Khuyến nghị từ kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Giáo dục và phân phối thu nhập nghiên cứu trường hợp các quốc gia có thu nhập trung bình thấp giai đọan 1990 2015 (Trang 76 - 78)

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy bất bình đẳng kết quả - bất bình đẳng thu nhập có thể bị ảnh hưởng từ bất bình đẳng cơ hội - nhất là cơ hô ̣i phát triển vốn con

người thông qua giáo dục. Đây là cơ sở quan trọng để tác giả đề xuất các chính sách nhằm tăng tính công bằng trong phân phối thu nhập và loại trừ tác hại của bất bình đẳng kéo dài về cơ hội ở các nước có thu nhập trung bình thấp, trong đó có Việt Nam. Những chính sách này bao gồm:

(i) Từ tác động cùng chiều của bất bình đẳng giáo dục và trung bình số năm đi học đến bất bình đẳng thu nhập: mỗi quốc gia cần tiếp tục thực hiện chính sách mở rộng và bình đẳng về giáo dục bằng cách đầu tư vào vốn con người thông qua các chính sách về vấn đề học phí cho người có bậc học thấp, phát triển cơ sở giáo dục ở khu vực người dân có học vấn… Đặc biệt, nhóm người nghèo và nhóm người có mức giáo dục thấp cần được quan tâm nhiều hơn nhằm tránh trường hợp các chính sách gia tăng số năm đi học bình quân của quốc gia nhưng phần lớn chỉ thiên về những người có thu nhập cao và các chính sách mở rộng về giáo dục chỉ có lợi cho người giàu trong khi người nghèo không có khả năng tiếp cận hoặc tiếp cận kém hơn;

(ii) Từ mối quan hệ giữa thu nhập bình quân đầu người và bất bình đẳng thu nhập: chính phủ cần tạo điều kiện để mọi người có thể tiếp cận dễ dàng hơn với các cơ hội nghề nghiệp đặc biệt là nhóm có thu nhập thấp góp phần cải thiện thu nhập và giảm bất bình đẳng thu nhập trong xã hội. Bên cạnh đó, từ việc nâng cao và cải thiện mức sống sẽ tạo điều kiện để người dân có thêm nguốn lực để đầu tư cho giáo dục;

(iii) Từ mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ và bất bình đẳng thu nhập cho thấy chi tiêu giáo dục cũng là chính sách quan trọng mà các quốc gia cần quan tâm. Thông qua nguồn chi tiêu cho giáo dục của chính phủ từ ngân sách nhà nước hàng năm sẽ tạo điều kiện để người dân có thể nâng cao trình độ học vấn và các cơ hội học tập nhằm tăng khả năng tiếp cận với công nghệ hiện đại. Tuy nhiên như đã trình bày ở phần lý thuyết, các nguồn chi tiêu công cho giáo dục cần được phân bổ hợp lý,

đặc biệt ưu tiên cho nhóm người có thu nhập thấp nhằm tránh trường hợp các nguồn chi giáo dục từ ngân sách nhà nước chỉ phục vụ cho nhóm người dân có thu nhập vì từ đó sẽ dẫn đến khoảng cách về bất bình đẳng cao hơn.

(iv) Từ mối quan hệ giữa tỷ lệ dân số thành thị và bất bình đẳng thu nhập:

các quốc gia cần hướng đến đổi mới cơ chế phân bổ, quản lý nguồn tài chính dành cho giáo dục giữa khu vực thành thị và nông thôn nhằm hướng đến giảm bất bình đẳng và tạo điều kiện để người dân ở hai khu vực này có khả năng tiếp cận giáo dục và cơ hội việc làm như nhau. (v) Tăng cường tự do hóa kinh tế là một trong các cách góp phần giảm bất

bình đẳng thu nhập ở các quốc gia. Tuy nhiên cũng cần phải khắc phục các mặt hạn chế của tự do hóavề lâu dài bởi vì tự do hóa kinh tế có thể làm tăng bất bình đẳng thu nhập thông qua việc người lao động có các mức độ chênh lệch nhau về trình độ và khả năng tiếp cận tự do hóa. Từ đó sẽ dẫn đến gia tăng hố sâu khoảng cách về thu nhập.

Một phần của tài liệu Giáo dục và phân phối thu nhập nghiên cứu trường hợp các quốc gia có thu nhập trung bình thấp giai đọan 1990 2015 (Trang 76 - 78)