Thống kê mô tả

Một phần của tài liệu Giáo dục và phân phối thu nhập nghiên cứu trường hợp các quốc gia có thu nhập trung bình thấp giai đọan 1990 2015 (Trang 51 - 56)

4.2.1. Thống kê mô tả chung các biến

Kết quả thống kê dữ liệu của bài nghiên cứu đối với mẫu của 18 quốc gia với các chỉ số thống kê cơ bản trong giai đoạn 1990 – 2015 được trình bày trong bảng sau:

Bảng 4.1: Kết quả thống kê mô tả cho mẫu nghiên cứu

Mô tả Đơn vị tính Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất Bất bình đẳng thu nhập % 38,8936 9,5821 21,4200 67,7300 Bất bình đẳng giáo dục % 20,7863 16,4506 3,0988 69,1425 Trung bình số năm đi học Năm 7,2734 2,5301 2,7600 11,2300 Thu nhập bình quân đầu

người (giá cố định)

Nghìn

USD 1,5399 0,8989 0,2574 3,9772

Tỷ lệ chi tiêu giáo dục trong

tổng GDP % 4,1293 3,2231 0,8819 26,0400

Tỷ lệ dân số thành thị % 43,1006 16,8808 15,4370 72,0400 Chỉ số tự do kinh tế Điểm 5,9258 1,3849 2,2100 7,7200

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Từ kết quả thống kê mô tả ở Bảng 4.1 cho thấy giá trị trung bình của bất bình đẳng thu nhập của mẫu nghiên cứu đạt 38,89 %, trong đó quốc gia có mức độ bất bình đẳng thu nhập cao nhất là 67,73 % và quốc gia có mức độ bất bình đẳng thu nhập thấp nhất ở mức 21,41 %. Độ lệch chuẩn về bất bình đẳng thu nhập khá cao với 9,58%. Như vậy, mặc dù cùng là nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình thấp tuy nhiên phân phối thu nhập ở các quốc gia có sự khác biệt đáng kể và vùng biến thiên của dữ liệu khá lớn với biến số này.

Tương tự, bất bình đẳng giáo dục với giá trị trung bình hàng năm của mẫu nghiên cứu là 20,79 %. Trong đó, quốc gia có bất bình đẳng giáo dục cao nhất trong

một năm là 69,74 % nhưng quốc gia có mức bất bình đẳng giáo dục thấp nhất chỉ đạt ở mức 3,10 % gần như không có bất bình đẳng xảy ra. Bên cạnh đó, độ lệch chuẩn cũng khá cao với 16,45%. Điều này cho thấy mức độ phân tán về bất bình đẳng giáo dục ở các quốc gia cũng khá lớn. Bên cạnh đó, trung bình số năm đi học cũng phản ánh phân phối giáo dục ở từng cấp học giữa các quốc gia. Số năm đi học bình quân ở các quốc gia là 7,27 năm. Số năm đi học cao nhất có thể đạt được là 11,23 năm và thấp nhất có thể đạt mức 2,76 năm. Ngoài ra, độ lệch chuẩn là 2,53 năm. Như vậy, số năm đi học trung bình ở các quốc gia cũng có những khác biệt đáng kể.

Các biến kiểm soát cũng phản ánh cùng xu hướng biến động trên. Thu nhập bình quân đầu người trung bình hàng năm của các quốc gia là 1,54 nghìn USD với giá trị cao nhất trong một năm của một quốc gia có thể đạt được là 3,98 nghìn USD và thấp nhất chỉ đạt ở mức 0,26 nghìn USD. Ngoài ra, tỷ lệ chi tiêu giáo dục trong tổng GDP trung bình hàng năm của các quốc gia là 4,13%, giá trị cao nhất trong một năm của một quốc gia có thể đạt được là 26,04% và thấp nhất chỉ đạt mức 0,88% hầu như chi tiêu rất ít cho giáo dục. Bên cạnh đó, tỷ lệ dân số thành thị trung bình hàng năm của nhóm các quốc gia này là 43,10% chiếm gần một nửa dân số, trong đó quốc gia có có dân số thành thị cao nhất có thể lên đến 72,04% và thấp nhất có thể đạt ở mức 15,48%. Để đánh giá chính sách tự do kinh doanh ở các quốc gia, tác giả sử dụng thêm chỉ số tự do kinh tế với giá trị trung bình đạt 5,93 điểm của thang đo 1-10. Trong đó, chỉ số tự do kinh tế cao nhất trong một năm của một quốc gia có thể đạt được là 7,72 điểm và thấp nhất có thể đạt mức 2,21 điểm. Độ lệch chuẩn về chỉ số tự do kinh tế ở các quốc gia ở mức 1,38 điểm.

Như vậy từ kết quả thống kê mô tả chung cho các biến số trong mô hình thông qua các chỉ tiêu đo lường xu hướng tập trung, phân tán và kết hợp cho thấy các quan sát trong mẫu dữ liệu có mức biến động khá lớn so với giá trị trung bình và mức biến thiên dữ liệu trong từng biến số cũng khá cao. Để cụ thể hơn, tác giả tiến

hành phân tích biến động của từng chỉ số theo thời gian và các xu hướng biến động của từng biến số với bất bình đẳng thu nhập.

4.2.2. Các biến bất bình đẳng trong mô hình 4.2.2.1. Bất bình đẳng giáo dục

Bất bình đẳng giáo dục được đo lường thông qua hệ số Gini được tính toán từ cơ sở dữ liệu bất bình đẳng giáo dục của Ngân hàng thế giới, Barro và Lee trong giai đoạn 1990-2015. Bảng 4.2: Tính toán hệ số bất bình đẳng giáo dục Quốc gia Bỏ học Bậc học hoàn thành Trung bình số năm đi học Gini giáo dục Tiểu học Trung học Cao đẳng, đại học Armenia 0,78 6,14 59,18 12,21 10,49 4,37 Bangladesh 41,20 20,98 18,86 2,01 4,87 46,00 Bolivia 11,93 9,09 24,23 6,71 8,12 14,54 Cambodia 29,25 21,31 3,60 0,70 4,00 30,04 El Salvador 16,42 16,32 14,91 5,15 6,58 18,69 Honduras 14,82 25,93 14,48 2,13 5,84 17,77 Kyrgyzstan 1,62 13,40 55,06 7,95 9,76 8,75 Lao 35,05 21,43 4,85 2,60 4,48 37,02 Mauritania 41,49 27,91 6,39 0,95 3,85 42,79 Mongolia 4,08 8,75 41,30 13,87 8,50 9,58 Nicaragua 24,41 9,96 13,57 9,68 5,81 27,26 Pakistan 52,97 12,71 16,37 4,06 4,33 57,37 Philippines 4,11 18,15 20,22 6,29 8,05 8,44 Sri Lanka 6,99 12,13 33,20 6,94 9,76 10,95 Tajikistan 1,82 7,32 61,79 4,11 10,31 6,20 Ukraine 2,71 7,64 39,09 20,65 10,51 7,88 Viet Nam 12,88 26,12 12,62 2,49 6,03 16,05 Trung bình 17,80 15,60 25,87 6,38 7,13 21,39

Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán (%)

Từ kết quả tính toán chỉ số bất bình đẳng giáo dục của 18 nước thuộc nhóm các quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp từ năm 1990 đến 2015 được thể hiện ở Bảng 4.2 và Hình 4.1 cho thấy, chỉ số bất bình đẳng giáo dục có xu hướng giảm dần qua các năm. Pakistan, Bangladesh, Mauritania là 3 quốc gia có hệ số bất bình đẳng giáo dục có xu hướng giảm mạnh nhưng hệ số bất bình đẳng giáo dục vẫn cao

nhất giai đoạn 1990-2015 với tỷ lệ lần lượt là 69,14% - 57,92% - 56,47% (năm 1990) và 43,14% - 32,74% - 25,69% (năm 2015); trung bình chung cho cả giai đoạn lần lượt là 57,37% - 46,00% - 42,79%; trong đó Mauritania là quốc gia có xu hướng giảm mạnh nhất trong cả giai đoạn.

Hình 4.1: Phân bố giá trị bất bình đẳng giáo dục của các quốc gia trong mẫu nghiên cứu giai đoạn 1990-2015

Nguồn: Tác giả tổng hợp (%)

Bên cạnh đó, hệ số bất bình đẳng cũng có xu hướng giảm nhưng giá trị lại tương đối thấp rơi vào nhóm các quốc gia Armenia, Tajikistan, Ukraine với tỷ lệ lần lượt là 5,85% - 11,36% - 11,41% (năm 1990) và 3,31% - 4,81% - 6,72% (năm 2015); trung bình chung cho cả giai đoạn lần lượt là 4,37% - 6,20% - 7,88%; trong đó Tajikistan là quốc gia có xu hướng giảm mạnh nhất trong cả giai đoạn. Ngoài ra,

mức độ biến động còn diễn ra không đồng đều ở từng các mốc các năm 1995, 2000, 2005, 2010, trong đó: El Salvador, Honduras, Pakistan, Tajikistan, Ukraine, Vietnam là nhóm các quốc gia có xu hướng biến động tăng, giảm ở từng năm giai đoạn 1990-2015.

4.2.2.2. Bất bình đẳng thu nhập

Tương tự với phân tích bất bình đẳng giáo dục, các chỉ số bất bình đẳng thu nhập của 18 nước thuộc nhóm các quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp từ năm 1990 đến 2015 được thể hiện ở Hình 4.2 cho thấy, chỉ số bất bình đẳng thu nhập cũng có xu hướng biến động khác nhau qua các năm.

Hình 4.2: Phân bố giá trị bất bình đẳng thu nhập của các quốc gia trong mẫu nghiên cứu giai đoạn 1990-2015

Một số quốc gia như Amenia, Cambodia, El Salvator, Honduras, Kyrgyz Republic, Mauritania, Moldova, Mongolia, Nicaragua, Pakistan, Philippines, Sri Lanka Ukraine có xu hướng bất bình đẳng giảm dần. Cụ thể, Amenia, Mauritania là 2 quốc gia có hệ số bất bình đẳng thu nhập có xu hướng giảm mạnh với tỷ lệ lần lượt là 67,73% - 62,35% (năm 1990) và 31,42% - 32,42% (năm 2015); trong đó Amenia là quốc gia có xu hướng giảm mạnh nhất trong cả giai đoạn. Ngược lại, một số quốc gia như Bangladesh, Bolivia, Lao PDR, Tajikistan, Vietnam lại có xu hướng bất bình đẳng thu nhập tăng dần. Cụ thể, Bolivia, Tajikistan là 2 quốc gia có hệ số bất bình đẳng thu nhập có xu hướng giảm mạnh với tỷ lệ lần lượt là 42,04% - 21,42% (năm 1990) và 48,74% - 31,11% (năm 2015); trong đó Tajikistan là quốc gia có xu hướng giảm mạnh nhất trong cả giai đoạn.

Một phần của tài liệu Giáo dục và phân phối thu nhập nghiên cứu trường hợp các quốc gia có thu nhập trung bình thấp giai đọan 1990 2015 (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)