Dạy Bài 34 “Sinh trưởng ở thực vật”

Một phần của tài liệu Vận dụng kỹ thuật mảnh ghép trong dạy học chương 3 sinh trưởng và phát triển sinh học 11 chương trình chuẩn (Trang 58 - 66)

7. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI

2.3.3.1.Dạy Bài 34 “Sinh trưởng ở thực vật”

I. Mục tiêu

Sau khi học xong bài này học sinh phải: 1. Kiến thức

- Hình thành được khái niệm sinh trưởng của cơ thể thực vật.

- Chỉ rõ những mô phân sinh nào của thực vật một lá mầm và hai lá mầm là chung và những bộ phận nào là riêng.

- Phân biệt sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp.

- Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của thực vật. - Giải thích được sự hình thành vòng năm .

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng phân tích tranh hình, thông tin phát hiện kiến thức. - Kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

3. Thái độ

- Giáo dục thế giới quan khoa học.

- Ứng dụng kiến thức đã học vào cuộc sống như tính tuổi cây…. - Yêu thích môn học.

II.Phương tiện dạy học

Phiếu học tập1, 2, 3. III. Phương pháp dạy học

` Sử dụng phối hợp các phương pháp: Thuyết trình. Vấn đáp.

Trực quan kết hợp với kĩ thuật mảnh ghép.

IV. Tiến trình tổ chức bài học

1. Ổn định tổ chức lớp và kiểm tra sĩ số (2 phút)

2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)

Gv: yêu cầu học sinh nộp bài thu hoạch. 3. Bài mới (2 phút)

a, Mở bài

Sinh trưởng và phát triển là một trong những đặc trưng cơ bản của môi trường sống. Vậy sinh trưởng và phát triển là gì? Giữa chúng có mối quan hệ với nhau không? Và chịu sự chi phối của những yếu tố nào? Nội dung Chương 3: Sinh trưởng và phát triển sẽ làm rõ vấn đề này, chúng ta cùng vào bài đầu tiên Bài 34 : Sinh trưởng ở thực vật.

b, Hoạt động dạy và học.(30 phút)

* Hoạt động 1 : Tìm hiểu khái niệm sinh trưởng Thời gian Hoạt động của giáo viên và học

sinh

Nội dung

Gv : Cho học sinh quan sát hình ảnh về chu trình sống của cây lúa và hỏi:

(?) Kích thước của cây non có gì khác so với cây trưởng thành?

(?) Vì sao lại có sự khác nhau đó?

5 phút Hs : Quan sát hình, kết hợp sách giáo khoa nghiên cứu trả lời:

- Kích thước của cây non nhỏ hơn cây trưởng thành.

- Sở dĩ như cậy là do quá trình phân bào nguyên nhiễm làm tăng số lượng và kích thước tế bào. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Gv: Nhận xét câu trả lời.

Gv: Sự thay đổi kích thước từ cây non đến cây trưởng thành như vậy người ta gọi là sự sinh trưởng của cây.

(?) Nêu khái niệm sinh trưởng ở thực vật?

Hs: Trả lời:

Sinh trưởng ở thực vật là quá trình tăng về kích thước (Chiều dài, bề mặt, thể tích ) của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào.

Sinh trưởng ở thực vật là quá trình tăng về kích thước (chiều dài, bề mặt, thể tích) của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào.

Chuyển ý : Ở thực vật có hai hình thức sinh trưởng là sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp. Sự khác nhau giữa hai hình thức sinh trưởng này như thế nào chúng ta cùng sang phần II.

* Hoạt động 2 : Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp (áp dụng kĩ thuật mảnh ghép) “20 phút”

Gv : Chia lớp thành 3 nhóm “Chuyên sâu”. Mỗi nhóm thực hiện một nhiệm vụ trong phiếu học tập sau (trong thời gian 7 phút):

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 NHÓM 1

Tên các thành viên trong nhóm:………..

Nhiệm vụ : Quan sát hình 34.2, kết hợp với thông tin trong sgk. Tìm hiểu về các mô phân sinh.

Yêu cầu đặt ra đối với nhóm 1 là phải trả lời được các câu hỏi sau: (?) Mô phân sinh là gì?

(?) Chỉ rõ vị trí của mô phân sinh? (?) Các loại mô phân sinh?

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 NHÓM 2 Tên các thành viên trong nhóm:………

Nhiệm vụ: Quan sát hình 34.2, kết hợp với thông tin trong sgk. Tìm hiểu về sinh trưởng sơ cấp.

Yêu cầu đặt ra đối với nhóm 2 là phải trả lời được các câu hỏi:

(?) Chỉ rõ vị trí, kết quả của quá trình sinh trưởng sơ cấp của thân, sinh trưởng sơ cấp của thân là gì?

(?) Sinh trưởng sơ cấp thường gặp ở loại cây nào? (?) Đặc điểm của sinh trưởng sơ cấp ?

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 NHÓM 3 Tên các thành viên trong nhóm:……….

Nhiệm vụ: Quan sát hình 34.3, kết hợp với thông tin trong sgk. Tìm hiểu về sinh trưởng sơ cấp.

Yêu cầu đặt ra đối với nhóm 3 là phải trả lời được các câu hỏi:

(?) Chỉ rõ vị trí, kết quả của quá trình sinh trưởng sơ cấp của thân, sinh trưởng sơ cấp của thân là gì?

(?) Đặc điểm của sinh trưởng sơ cấp ? (?) Sự hình thành vòng năm?

Hs: Các nhóm thảo luận, trả lời :

NHÓM 1 Họ tên thành viên:…………..

Nhiệm vụ: Quan sát hình 34.1, kết hợp với thông tin trong sgk. Tìm hiểu về mô phân sinh.

+ Mô phân sinh là nhóm các tế bào chưa phân hóa, duy trì được khả năng nguyên phân.

+ Vị trí : ở ngọn, đầu rễ. + Có 3 loại mô phân sinh :

Mô phân sinh đỉnh, mô phân sinh bên, mô phân sinh lóng. Trong đó mô phân sinh bên chỉ có ở cây 2 lá mầm, mô phân sinh lóng chỉ có ở cây một lá mầm, mô phân sinh đỉnh có ở cả cây một lá mầm và cây hai lá mầm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

NHÓM 2 Họ tên thành viên:……….

Nhiệm vụ: Quan sát hình 34.2, kết hợp với thông tin trong sgk. Tìm hiểu về sinh trưởng sơ cấp.

+ Vị trí : Mô phân sinh đỉnh.

+ Kết quả: Làm tăng chiều dài của thân.

+ Sinh trưởng sơ cấp làm tăng chiều dài của thân, rễ do hoạt động phân bào nguyên phân của mô phân sinh tạo nên.

NHÓM 3 Tên các thành viên trong nhóm:……….

Nhiệm vụ: Quan sát hình 34.3, kết hợp với thông tin trong sgk. Tìm hiểu về sinh trưởng sơ cấp.

+ Sinh trưởng thứ cấp là sinh trưởng theo đường kính của thân làm tăng bề ngang của thân và rễ do hoạt động của mô phân sinh bên.

+ Sinh trưởng thứ cấp chỉ có ở thực vật hai lá mầm + Sinh trưởng thứ cấp có ở cây thân gỗ. Có cấu tạo gồm: - Phần vỏ bao xung quanh.

- Phần lõi gồm : Gỗ lõi (ròng) nằm ở trung tâm, gồm các tế bào mạch gỗ thứ cấp già, đóng vai trò làm giá đỡ. Gỗ dác nằm kế tiếp bên ngoài gỗ ròng, gồm các mạch gỗ thứ cấp trẻ, chức năng vận chuyển nước và muối khoáng. + Trên mặt cắt ngang của thân cây gỗ có các vòng đồng tâm với màu sáng tối khác nhau. Đó là các vòng năm do tầng sinh mạch tạo ra → người ta thường dựa vào đó để tính tuổi của cây.

Gv: Theo dõi quá trình thảo luận của các nhóm, đảm bảo HS nào cũng tham gia thảo luận và nắm chắc nội dung thảo luận của nhóm mình.

* Giai đoạn 2: “Nhóm mảnh ghép”

Sau khi các nhóm chuyên sâu đã thảo luận xong nội dung của nhóm mình. Giáo viên tiếp tục chia nhỏ các thành viên trong các nhóm “chuyên sâu” để hợp thành 3 nhóm “mảnh ghép” (trong các nhóm “mảnh ghép” có đầy đủ các thành viên của 3 nhóm “chuyên sâu”). Mỗi thành viên của các nhóm “chuyên sâu” sẽ có nhiệm vụ trình bày lại nội dung đã được tìm hiểu của nhóm mình ở giai đoạn 1 cho các bạn trong nhóm mới nghe. Để các bạn cùng nắm rõ về thành phần kiến thức đó.

Gv: Tiếp tục đưa ra một nhiệm vụ mới cho cả 3 nhóm “mảnh ghép”: (?) So sánh sự khác nhau giữa các loại mô phân sinh, sự khác nhau giữa sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp?

Hs: Các nhóm thảo luận, cử đại diện trình bày câu trả lời:

Các nhóm sẽ có các hướng trả lời khác nhau với câu hỏi mới của giáo viên.

Gv: Cho các nhóm nhận xét, đánh giá câu trả lời của các nhóm còn lại. Giáo viên nhận xét đánh giá câu trả lời của từng nhóm và hướng học sinh trả lời theo các tiêu trí trình bày ở BẢNG SỐ 1 và BẢNG SỐ 2.

BẢNG SỐ 1

Nội dung Mô phân sinh đỉnh

Mô phân sinh bên Mô phân sinh long

Vị trí Tại đỉnh của thân và rễ Vị trí : Phân bố theo hình trụ và hướng ra phần ngoài của vỏ thân Vị trí : Phân bố theo hình trụ và hướng ra phần ngoài của vỏ thân

Chức năng Làm tăng chiều dài của thân và rễ Làm tăng độ dày của thân Làm tăng chiều dài trong các vị trí khác với đỉnh thân Loại thực vật Cây một lá mầm và cây hai lá mầm

Cây hai lá mầm Cây một lá mầm

BẢNG SỐ 2:

Nội dung Sinh trưởng sơ cấp Sinh trưởng thứ cấp

Khái niệm Sinh trưởng sơ cấp là sinh trưởng của thân và rễ cây theo chiều dài

Sinh trưởng thứ cấp là sinh trưởng của thân và rễ cây theo chiều ngang Kết quả Thân và rễ cây cao lên

hoặc dài ra

Thân hoặc rễ cây to lên

Nguyên nhân cơ chế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Do hoạt động của mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh long

Do hoạt động của mô phân sinh bên

Đối tượng Cây một lá mầm, phần non của cây hai lá mầm

Cây hai lá mầm

* Hoạt động 3 : Tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng. Thời gian Hoạt động của giáo viên và học

sinh

Nội dung

5 Phút

Gv :

(?) Kể tên các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của thực vật?

I. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng

(?) Sự ảnh hưởng đó được thể hiện như thế nào? Ví dụ?

Hs: Nghiên cứu thông tin sgk trả lời:

+ Các nhân tố bên trong: đặc điểm di truyền, thời kì sinh trưởng….

+ Các yếu tố bên ngoài : nhiệt độ, hàm lượng nước, ánh sáng, dinh dưỡng khoáng….

Gv: nhận xét, đánh giá

- Nhân tố bên trong: + Đặc điểm di truyền + Thời kì sinh trưởng - Các nhân tố bên ngoài: + Nhiệt độ

+ Hàm lượng nước + Ánh sáng

+ Dinh dưỡng khoáng

4. Củng cố (5 phút)

- GV : Nhắc lại nội dung trọng tâm của bài

- GV : Hướng dẫn hs trả lời câu hỏi 5 SGK “ Giải thích hiện tượng mọc vống của thực vật trong bóng tối”

5. Bài tập về nhà (3 phút)

- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi cuối bài trong sgk, đọc phần em có biết - Xem trước bài 35: Hoocmôn thực vật.

Một phần của tài liệu Vận dụng kỹ thuật mảnh ghép trong dạy học chương 3 sinh trưởng và phát triển sinh học 11 chương trình chuẩn (Trang 58 - 66)