Khung phân tích

Một phần của tài liệu Giáo dục và phân phối thu nhập nghiên cứu trường hợp các quốc gia có thu nhập trung bình thấp giai đọan 1990 2015 (Trang 33 - 37)

Từ lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm đã được đề cập, các kết quả cho thấy tồn tại mối quan hệ phức tạp giữa giáo dục và bất bình đẳng thu nhập. Nghiên cứu này dựa trên khung phân tích của Gregorio và Lee (2002), Tselios (2008), Petcu

(2014) và kết quả của nhiều nghiên cứu thực nghiệm có liên quan như Psacharopoulos (1977), Edwards (1997), Winegarden (1979), Savvides (1998), Barro (2000), Dollar và Kraay (2002), Sylwester (2002), Checchi (2003), Rodríguez‐Pose và Tselios (2009), Castelló-Climent và Domenech (2014), Kanwal và Munir (2015). Cụ thể như sau:

Hình 2.3: Khung phân tích của nghiên cứu

Nguồn: Tác giả tổng hợp BẤT BÌNH ĐẲNG GIÁO DỤC (EduGini) BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP (IncGini)

Phương pháp nghiên cứu định lượng với

Mô hình dữ liệu bảng (Pooled OLS, FEM, REM)

H1 (+)

TRUNG BÌNH SỐ NĂM ĐI HỌC (Yschool)

THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI (Gdpper)

CHI TIÊU GIÁO DỤC TRỄ 1 KỲ (Eduinvest) TỶ LỆ DÂN SỐ THÀNH THỊ (Urban) CHỈ SỐ TỰ DO HÓA KINH TẾ (EFI) H2 (-) H3 (-) H4 (-) H5 (+) H6 (-) A B C F E D

A. Mối quan hệ giữa bất bình đẳng giáo dục và bất bình đẳng thu nhập

Nghiên cứu của Psacharopoulos (1977), Winegarden (1979), Gregorio và Lee (2002), Tselios (2008), Rodríguez‐Pose và Tselios (2009), Kanwal và Munir (2015).

H1: Bất bình đẳng giáo dục tác động cùng chiều đến bất bình đẳng thu nhập.

B. Mối quan hệ giữa trung bình số năm đi học và bất bình đẳng thu nhập

Nghiên cứu của Ram (1984), Park (1996), Gregorio và Lee (2002).

H2: Trung bình số năm đi học tác động ngược chiều đến bất bình đẳng thu nhập.

C. Mối quan hệ giữa thu nhập bình quân đầu người và bất bình đẳng thu nhập

Nghiên cứu của Psacharopoulos (1977), Winegarden (1979), Barro (2000), Gregorio và Lee (2002), Checchi (2003), Tselios (2008), Rodríguez‐Pose và Tselios (2009), Castelló-Climent và Domenech (2014), Kanwal và Munir (2015).

H3: Thu nhập bình quân đầu người tác động ngược chiều đến bất bình đẳng thu nhập.

D. Mối quan hệ giữa chi tiêu cho giáo dục và bất bình đẳng thu nhập

Nghiên cứu của Sylwester (2002); Deininger và Squire (1998); Checchi (2000).

H4: Chi tiêu cho giáo dục trễ một kỳ có tác động ngược chiều đến bất bình đẳng thu nhập.

E. Mối quan hệ giữa tỷ lệ dân số thành thị và bất bình đẳng thu nhập

Nghiên cứu của Rodríguez‐Pose và Tselios (2009), Sicular và cộng sự (2008). H5: Tỷ lệ dân số thành thị tác động cùng chiều đến bất bình đẳng thu nhập.

F. Mối quan hệ giữa chỉ số tự do hóa kinh tế và bất bình đẳng thu nhập

Nghiên cứu của Edwards (1997), Barro (2000), Dollar và Kraay (2002), Petcu (2014).

H6: Chỉ số tự do hóa kinh tế tác động ngược chiều đến bất bình đẳng thu nhập.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Như vậy trong chương 2, tác giả đã trình bày các lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan. Bên cạnh đó, khung phân tích và các biến đưa vào mô hình cũng được đề xuất thông qua cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm. Trong Chương 3, tác giả sẽ trình bày cụ thể hơn về quy trình thực hiện nghiên cứu cũng như phương pháp, công cụ và dữ liệu được tác giả sử dụng trong nghiên cứu này.

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Ở chương 2, tác giả đã tiến hành tổng quan các lý thuyết cũng như các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của giáo dục đến bất bình đẳng thu nhập. Trong chương 3, tác giả sẽ giới thiệu về quy trình thực hiện, mô hình, phương pháp và dữ liệu nghiên cứu sẽ được sử dụng cho đề tài.

Một phần của tài liệu Giáo dục và phân phối thu nhập nghiên cứu trường hợp các quốc gia có thu nhập trung bình thấp giai đọan 1990 2015 (Trang 33 - 37)