Văn hóa doanh nghiệp không phải do cá nhân tạo nên và là kết quả của riêng cá nhân mà phải được tạo nên từ tập thể người lao động. Do đó để có một văn hóa mạnh thì đơn vị phải vững chắc, các cá nhân phải là một cộng đồng đoàn kết. Ban lãnh đạo là những người đề ra phương hướng, dẫn dắt mọi việc theo quỹ đạo, nhưng sự đóng góp t ch cực của từng cá nhân sẽ góp phần làm nên một văn hóa
vững mạnh. Do đó, ban lãnh đạo phòng khám có thể trưng cầu ý kiến của nhân viên khi có các thay đổi về đường lối, kế hoạch phát triển phòng khám. Để nhân viên cảm thấy trong ngôi nhà chung này có một phần công sức của họ đóng góp.
Trong thời đại toàn cầu hóa, công nghệ thông tin phát triển sự thay đổi diễn ra rất nhanh chóng. Ban lãnh đạo cần có tầm nhìn theo kịp sự thay đổi. Trước hết cần thay đổi tư duy, bởi đổi mới thì thay đổi tư duy là biện pháp nhanh nhất. Ban lãnh đạo cũng cần khuyến khích sự đổi mới, đánh giá cao sự sáng tạo và đổi mới của nhân viên. Ông bà ta có câu “trăm hay không bằng tay quen”, những cán bộ công nhân viên, người tiếp xúc hằng ngày với các quy trình công việc sẽ là những người có nhiều ý tưởng, có thể tạo ra sự thay đổi. Các ý tưởng mới cần được khuyến kh ch, được ghi nhận một cách tích cực và áp dụng chúng vào thực tiễn.
Văn hóa riêng của phòng khám Việt Gia phải hài hòa với nền văn hóa chung của bản sắc dân tộc, bản sắc người Việt Nam là yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, trọng tình nghĩa, đạo lý thì văn hóa tại phòng khám Việt Gia phải kế thừa và phát huy hơn nữa những đức tính tốt đẹp trên.
Và để có một nền văn hóa mạnh không thể chỉ nói suông, tuyên truyền miệng mà còn phải có hành động thực tế, cần phải có kinh phí, có khoản đầu tư riêng cho văn hóa, những chi phí này không nên xem là khoản chi tiêu tốn kém lãng phí mà hãy hoạch định là chi phí bỏ ra để thu về lợi nhuận cho tương lai.