết luận, nội dung học sinh có thể trình bày.

Trên cơ sở đó giáo viên lựa chọn biện pháp hướng dẫn:

Thông qua thực hành luyện tập, thảo luận nhóm, sử dụng hệ thống câu hỏi, sử dụng hệ thống bài tập. Xong việc rèn luyện chỉ đạt được hiệu quả cao khi giáo viên gợi được nhu cầu hứng thu học sinh, trong quá trình rèn luyện phải thường xuyên động viên khuyến khích các em. Từ đó tổ chức rèn luyện.

98

Hơn nữa, trong quá trình giải toán có lời văn học sinh phải tiến hành các bước giải, tiến hành những lập luận, suy luận thông qua hoạt động của các thao tác tư duy như: phân tích, so sánh, tổng hợp…Chính vì vậy việc rèn khả năng diễn đạt sử dụng ngôn từ cho học sinh phải kết hợp song song, gắn liền với các thao tác tư duy cho học sinh.

Ví dụ: bài 1 (trang 21, toán 5)

“10 người làm xong một công việc phải hết 7 ngày. Nay muốn làm xong công việc đó trong 5 ngày cần bao nhiêu người? (mức làm của mỗi người là như nhau)”

Thực chất việc rèn khả năng diễn đạt cho học sinh lớp 4, 5, cũng chỉ được đặt ra với những yêu cầu đơn giản.

Với bài toán trên giáo viên có thể rèn khả năng diễn đạt cho học sinh qua 1 số hoạt động sau:

-Giáo viên yêu cầu học sinh tóm tắt bài toán bằng lời:

Khi tóm tắt bài toán bằng lời nhiều học sinh gặp phải khó khăn và khả năng ngôn ngữ có hạn, câu văn rời rạc, dài dòng, thiếu khúc chiết lặp từ nhiều có khi các em tóm tắt lại sử dụng từ khó hiểu hơn đề toán ban đầu. Do vậy, giáo viên phải hướng dẫn học sinh một cách ngắn gọn, chính xác, sau khi các em đọc hiểu, phân tích đề toán, xác định được các mối quan hệ bản chất, gạch chân dưới những từ quan trọng, giáo viên hướng dẫn học sinh dùng những ngôn từ ký hiệu để tóm tắt lại bài toán một cách dễ hiểu nhất. Ví dụ:

7 ngày: 10 người 5 ngày: … người?

Từ tóm tắt trên học sinh dễ dàng nhìn được các đại lượng biến thiên. Trong 7 dạng toán điển hình được nghiên cứu trong luận văn thì việc rèn luyện khả năng diễn đạt cho học sinh qua kỹ năng tóm tắt bài toán bằng lời được vẫn dụng nhiều nhất trong dạng toán về quan hệ tỷ lệ.

99

Tiếp theo giáo viên có thể rèn khả năng diễn đạt cho học sinh khi yêu cầu các em trình bày ý tưởng, lập luận để đi đến bài giải. Với học sinh khá, giỏi thì các em có thể trình bày tốt ý tưởng của mình. Còn với học sinh đại trà giáo

viên có thể sử dụng hệ thống câu hỏi chất vấn hướng học sinh vào việc rèn

khả năng diễn đạt:

+) Bài toán hỏi gì? (hoàn thành xong công việc trong 5 ngày thì cần bao nhiêu người?)

+) Muốn biết trong 5 ngày cần bao nhiêu người, ta phải biết gì? (1 ngày cần bao nhiêu người)

Lúc này phần tóm tắt bài toán được giáo viên viết thêm một dòng như sau:

7 ngày: 10 người

1 ngày: …người?

5 ngày: …người?

+) Muốn biết 1 ngày cần bao nhiêu người ta làm thế nào? (7 x 10 = 70 người)

+) Giải thích vì sao lại lấy 7 x 10? (mức làm của mỗi người là như nhau nên để hoàn thành công việc trong thời gian càng ít thì càng cần nhiều người hơn)

+) Muốn tìm 5 ngày cần bao nhiêu người ta làm thế nào? (70 : 5 = 14 người)

Giáo viên vẽ: 7 ngày: 10 người 1 ngày: 70 người 5 ngày: …người

+) Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh trả lời để giải bài toán này ta phải làm theo mấy bước? Đó là những bước nào?

100

Bước 2: Hoàn thành công việc trong 5 ngày cần bao nhiêu người? +) Cuối cùng giáo viên yêu cầu học sinh trình bày bài giải của bài toán dựa vào trình tự giải bài toán ở trên.

Hoạt động này bao gồm các phép tính đã được nêu trong kế hoạch giải bài toán và lời giải tương ứng với phép tính đó. Nếu như kỹ năng tính trong việc giải toán có lời văn là khá dễ, ít phải quan tâm thì kỹ năng đặt lời giải của học sinh lại rất cần sự quan tâm.

Để trình bày được bài giải đúng, chính xác, khoa học, ngắn gọn, dễ

hiểu thì điều đầu tiên giáo viên phải quan tâm là rèn luyện kỹ năng đặt lời giải

cho học sinh

Rèn học sinh đặt lời giải phù hợp, tương ứng với phép tính

Giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào trình tự giải bài toán (như đã nêu ở trên hoặc dựa vào hồ sơ phân tích bài toán phần 2.1.1) để học sinh dễ dàng hơn khi xác định câu lời giải và phép tính tương ứng, tránh được tình trạng học sinh viết câu lời giải không ăn khớp với phép tính tương ứng.

Chẳng hạn: vẫn ví dụ trên học sinh xác định được câu lời giải và phép tính giải tương ứng ở bước 1 là: muốn làm xong công việc trong 1 ngày thì cần số người là : 7 x 10 = 70 người

Sau khi học sinh xác định được câu lời giải tương ứng với phép tính. Lúc này đòi hỏi giáo viên cần thường xuyên luyện tập rèn luyện cho các em biết viết câu lời giải đầy đủ, ngắn gọn, chính xác và logic bằng cách khi học sinh

thực hiện bài giải, giáo viên phải chú ý kiểm tra từng câu chữ viết trong bài,

gạch bỏ những từ thừa, không cần thiết và yêu cầu học sinh trình bày lại bài giải.

Quá trình rèn luyện này nếu được diễn ra một cách thường xuyên, liên tục chẳng những giúp phát triển tư duy logic của các em mà còn góp phần phát triển khả năng ngôn ngữ của các em.

101

Tóm lại, qua những nội dung đã trình bày ở chương 2, hoạt động giải toán có lời văn có vai trò rất lớn đối với sự phát triển tư duy logic ở học sinh. Thông qua đó học sinh có điều kiện tốt nhất để rèn các thao tác tư duy logic song song với nó là các phẩm chất của tư duy, rèn luyện kỹ năng suy luận cũng như khả năng diễn đạt, sử dụng ngôn ngữ. Những thành tố quan trọng đó là điều kiện, động lực thúc đẩy sự hình thành và phát triển tư duy logic.

Các biện pháp mà chúng tôi đưa ra có thể kết hợp đan xen nhau trong bất cứ giai đoạn nào của hoạt động giải toán. Các biện pháp này cần được áp dụng trong tất cả các khâu của quá trình dạy học: trong giảng bài mới, trong thực hành luyện tập, trong kiểm tra, đánh giá và các hoạt động khác nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.

102 Chương 3

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mô tả thực nghiệm

3.1.1 .Mục đích thực nghiệm.

Thực nghiệm dạy học nhằm bước đầu kiểm định tính khả thi và tính hiệu quả của việc áp dụng một số biện pháp nhằm rèn luyện tư duy logic cho học sinh lớp 4, 5 thông qua hoạt động giải toán có lời văn.

3.1.2. Đối tượng thực nghiệm

Do phạm vi và thời gian nghiên cứu có hạn, để thuận tiện hơn trong quá trình thực nghiệm nên chúng tôi đã tìm hiểu và quyết định tiến hành thực nghiệm tại hai trường tiểu học thuộc huyện Yên Dũng – Bắc Giang.

Nhóm 1: Khối 4:

Lớp thực nghiệm: Lớp 4 A, trường tiểu học Yên Lư số 2, Yên Dũng, Bắc Giang, sĩ số là 25 học sinh (kí hiệu: TN1).

Lớp đối chứng: Lớp 4B, trường tiểu học Yên Lư số 2, Yên Dũng, Bắc Giang, sĩ số là 27 học sinh (kí hiệu: ĐC1).

Khối 5:

Lớp thực nghiệm: Lớp 5 A, trường tiểu học Yên Lư số 2, Yên Dũng, Bắc Giang, sĩ số là 30 học sinh (kí hiệu: TN1).

Lớp đối chứng: Lớp 5B, trường tiểu học Yên Lư số 2, Yên Dũng, Bắc Giang, sĩ số là 32 học sinh (kí hiệu: ĐC1).

Nhóm 2: Khối 4:

Lớp thực nghiệm: Lớp 4 B, trường tiểu học Nham Sơn, Yên Dũng, Bắc Giang, sĩ số là 28 học sinh (kí hiệu: TN2).

103 Giang, sĩ số là 27 học sinh (kí hiệu: ĐC2).

Khối 5:

Lớp thực nghiệm: Lớp 5 B, trường tiểu học Nham Sơn, Yên Dũng, Bắc Giang, sĩ số là 29 học sinh (kí hiệu: TN2).

Lớp đối chứng: Lớp 5 C, trường tiểu học Nham Sơn, Yên Dũng, Bắc Giang, sĩ số là 30 học sinh (kí hiệu: ĐC2).

3.1.3. Nội dung thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành cho học sinh làm bài kiểm tra đầu vào (bài kiểm tra số 1 với học sinh khối 4 và bài kiểm tra số 3 với học sinh khối 5). Qua đó giúp chúng tôi có cái nhìn khách quan về năng lực tư duy lôgic của học sinh trước khi thực nghiệm. Nội dung của bài kiểm tra số 1, số 3 là một số bài toán có lời văn diển hình nằm trong phạm vi kiến thức mà các em đã được học từ đầu năm cho đến gần cuối học kì 2 của chương trình sách giáo khoa toán lớp 4, lớp 5 hiện hành. Các bài tập có nội dung phù hợp với trình độ đại trà. Tuy nhiên cũng có một số nội dung nâng cao so với sách giáo khoa nhằm mục đích phân loại học sinh.

Trong quá trình thực nghiệm chúng tôi đã thiết kế và dạy thực nghiệm một số tiết học về một số dạng toán có văn điển hình. Đồng thời, chúng tôi thiết kế 7 phiếu bài tập cho các em thực hành trên lớp kết hợp với sự hướng dẫn của giáo viên và tiến hành giao bài tập về nhà cho các em tự luyện tập.

Thông qua những tiết dạy và các phiếu bài tập này, chúng tôi đã rèn cho học sinh các thao tác của tư duy logic song song với nó là phát triển các phẩm chất của tư duy, rèn khả năng suy luận, diễn đạt cho học sinh.

Sau thời gian thực nghiệm, chúng tôi tiến hành cho học sinh làm bài kiểm tra đầu ra (bài kiểm tra số 2 với học sinh khối 4 và bài kiểm tra số 4 với học sinh khối 5) để đánh giá kết quả bước đầu của việc rèn luyện tư duy lôgic cho học sinh lớp 4, 5 thông qua các biện pháp mà chúng tôi đưa ra. Nội dung

104

của bài kiểm tra số 2, số 4 cũng có cấu trúc tương tự như nội dung trong bài kiểm tra số 1, số 3.

3.1.4. Thời gian thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành thực nghiệm từ 28/2/2012 đến ngày 28/4/2012.

3.1.5. Địa bàn thực nghiệm

Để đánh giá hiệu quả và tính khả thi của một số biện pháp rèn tư duy logic cho học sinh lớp 4, 5 một cách khách quan, chúng tôi đã chọn các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ở các địa bàn khác nhau: Một trường nằm ở khu vực thị trấn còn một trường ở khu vực miền núi có điều kiện khó khăn hơn. Để hạn chế những tác động của các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến quá trình thực nghiệm, chúng tôi không chọn giáo viên giỏi tham gia dạy thực nghiệm cũng như không chọn lớp giỏi để dạy và tiến hành thực nghiệm. Các lớp thực nghiệm và đối chứng phải đảm bảo:

- Có sĩ số tương đương. - Có học lực tương đương.

- Giáo viên có trình độ và năng lực không chênh lệch nhau nhiều.

3.1.6. Chuẩn bị thực nghiệm

Các giáo viên dạy thực nghiệm là giáo viên chủ nhiệm các lớp được chọn làm thực nghiệm. Giáo viên thực nghiệm cần phải tìm hiểu kĩ nội dung, yêu cầu, cách dạy các bài thực nghiệm cũng như nắm rõ các phương án dạy và học. Tất cả những vấn đề trên được trao đổi trước khi thực nghiệm.

Để phát huy tính sáng tạo và chủ động của người dạy, chúng tôi không đòi hỏi giáo viên phải tuân theo giáo án một cách máy móc mà tùy thuộc vào từng tình huống cụ thể giáo viên có cách xử lí phù hợp.

Điều kiện cơ sở vật chất thiết yếu như bàn ghế, chỗ ngồi được chuẩn bị đầy đủ, phù hợp với yêu cầu của giờ học. Công tác phân nhóm học tập cũng được chuẩn bị từ trước giờ thực nghiệm. Tất cả các tiết dạy thực nghiệm đều

105

được ghi lại làm cơ sở cho việc đánh giá sau này. 3.2. Tổ chức thực nghiệm

3.2.1.Tiến hành thực nghiệm.

Chúng tôi tiến hành dạy 6 tiết thực nghiệm và hướng dẫn học sinh thực hành, luyện tập, hoàn thành 7 phiếu bài tập ở các lớp thực nghiệm đã được chọn lựa,còn các lớp đối chứng vẫn dạy bình thường.Các lớp thực nghiệm do giáo viên chủ nhiệm trực tiếp đứng lớp và dạy theo hướng rèn tư duy logic cho học sinh. Sau 2 tháng thực nghiệm, chúng tôi đồng thời kiểm tra cả hai lớp thực nghiệm và đối chứng với đề bài như nhau. Dựa vào kết quả kiểm tra (đầu ra), chúng tôi tiến hành xử lí, so sánh với kết quả đầu vào. Trên cơ sở đó rút ra kết luận về tính hiệu quả, tính khả thi của một số biện pháp rèn tư duy logic cho học sinh lớp 4, 5 thông qua hoạt động giải toán có lời văn.

3.2.2. Kết quả thực nghiệm

3.2.2.1 Các bình diện được đánh giá

Sau khi tiến hành thực nghiệm, căn cứ vào các tiết dạy thực nghiệm, căn cứ vào việc hoàn thành các bài tập trong phiếu bài tập, căn cứ vào kết quả hai bài kiểm tra trước và sau khi thự nghiệm, chúng tôi đã tiến hành đánh giá kết quả một cách khách quan trên cả hai mặt:

-Đánh giá về mặt định lượng (kiến thức – kĩ năng của học sinh): Chúng tôi xây dựng thang đánh giá kiến thức và kĩ năng của học sinh như sau:

+ Loại giỏi: Bài làm đạt 9 – 10 điểm + Loại khá: Bài làm đạt 7 – 8 điểm

+ Loại trung bình: Bài làm đạt 5 – 6 điểm

Một phần của tài liệu Rèn luyện tư duy logic cho học sinh các lớp 4, 5 thông qua việc giải toán có lời văn (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)