Nội dung giải pháp:
Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật và các quy định nội bộ của phòng khám
Để giữ vững uy t n và thương hiệu của phòng khám, các hoạt động của cán bộ công nhân viên cần phải tuân thủ theo pháp luật và theo quy định nội bộ. Đối với các quy định của pháp luật và các quy định của phòng khám ngoài ban hành các văn bản sau đó dán lên bảng thông báo, cần có các cuộc họp để có sự tương tác, trao đổi hiểu rõ về các văn bản, quy định, cần được triển khai nói chuyện rõ ràng, có sự phản hồi lại của người nghe.
Nâng cao ý thức tự chịu trách nhiệm của cán bộ công nhân viên
Mong muốn của phòng khám là việc cán bộ công nhân viên có ý thức tự chịu trách nhiệm trở thành quan niệm chung. Tuy nhiên điều này hiện chưa được đánh giá cao ở phòng khám. Khi xảy ra tình trạng sơ sót, vẫn có trường hợp đùn đẩy lỗi, trách nhiệm giữa các bộ phận với nhau. Do đó, tác giả đề xuất một số giải pháp:
Kiểm tra lại nhiệm vụ, trách nhiệm, của từng cá nhân, bộ phận trong phòng khám, bảng mô tả công việc của mỗi cán bộ công nhân viên phải nêu cụ thể quyền hạn và trách nhiệm ờ từng khâu.
Việc phân quyền gắn liền với trách nhiệm. Sự sơ sót, vi phạm cần phải được xử lý công bằng, nghiêm minh.
Trách nhiệm công khai, chia sẻ thông tin của phòng khám:
Thông tin nội bộ cần đa dạng phương pháp truyền đạt thông tin, cụ thể: đối với các thông tin lịch khám, lịch trực, chế độ ca trực ngoài dán ở bảng thông báo cần gửi mail thông báo cho các bộ phận có liên quan. Các chính sách về nghỉ phép, lương, thưởng, trợ cấp,…cần được trưởng các bộ phận giải đáp rõ nếu cán bộ công nhân viên có thắc mắc.
Phòng khám phải xem xét trách nhiệm công khai thông tin cho khách hàng, ngoài các thông tin đại chúng đã được kiểm duyệt, các thắc mắc của khách hàng sẽ được giải đáp ngay lập tức thì các thông tin về giá cả, thông tin chuyên sâu cần có ý kiến của ban lãnh đạo, giám đốc chuyên môn xét duyệt.