Lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm liên quan

Một phần của tài liệu Giáo dục và phân phối thu nhập nghiên cứu trường hợp các quốc gia có thu nhập trung bình thấp giai đọan 1990 2015 (Trang 25 - 33)

2.3.1. Mối quan hệ giữa bất bình đẳng giáo dục và bất bình đẳng thu nhập

Trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu cho thấy tồn tại mối quan hệ giữa giáo dục và bất bình đẳng thu nhập. Tuy nhiên, các nghiên cứu này đã đưa ra các bằng chứng khác nhau giữa bất bình đẳng giáo dục và bất bình đẳng thu nhập. Lí do là bất bình đẳng giáo dục và bất bình đẳng thu nhập với khá nhiều cách đo lường; bên cạnh đó cũng do các ảnh hưởng về phạm vi không gian và thời gian khi tiếp cận nghiên cứu. Vì thế dẫn đến các kết quả nghiên cứu có nhiều điểm khác biệt.

Một số nghiên cứu của Psacharopoulos (1977), Winegarden (1979), Gregorio và Lee (2002), Tselios (2008), Rodríguez‐Pose và Tselios (2009), Kanwal và Munir (2015), các tác giả này đều cho rằng bất bình đẳng giáo dục cao hơn sẽ dẫn đến mức độ cao hơn trong bất bình đẳng thu nhập. Cụ thể với cách đo lường bất bình đẳng giáo dục thông qua phương sai số năm đi học ở các cấp học và bất bình đẳng thu nhập thông qua hệ số Gini, Psacharopoulos (1977) và Winegarden (1979) sử dụng dữ liệu chéo các quốc, cả hai nghiên cứu đều cho thấy bất bình đẳng giáo dục có tác động cùng chiều với bất bình đẳng thu nhập. Bên cạnh đó, Gregorio và Lee (2002) tác giả đo lường bất bình đẳng giáo dục bằng độ lệch chuẩn của giáo dục và bất

bình đẳng thu nhập bằng hệ số Gini thông qua dữ liệu bảng bao gồm 49 nước trong giai đoạn từ năm 1960 đến năm 1990. Những phát hiện trong nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trình độ học vấn (trung bình số năm đi học) càng cao và phân phối giáo dục công bằng hơn sẽ đóng vai trò quan trọng bình đẳng hơn trong phân phối thu nhập. Ngoài ra, với cách đo lường chỉ số bất bình đẳng giáo dục và bất bình đẳng thu nhập bằng hệ số Gini, Tselios (2008), Rodríguez‐Pose và Tselios (2009), Kanwal và Munir (2015) bằng cách tiếp cận dữ liệu bảng ở nhiều quốc gia và các khoảng thời gian mở rộng hơn, nghiên cứu cũng cho các kết quả tương tự với nhau về mối quan hệ cùng chiều giữa giáo dục và bất bình đẳng thu nhập.

Ngược lại, các tác giả Barro (2000), Checchi (2003), Castelló-Climent và Domenech (2014) lại tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa hai biến số này. Cụ thể, Barro (2000) tìm thấy một mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ lệ nhập học tiểu học và bất bình đẳng thu nhập, nhưng một mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ lệ nhập học bậc cao hơn và bất bình đẳng thu nhập. Với Checchi (2003) bằng phương pháp Pooled OLS, FEM, REM, tác giả phân tích dựa trên dữ liệu bảng không cân bằng cho 108 quốc gia trong giai đoạn 1960-1995 và kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có mối quan hệ ngược chiều giữa bất bình đẳng thu nhập và tỷ lệ nhập học ở bậc trung học. Mở rộng hơn về phạm vi không gian và thời gian, Castelló-Climent và Domenech (2014) sử dụng dữ liệu cho 146 quốc gia giai đoạn 1950-2010, tác giả đo lường bất bình đẳng thu nhập và bất bình đẳng giáo dục thông qua hệ số Gini, nghiên cứu cũng cho thấy mặc dù giảm mạnh trong bất bình đẳng vốn con người nhưng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập hầu như không thay đổi. Tác giả lý giải rằng suất sinh lợi từ giáo dục bị ảnh hưởng bởi tiến trình toàn cầu hóa và công nghệ nên sự sụt giảm trong bất bình đẳng giáo dục đã được bù đắp.

Khác biệt hơn, một số nghiên cứu lại cho rằng mối quan hệ này tồn tại yếu hoặc không tồn tại. Ram (1984) đo lường bất bình đẳng thu nhập thông qua dữ liệu của mức chênh lệch thu nhập của 80% dân số có thu nhập cao nhất và 40% dân số có thu nhập thấp nhất, bất bình đẳng về giáo dục được đo lường thông qua phương

sai của mức giáo dục ở các cấp học của người trưởng thành. Dựa trên dữ liệu từ 28 quốc gia, kết quả nghiên cứu cho thấy không tồn tại mối quan hệ giữa bất bình đẳng giáo dục và bất bình đẳng thu nhập. Với cách tiếp cận ở phạm vi quốc gia, Yang và cộng sự (2009) dựa trên lý thuyết tăng trưởng nội sinh, nghiên cứu sử dụng hệ số Gini để đo lường sự bất bình đẳng giáo dục. Thông qua dữ liệu thống kê ở Trung Quốc giai đoạn 1997-2005, kết quả nghiên cứu cho thấy bất bình đẳng thu nhập dẫn đến bất bình đẳng giáo dục trong khi giảm bất bình đẳng giáo dục không góp phần vào việc giảm bất bình đẳng thu nhập. Tuy nhiên việc mở rộng giáo dục thông qua số năm đi học là có lợi để giảm bất bình đẳng giáo dục và bất bình đẳng thu nhập. Gần đây hơn, Földvári và Leeuwen (2011) với nghiên cứu về bất bình đẳng giáo dục. Bằng cách lượng hóa chỉ số bất bình đẳng thông qua hệ số Gini với dữ liệu các quốc gia trong giai đoạn 1960-2000, kết quả nghiên cứu cũng một lần nữa cho thấy tồn tại mối quan hệ rất yếu giữa bất bình đẳng giáo dục và bất bình đẳng thu nhập, thậm chí không có ý nghĩa kinh tế.

Như vậy có khá nhiều lập luận khác nhau về mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và bất bình đẳng giáo dục. Trong nghiên cứu này, với cách tiếp cận cho trường hợp cho nhóm các quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp trong giai đoạn 1990-2015. Với kỳ vọng tồn tại mối quan hệ cùng chiều giữa hai biến số này theo một số nghiên cứu của Psacharopoulos (1977), Winegarden (1979), Gregorio và Lee (2002), Tselios (2008), Rodríguez‐Pose và Tselios (2009), Kanwal và Munir (2015); giả thuyết được đặt ra với H1: Bất bình đẳng giáo dục có tác động cùng chiều đến bất bình đẳng thu nhập.

2.3.2. Mối quan hệ giữa trung bình số năm đi học và bất bình đẳng thu nhập Một số các nghiên cứu cho thấy tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa bất bình đẳng thu nhập và trung bình số năm đi học (Ram, 1984; Park, 1996; Gregorio và Lee, 2002), có nghĩa là khi trình độ học vấn (trung bình số năm đi học) của dân số tăng thì bất bình đẳng thu nhập có xu hướng giảm. Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác lại tìm thấy một mối tương quan cùng chiều giữa hai yếu tố này (Deininger và

Squire, 1998). Barro (1999) cho rằng tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa trình độ học vấn tiểu học và bất bình đẳng thu nhập nhưng một mối quan hệ cùng chiều ở các mức độ học vấn cao hơn. Thế nên có nhiều lý do khác nhau để giải thích cho trường hợp này. Theo Wolf (2004), trình độ học vấn của cá nhân có liên quan chặt chẽ hơn với khả năng bẩm sinh, tâm lý và đặc điểm tính cách (chẳng hạn như cần cù); và không phải phụ thuộc vào hoàn toàn giáo dục. Theo Galor và Tsiddon (1997), đặc điểm di truyền liên quan chặt chẽ với giáo dục mà trẻ em tiếp cận được. Do đó, sự khác biệt về giáo dục đạt được có thể phát sinh do hậu quả của sự không đồng nhất trong khả năng của mỗi người.

Như vậy để đơn giản hóa trong nghiên cứu này tác giả chỉ xem xét tác động giáo dục thông qua trung bình số năm đi học - là một kênh quan trọng tác động đến bất bình đẳng thu nhập. Với kỳ vọng trung bình số năm đi học có tác động ngược chiều đến bất bình đẳng thu nhập theo các nghiên cứu của Ram (1984), Park (1996), Gregorio và Lee (2002), giả thuyết H2: Trung bình số năm đi học có tác động ngược chiều đến bất bình đẳng thu nhập.

2.3.3. Mối quan hệ giữa thu nhập bình quân đầu người và bất bình đẳng thu nhập Kuznets (1955) người thừa nhận rằng thu nhập bình quân đầu người có ảnh hưởng bất bình đẳng thu nhập. Bất bình đẳng thu nhập tăng lên khi các quốc gia bắt đầu công nghiệp hóa và cải thiện khi các nước trở nên giàu hơn. Mối quan hệ này được biết đến thông qua đường cong Kuznets. Đường cong Kuznets cho thấy, trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa, lực lượng lao động chủ yếu làm nông nghiệp. Quá trình công nghiệp hóa xảy ra, nhiều công nhân di chuyển từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và mức tiền lương của họ cũng tăng lên, sự chuyển đổi này làm tăng thêm sự bất bình đẳng thu nhập (Firebaugh, 2003). Bên cạnh đó, sự phân phối lao động như thế sẽ làm bất bình đẳng cao hơn khi thu nhập tăng. Hơn thế nữa, cơ cấu kinh tế sẽ chuyển dịch từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp.

Để kiểm định cho lý thuyết trên, các kết quả nghiên cứu thực nghiệm đã cho các kết quả khác nhau (Ahluwalia, 1976; Anand và Kanbur, 1993; Checchi, 2003; Gregorio và Lee, 2002). Ví dụ, Ahluwalia (1976) trong nghiên cứu của mình, tác giả đã phát hiện sự tồn tại đường cong chữ U ngược giữa thu nhập và bất bình đẳng. Tuy nhiên, Anand và Kanbur (1993) với kết quả nghiên cứu lại cho rằng không tồn tại đường cong này. Theo Checchi (2003), các kết quả thực nghiệm về mối liên hệ giữa bất bình đẳng và bất bình đẳng giáo dục không thống nhất bởi vì cấu trúc xã hội khác nhau ở các quốc gia như tài sản thừa kế (historical heritage), tôn giáo (religion), thành phần dân tộc (ethnic composition), truyền thống văn hóa (cultural traditions), tình hình phát triển ở các quốc gia. Vì vậy nghiên cứu của tác giả sẽ không kỳ vọng tồn tại đường cong Kuznet bởi vì dữ liệu được thu thập từ các quốc gia khác nhau. Tuy nhiên tác giả cũng kỳ vọng tồn tại mối quan hệ tuyến tính giữa thu nhập bình quân đầu người và bất bình đẳng thu nhập theo kết quả nghiên cứu của Rodríguez‐Pose và Tselios (2009). Tác giả tiến hành sử dụng biến số này trong nghiên cứu của mình với giả thuyết H3: Thu nhập bình quân đầu người có tác động ngược chiều đến bất bình đẳng thu nhập.

2.3.4. Mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ và bất bình đẳng thu nhập

Tương tự với mối quan hệ của các biến số khác, ảnh hưởng của chi tiêu chính phủ đến bất bình đẳng thu nhập cũng dẫn đến nhiều kết quả khác nhau. Sử dụng dữ liệu chéo của các quốc gia, Gregorio và Lee (2002) xem xét tác động chi tiêu giáo dục đến phân phối thu nhập (được đo lường bằng hệ số Gini). Kết quả nghiên cứu cho thấy chi tiêu chính phủ dành cho giáo dục góp phần làm giảm mức độ bất bình đẳng thu nhập và tác động lớn hơn ở các quốc gia có thu nhập cao. Tuy nhiên một số tác giả khác tìm thấy chi tiêu giáo dục hoặc phát triển giáo dục có mối quan hệ cùng chiều với bất bình đẳng (Deininger và Squire, 1998; Checchi, 2003; Jiminez, 1986). Ví dụ, Jiminez (1986) cho rằng chi phí giáo dục công không có lợi cho người nghèo, và do đó không làm giảm sự bất bình đẳng thu nhập. Chi tiêu công trong giáo dục có thể làm tăng khoảng cách thu nhập giữa người giàu và người nghèo,

mặc dù mọi người đều có quyền bình đẳng về giáo dục. Bên cạnh đó, việc mở rộng đầu tư giáo dục sẽ không có lợi cho người nghèo nếu họ không có đủ nguồn lực để đi học, đặc biệt nếu họ đang bị đánh thuế để tăng thu ngân sách nhằm tài trợ cho giáo dục (Sylwester, 2002).

Như vậy, chi tiêu của chính phủ cũng có khả năng tác động đến bất bình đẳng thu nhập. Dựa vào mô hình Gregorio và Lee (2002), tác giả sử dụng biến chi tiêu giáo dục của chính phủ trễ một kỳ làm biến kiểm soát với giả định chi tiêu giáo dục kỳ trước có tác động không ngay lập tức mà sẽ ảnh hưởng đến bất bình đẳng thu nhập trong kì sau (hiệu quả đầu tư có độ trễ). Do đó giả thuyết được tác giả đặt ra là H4: Chi tiêu cho giáo dục trễ một kỳ có tác động ngược chiều đến bất bình đẳng thu nhập.

2.3.5. Mối quan hệ giữa tỷ lệ dân số thành thị và bất bình đẳng thu nhập

Đô thị hóa cũng là kênh quan trọng ảnh hưởng đến bất bình đẳng thu nhập. Rodríguez‐Pose và Tselios (2009) cung cấp một nghiên cứu thực nghiệm cho thấy đô thị hóa có tác động ngược chiều đến bất bình đẳng thu nhập. Tuy nhiên nghiên cứu của Sicular và cộng sự (2008) cho thấy tồn tại mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ lệ đô thị hóa và bất bình đẳng thu nhập. Ngược lại, nghiên cứu của Yang (2009), Petcu (2014) cho thấy không tồn tại mối quan hệ giữa tỷ lệ đô thị hóa và bất bình đẳng thu nhập. Với kỳ vọng tỷ lệ dân số thành thị cũng có khả năng tác động đến bất bình đẳng thu nhập. Tác giả sử dụng tỷ lệ dân số thành thị trong nhóm biến kiểm soát của mình với giả thuyết H5: Tỷ lệ dân số thành thị có tác động cùng chiều đến bất bình đẳng thu nhập.

2.3.6. Mối quan hệ giữa mở cửa thương mại, tự do hóa kinh tế và bất bình đẳng thu nhập

Mở cửa thương mại, tự do hóa kinh tế cũng có tác động đến bất bình đẳng thu nhập. Wells (2006) tận dụng bối cảnh toàn cầu hóa trong nghiên cứu liên quan đến bất bình đẳng giáo dục và phát triển kinh tế. Bằng cách kiểm tra tác động của các biến giáo dục và kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập, nghiên cứu này cho thấy

những ảnh hưởng của giáo dục đến bất bình đẳng thu nhập có thể bị ảnh hưởng bởi mức độ tự do kinh tế trong một quốc gia. Thế nên, mức độ tự do hóa nền kinh tế phải được xem xét khi tạo ra các chính sách để giảm bất bình đẳng. Tuy nhiên, mối quan hệ này cũng tồn tại các kết quả khác nhau.

Một số nghiên cứu phát hiện ra rằng mở cửa thương mại, chính sách không bảo hộ hoặc các chính sách mở cửa khác có liên quan đều dẫn đến bất bình đẳng thu nhập cao hơn (Edwards, 1997; Barro, 2000; Dollar và Kraay, 2002; Petcu, 2014). Tuy nhiên theo Palma (2011) nguyên nhân gây bất bình đẳng khác nhau ở các nơi và không thể dựa vào toàn cầu hóa để giảm bất bình đẳng một cách tự động và có bằng chứng cho thấy toàn cầu hóa làm tăng bất bình đẳng. Ngược lại, Berggren (1999) và Scully (2002) kết luận rằng một sự thay đổi trong tự do kinh tế đòi hỏi mức thuế thấp hơn và giảm các quy định của chính phủ về đặc trưng nền kinh tế. Từ đó dẫn đến bình đẳng hơn trong phân phối thu nhập và tăng trưởng thu nhập trong nước. Tuy nhiên theo Carter (2007), tác giả cho rằng mối quan hệ giữa tự do kinh tế và bất bình đẳng thu nhập là cùng chiều, có ý nghĩa thống kê và tương đối không co giãn; trong ngắn hạn tự do hóa kinh tế sẽ thúc đẩy bình đẳng hơn trong phân phối thu nhập; trong dài hạn, tự do hóa kinh tế cuối cùng sẽ dẫn đến bất bình đẳng thu nhập lớn hơn. Chẳng những vậy, nhiều nghiên cứu khác lại không tìm thấy mối quan hệ này (Li và Zou, 2002) hoặc kết quả không tương đồng giữa các nhóm. Ví dụ Milanovic và Squire (2005), tác giả nhận thấy rằng chính sách tự do hóa làm tăng sự bất bình đẳng trong các nước nghèo hơn nhưng lại giảm bất bình đẳng trong các nước giàu.

Thế nên, tự do hóa trong kinh tế cũng là một kênh tác động đến bất bình đẳng thu nhập và có nhiều chỉ tiêu để đo lường cho tự do hóa thương mại. Tuy nhiên nhằm hạn chế sử dụng nhiều biến vì sẽ ảnh hưởng đến kết quả ước lượng. Tác giả sử dụng chỉ số tổng hợp EFI5 đại diện cho mức độ tự do hóa kinh tế của các quốc

gia với giả thuyết H6: Chỉ số tự do hóa kinh tế có tác động ngược chiều đến bất bình đẳng thu nhập.

Bảng 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu chính liên quan

Tác giả Dữ liệu Biến Phương pháp

nghiên cứu Kết quả nghiên cứu

Psacharopoulos (1977)

49 quốc gia, 1973

Edu: Phương sai số năm đi học ở các cấp Inc: hệ số Gini

OLS

Bất bình đẳng giáo dục có mối quan hệ cùng chiều với

bất bình đẳng thu nhập Winegarden (1979) Các quốc gia năm 1960 Edu: Phương sai số năm đi học ở các cấp Inc: hệ số Gini

OLS, 2SLS

Bất bình đẳng giáo dục có mối quan hệ cùng chiều với

bất bình đẳng thu nhập Ram (1984) 28 quốc gia Edu: phương sai của mức giáo dục Inc: chênh lệch

Một phần của tài liệu Giáo dục và phân phối thu nhập nghiên cứu trường hợp các quốc gia có thu nhập trung bình thấp giai đọan 1990 2015 (Trang 25 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)