Phân tích hồi quy

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn phần mềm kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại bình định (Trang 62 - 71)

6. Kết cấu của luận văn

4.1.2.4. Phân tích hồi quy

a) Phân tích tương quan

Bảng 4.19. Ma trận tương quan của các nhân tố

LC YC TN GP DV TC HT LC Pearson Correlation 1 .490 ** .496** .337** .223** .162* .186* Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .005 .042 .020 N 157 157 157 157 157 157 157 YC Pearson Correlation .490 ** 1 .108 .079 .045 -.083 .032 Sig. (2-tailed) .000 .179 .328 .574 .300 .691 N 157 157 157 157 157 157 157 TN Pearson Correlation .496 ** .108 1 -.022 .111 .102 -.026 Sig. (2-tailed) .000 .179 .783 .167 .204 .748 N 157 157 157 157 157 157 157 GP Pearson Correlation .337 ** .079 -.022 1 .066 -.091 -.098 Sig. (2-tailed) .000 .328 .783 .414 .256 .221 N 157 157 157 157 157 157 157 DV Pearson Correlation .223 ** .045 .111 .066 1 -.092 -.024 Sig. (2-tailed) .005 .574 .167 .414 .253 .769 N 157 157 157 157 157 157 157 TC Pearson Correlation .162 * -.083 .102 -.091 -.092 1 -.101 Sig. (2-tailed) .042 .300 .204 .256 .253 .209 N 157 157 157 157 157 157 157

HT Pearson Correlation .186 * .032 -.026 -.098 -.024 -.101 1 Sig. (2-tailed) .020 .691 .748 .221 .769 .209 N 157 157 157 157 157 157 157

**Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

Kết quả phân tích tương quan cho thấy 6 nhân tố: yêu cầu của người sử dụng, tính năng của phần mềm, tính tin cậy nhà cung cấp phần mềm kế toán, khả năng hỗ trợ doanh nghiệp của nhà cung cấp phần mềm kế toán, giá phí của phần mềm, dịch vụ sau bán hàng có mối tương quan chặt chẽ đối với sự lựa chọn phần mềm kế toán ở mức ý nghĩa 1% cụ thể như sau:

- Nhân tố “Yêu cầu của người sử dụng” có hệ số tương quan với nhân tố sự lựa chọn phần mềm kế toán là 0.490

- Nhân tố “Tính năng của phần mềm” có hệ số tương quan với nhân tố sự lựa chọn phần mềm kế toán là 0.496

- Nhân tố “Tính tin cậy nhà cung cấp phần mềm kế toán” có hệ số tương quan với nhân tố sự lựa chọn phần mềm kế toán là 0.162

- Nhân tố “Khả năng hỗ trợ doanh nghiệp của nhà cung cấp phần mềm kế toán” có hệ số tương quan với nhân tố sự lựa chọn phần mềm kế toán là 0.186

- Nhân tố “Giá phí của phần mềm” có hệ số tương quan với nhân tố sự lựa chọn phần mềm kế toán là 0.337

- Nhân tố “Dịch vụ sau bán hàng” có hệ số tương quan với nhân tố sự lựa chọn phần mềm kế toán là 0.223

b) Phân tích hồi quy

Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình

Bảng 4.20. Tóm tắt mô hình hồi quy

Model R R Square Adjusted R

Square

Std. Error of

the Estimate Durbin-Watson

1 .807a .652 .638 .23687 1.992

a. Predictors: (Constant), HT, DV, YC, GP, TN, TC b. Dependent Variable: LC

Trong bảng R2 = 0.652 có nghĩa là mô hình hồi quy đa biến phù hợp với dữ liệu nghiên cứu mức 65.2% hay 65.2% các lựa chọn phần mềm kế toán sẽ được giải thích bởi 6 biến “Yêu cầu của người sử dụng”, “Tính năng của phần mềm”, “Tính tin cậy nhà cung cấp phần mềm kế toán”, “Khả năng hỗ trợ doanh nghiệp của nhà cung cấp phần mềm kế toán”, “Giá phí của phần mềm” và “Dịch vụ sau bán hàng”.

Bảng 4.21. Phân tích phương sai (ANOVA) các nhân tố ANOVAa Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression 15.736 6 2.623 46.741 .000b Residual 8.416 150 .056 Total 24.152 156 a. Dependent Variable: LC

b. Predictors: (Constant), HT, DV, YC, GP, TN, TC

Giá trị F của mô hình là 46.741, giá trị Sig = 0.000 tại mức ý nghĩa 5% cho thấy mô hình hồi quy đưa ra phù hợp với dữ liệu khảo sát.

Kiểm định hệ số hồi quy

Bảng 4.22. Hệ số hồi quy (Coefficients) của các nhân tố

Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. Collinearity Statistics

B Std. Error Beta Tolerance VIF

1 (Constant) -.507 .265 -1.913 .058 TN .406 .047 .424 8.624 .000 .961 1.040 YC .261 .030 .420 8.600 .000 .973 1.028 GP .165 .023 .348 7.112 .000 .971 1.030 HT .115 .023 .244 5.008 .000 .976 1.024 TC .153 .033 .225 4.565 .000 .954 1.048 DV .072 .022 .161 3.292 .001 .972 1.028 a. Dependent Variable: LC

Tất cả các giá trị Sig < 0.05, tác giả kết luận rằng 6 biến yêu cầu người sử dụng, tính năng của phần mềm, tính tin cậy nhà cung cấp, khả năng hỗ trợ doanh nghiệp của nhà cung cấp phần mềm kế toán, giá phí của phần mềm, dịch vụ sau bán hàng có mối tương quan với biến lựa chọn phần mềm kế toán. Hơn nữa tất cả các giá trị VIF < 2 cho thấy không có hiện tượng đa cộng tuyến tức là không có mối quan hệ tuyến tính nào giữa các biến.

Mô hình hồi quy bội

YC = 0.424 X1 + 0.420 X2 + 0.348 X3 + 0.244 X4 + 0.225 X5 + 0.161 X6 Trong đó:

- YC: Sự lựa chọn phần mềm kế toán - X1: Tính năng của phần mềm - X2: Yêu cầu của người sử dụng - X3: Giá phí của phần mềm

- X4: Khả năng hỗ trợ doanh nghiệp của nhà cung cấp phần mềm kế toán - X5: Tính tin cậy nhà cung cấp phần mềm kế toán

- X6: Dịch vụ sau bán hàng

Ý nghĩa của các hệ số hồi quy

Kết quả phân tích hồi quy cho thấy mức độ tác động của từng nhân tố đến sự lựa chọn phần mềm kế toán như sau:

- Nhân tố tính năng của phần mềm có tác động mạnh nhất đến sự lựa chọn phần mềm kế toán với hệ số hồi quy 0.424.

- Nhân tố yêu cầu người sử dụng tác động mạnh đến sự lựa chọn phần mềm kế toán với hệ số hồi quy 0.420.

- Giá phí phần mềm có tác động tương đối mạnh đến sự lựa chọn phần mềm kế toán với hệ số hồi quy 0.348.

- Khả năng hỗ trợ của nhà cung cấp tác động tương đối sự lựa chọn phần mềm kế toán với hệ số hồi quy 0.244.

- Tính tin cậy nhà cung cấp có tác động thấp đến sự lựa chọn phần mềm kế toán với hệ số hồi quy 0.225.

- Dịch vụ sau bán hàng có tác động thấp nhất đến sự lựa chọn phần mềm kế toán với hệ số hồi quy 0.161.

Sự tác động của các nhân tố đến sự lựa chọn phần mềm kế toán như sau:

Khi nhân tố “Tính năng của phần mềm” tăng 1 đơn vị thì sẽ làm cho sự lựa chọn phần mềm kế toán các tăng thêm 0.424 đơn vị. Điều này có nghĩa là khi chúng ta đáp ứng được các yêu cầu trong nhân tố “Tính năng của phần mềm” làm cho các tổ hợp tuyến tính của nhân tố này tăng thêm 1 đơn vị so với lúc đầu sẽ đáp ứng được 0.424 đơn vị tương ứng trong tổ hợp tuyến tính của sự lựa chọn phần mềm kế toán, trong điều kiện các nhân tố còn lại không thay đổi.

Khi nhân tố “Yêu cầu của người sử dụng” tăng 1 đơn vị thì sẽ làm cho sự lựa chọn phần mềm kế toán tăng thêm 0.420 đơn vị tương ứng. Điều này có nghĩa là khi chúng ta đáp ứng được các yêu cầu trong nhân tố “Yêu cầu người sử dụng” làm cho các tổ hợp tuyến tính của nhân tố này tăng thêm 1 đơn vị so với lúc đầu sẽ đáp ứng được 0.420 đơn vị tương ứng trong tổ hợp tuyến tính của sự lựa chọn phần mềm kế toán, trong điều kiện các nhân tố còn lại không thay đổi.

Khi nhân tố “Giá phí của phần mềm” tăng 1 đơn vị thì sẽ làm cho sự lựa chọn phần mềm kế toán 0.348 đơn vị tương ứng. Điều này có nghĩa là khi chúng ta đáp ứng được các yêu cầu trong nhân tố “Giá phí của phần mềm” làm cho các tổ hợp tuyến tính của nhân tố này tăng thêm 1 đơn vị so với lúc đầu sẽ đáp ứng được 0.348 đơn vị tương ứng trong tổ hợp tuyến tính của sự lựa chọn phần mềm kế toán, trong điều kiện các nhân tố còn lại không thay đổi.

Khi nhân tố “Khả năng hỗ trợ doanh nghiệp của nhà cung cấp phần mềm kế toán” tăng 1 đơn vị thì sẽ làm cho sự lựa chọn phần mềm kế toán tăng thêm 0.244 đơn vị tương ứng. Điều này có nghĩa là khi chúng ta đáp ứng được các yêu cầu trong nhân tố “Khả năng hỗ trợ doanh nghiệp của nhà cung cấp phần mềm kế toán” làm cho các tổ hợp tuyến tính của nhân tố này tăng thêm 1 đơn vị so với lúc đầu sẽ đáp ứng được 0.244 đơn vị tương ứng trong tổ hợp tuyến tính của sự lựa chọn phần mềm kế toán trong điều kiện các nhân tố còn lại không thay đổi.

Khi nhân tố “Tính tin cậy nhà cung cấp phần mềm kế toán” tăng 1 đơn vị thì sẽ làm cho sự lựa chọn phần mềm kế toán tăng thêm 0.225 đơn vị tương ứng. Điều

này có nghĩa là khi chúng ta đáp ứng được các yêu cầu trong nhân tố “Tính tin cậy nhà cung cấp phần mềm kế toán” làm cho các tổ hợp tuyến tính của nhân tố này tăng thêm 1 đơn vị so với lúc đầu sẽ đáp ứng được 0.225 đơn vị tương ứng trong tổ hợp tuyến tính của sự lựa chọn phần mềm kế toán, trong điều kiện các nhân tố còn lại không thay đổi.

Khi nhân tố “Dịch vụ sau bán hàng” tăng 1 đơn vị thì sẽ làm cho sự lựa chọn phần mềm kế toán tăng thêm 0.161 đơn vị tương ứng. Điều này có nghĩa là khi chúng ta đáp ứng được các yêu cầu trong nhân tố “Dịch vụ sau bán hàng” làm cho các tổ hợp tuyến tính của nhân tố này tăng thêm 1 đơn vị so với lúc đầu sẽ đáp ứng được 0.161 đơn vị tương ứng trong tổ hợp tuyến tính của sự lựa chọn phần mềm kế toán, trong điều kiện các nhân tố còn lại không thay đổi.

c) Kiểm định giả thuyết của mô hình

Bảng 4.23: Kết quả kiểm định giả thuyết của mô hình

Giả thuyết Kết quả kiểm định

Giả thuyết H1:Yêu cầu của người sử dụng có ảnh hưởng đến

sự lựa chọn phần mềm kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa

β =0.420, t=8.600 Sig= 0.000 < 0.05 Chấp nhận H1

Giả thuyết H2: Tính năng của phần mềm có ảnh hưởng

đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa

β = 0.424, t=8.624 Sig= 0.000 < 0.05 Chấp nhận H2

Giả thuyết H3: Tính tin cậy nhà cung cấp phần mềm kế

toán có ảnh hưởng đến sự lựa chọn phần mềm kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa

β = 0.225, t=4.565 Sig= 0.000 < 0.05 Chấp nhận H3

Giả thuyết H4: Khả năng hỗ trợ doanh nghiệp của nhà cung

cấp phần mềm kế toán có ảnh hưởng đến sự lựa chọn phần mềm kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa

β = 0.244, t=5.008 Sig= 0.000 < 0.05 Chấp nhận H4

Giả thuyết H5:Giá phí của phần mềm có ảnh hưởng đến sự

lựa chọn phần mềm kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa

β = 0.348, t=7.112 Sig= 0.000 < 0.05 Chấp nhận H5

Giả thuyết H6:Dịch vụ sau bán hàng có ảnh hưởng đến sự lựa chọn phần mềm kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa

β = 0.161, t=3.292 Sig= 0.001 < 0.05 Chấp nhận H6

Hình 4.1. Mô hình hồi quy sau nghiên cứu định lượng

d) Dò tìm vi phạm các giả định cần thiết trong phân tích hồi quy tuyến tính

Mô hình hồi quy tuyến định được thực hiện bằng phương pháp bình phương bé nhất OLS (Ordinary Least Squares) chỉ có ý nghĩa khi các giả định đáng tin cậy (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Tác giả tiến hành dò tìm các vi phạm giả định cần thiết để đảm bảo độ tin cậy của mô hình.

Giả định không có hiện tượng đa cộng tuyến: Hệ số VIF dùng để kiểm định

hiện tượng đa cộng cộng tuyến được thể hiện trong bảng 4.22 đều nhỏ hơn 2 cho thấy không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra hay các biến độc lập trong mô hình hồi quy bội không có tương quan hoàn toàn với nhau.

Giả định liên hệ tuyến tính: Đồ thị phân tán Scatterplot kiểm tra giả định liên

hệ tuyến tính. Nếu giả định liên hệ tuyến tính không bị vi phạm thì ta sẽ không nhận thấy có mối lien hệ gì giữa các giá trị dự đoán với phần dư, phần dư sẽ phân tán ngẫu nhiên (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Yêu cầu của người sử dụng Tính năng của phần mềm Tính tin cậy của nhà cung cấp

phần mềm kế toán Giá phí của phần mềm

Khả năng hỗ trợ doanh nghiệp của nhà cung cấp phần mềm kế toán Dịch vụ sau bán hàng Sự lựa chọn phần mềm kế toán 0.420 0.424 0.225 0.348 0.244 0.161

Hình 4.2. Đồ thị phân tán Scatterplot

Nhìn vào đồ thị ta thấy phần dư được phân tán một cách ngẫu nhiên trong vùng xung quanh đường đi qua tung độ 0. Do đó, giả thuyết về liên hệ tuyến tính giữa biến độ lập và biến phụ thuộc không bị vi phạm.

Giả định về phân phối chuẩn của phần dư: Hai đồ thị Histogram biểu diễn tần

số của phần dư chuẩn hóa và đồ thị Q-Q Plot thể hiện những giá trị của điểm phân vị của phân phối của biến theo các phân vị của phân phối chuẩn.

Hình 4.3. Đồ thị Histogram

Nhìn vào đồ thị Histogram ta thấy phần dư có dạng gần với phân phối chuẩn, giá trị trung bình gần bằng 0 và độ lệch chuẩn gần bằng 1 (cụ thể là 0.981).

Nhìn vào đồ thị Q-Q Plot ta thấy biểu diễn các điểm quan sát tập trung khá sát đường chéo những giá trị kỳ vọng có nghĩa là phần dư của phương trình hồi quy bội có phân phối chuẩn.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn phần mềm kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại bình định (Trang 62 - 71)