7. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
1.1.4. Kĩ thuật dạy học mảnh ghép
1.1.4.1. Khái niệm
Kĩ thuật mảnh ghép là kĩ thuật tổ chức hoạt động hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm.
1.1.4.2. Vai trò
Kĩ thuật mảnh ghép có vai trò quan trọng đối với việc dạy và học của giáo viên và học sinh. Áp dụng kĩ thuật mảnh ghép vào tổ chức dạy và học giúp:
+ Giải quyết một nhiêm vụ phức hợp.
+ Kích thích sự tham gia tích cực của học sinh trong hoạt động nhóm. + Nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác (Không chỉ nhận thức hoàn thành nhiệm vụ học tập cá nhân mà còn phải trình bày truyền đạt lại kết quả và thực hiện tiếp nhiệm vụ ở mức độ cao hơn).
+ Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm học tập của mỗi cá nhân. + Học sinh hiểu rõ nội dung kiến thức.
+ Học sinh được phát triển kĩ năng trình bày, giao tiếp hợp tác. + Học sinh thể hiện khả năng/ năng lực cá nhân.
→ Kĩ thuật mảnh ghép tạo ra hoạt động đa dạng, phong phú, học sinh được tham ra vào các hoạt động với nhiệm vụ khác nhau và các mức độ yêu cầu khác nhau. Trong kĩ thuật mảnh ghép khiến học sinh chủ động, tích cực, nỗ lực tham gia và bị cuốn hút vào các hoạt động để hoàn thành vai trò trách nhiệm của mỗi cá nhân.
Thông qua các hoạt động này hình thành ở học sinh tính chủ động, năng động, linh hoạt, sáng tạo và tinh thần trách nhiệm cao trong học tập đối với chính mình và các bạn trong lớp. Đồng thời hình thành ở học sinh các kĩ năng giao tiếp, trình bày, hợp tác, giải quyết vấn đề...
1.1.4.3. Cách thực hiện
Quá trình thực hiện được chia làm 2 giai đoạn: + Giai đoạn 1(Vòng 1) : “Nhóm chuyên sâu”. + Giai đoạn 2(Vòng 2) : “Nhóm mảnh ghép”. * Giai đoạn 1: “ Nhóm chuyên sâu ”
Lớp học sẽ được chia thành các nhóm nhỏ (khoảng từ 3-6 học sinh). Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ tìm hiểu/ nghiên cứu sâu một nội dung học tập khác nhau nhưng có sự liên hệ chặt chẽ với nhau. Các nhóm này được gọi là “nhóm chuyên sâu”.
Ví dụ: Nhóm 1: Nhiệm vụ A Nhóm 2: Nhiệm vụ B Nhóm 3: Nhiệm vụ C
Các nhóm nhận nhiệm vụ và nghiên cứu, thảo luận, đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm đều nắm vững và có khả năng trình bày lại được các nội dung trong nhiệm vụ được giao cho các bạn ở nhóm khác.
Mỗi hoc sinh trở thành “chuyên sâu” của lĩnh vực đã tìm hiểu trong nhóm mới ở giai đoạn tiếp theo.
Ví dụ:
Dạy bài 15: Tiêu hóa ở động vật: Ở giai đoạn 1: “Nhóm chuyên sâu”:
Chia lớp thành 3 nhóm “chuyên sâu” thực hiên các nhiệm vụ sau:
+ Nhóm 1: Nghiên cứu về đặc điểm tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa.
+ Nhóm 2: Nguyên cứu về Đặc điểm tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa.
+ Nhóm 3: Nghiên cứu về đặc điểm tiêu hóa ở động vật có ống tiêu hóa.
* Giai đoạn 2: “Nhóm mảnh ghép”.
- Sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở giai đoạn 1, mỗi học sinh từ các nhóm “chuyên sâu” khác nhau hợp lại thành các nhóm mới, gọi là nhóm “mảnh ghép”.
- Mỗi học sinh “chuyên sâu” sẽ trở thành những “mảnh ghép” trong “nhóm mảnh ghép”. Các học sinh phải lắp ghép các mảng kiến thức thành một “bức tranh tổng thể”.
- Từng học sinh từ các nhóm “chuyên sâu” trong nhóm “mảnh ghép” lần lượt trình bày lại nội dung tìm hiểu của nhóm mình. Đảm bảo cho tất cả các thành viên trong nhóm “mảnh ghép” nắm bắt được đầy đủ toàn bộ nội dung đã được tìm hiểu từ các nhóm “chuyên sâu” giống như nhìn thấy một “bức tranh tổng thể”.
- Sau đó sẽ có một nhiệm vụ mới được giao cho các nhóm “mảnh ghép”. Nhiệm vụ này mang tính khái quát, tổng hợp toàn bộ nội dung đã được tìm hiểu từ các nhóm “chuyên sâu”. Bằng cách này học sinh có thể nhận thấy những phần vừa thực hiện không chỉ để giải trí hoặc trò chơi đơn thuần mà thực sự là những nội dung học tập quan trọng.
Ví dụ: Bài 15: Tiêu hóa ở động vật. * Giai đoạn 2: “Nhóm mảnh ghép”.
Sau khi 3 nhóm “chuyên sâu” đã giải quyết các nhiệm vụ được đặt ra ở giai đoạn 1. Mỗi thành viên trong các nhóm “chuyên sâu” sẽ hợp thành nhóm mới đó là nhóm “mảnh ghép” và thực hiện nhiệm vụ tiếp theo :
“ Nêu chiều hướng tiến hóa của các nhóm động vật đối với quá trình tiêu hóa”.
Sơ đồ kĩ thuật mảnh ghép
1.1.4.4. Yêu cầu
- Một nội dung hay chủ đề lớn của bài học, thường bao gồm trong đó các phần nội dung hay chủ đề nhỏ. Những nội dung / chủ đề nhỏ đó được giáo viên xây dựng thành các nhiệm vụ cụ thể giao cho các nhóm học sinh tìm hiểu / nghiên cứu.
- Một số yêu cầu cần thực hiện:
+ Nội dung các chủ đề nhỏ phải có sự liên quan gắn kết chặt chẽ với nhau.
+ Nhiệm vụ nêu ra phải hết sức cụ thể, đảm bảo tất cả mọi học sinh đều hiểu rõ và có khả năng hoàn thành nhiệm vụ.
+ Khi học sinh thực hiện tại các nhóm “chuyên sâu” giáo viên cần quan sát và hỗ trợ kịp thời để đảm bảo các nhóm hoàn thành nhiệm vụ đúng thời gian quy định và các thành viên đều có khả năng trình bày lại kết quả thảo luận của nhóm mình.
+ Thành lập các nhóm “mảnh ghép” cần đảm bảo có đủ thành viên của các nhóm “chuyên sâu”
+ Khi các nhóm “mảnh ghép” hoạt động giáo viên cần quan sát hỗ trợ để đảm bảo các thành viên nắm được đầy đủ nội dung từ các nhóm “chuyên sâu”. Sau đó giáo viên giao nhiệm vụ mới phải mang tính khái quát, tổng hợp kiến thức trên cơ sở nội dung kiến thức (mang tính bộ phận) học sinh đã nắm được từ các nhóm “chuyên sâu”.
+ Đối với học sinh:
Học sinh cần hình thành thói quen học tập hợp tác và những kĩ năng xã hội, tính chủ động, tinh thần trách nhiệm trong học tập.
+ Để đảm bảo hiệu quả của hoạt động nhóm, các thành viên trong nhóm phải được phân công các nhiệm vụ sau:
Vai trò Nhiệm vụ Trưởng nhóm Phân công nhiệm vụ
Hậu cần Chuẩn bị đồ dùng tài liệu cần thiết Thư kí Ghi chép kết quả
Phản biện Đặt câu hỏi phản biên Liên lạc giữa các nhóm khác Liên hệ với các nhóm khác
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN. 1.2.1. Mục tiêu điều tra.
Tìm hiểu về thực trạng về việc vận dụng kĩ thuật mảnh ghép trong dạy học sinh học 11.
1.2.2. Nội dung điều tra.
Tôi điều tra về các vấn đề chủ yếu sau:
- Các phương pháp dạy học chủ yếu được sử dụng trong dạy học Sinh học 11.
- Việc vận dụng kĩ thuật mảnh ghép trong dạy học Chương 3, Sinh học 11. - Những khó khăn khi áp dụng kĩ thụât mảnh ghép trong dạy học Sinh học 11.
1.2.3. Phương pháp điều tra.
- Tôi điều tra về việc vận dụng kĩ thuật mảnh ghép trong dạy học Chương 3, Sinh học 11 tại trường THPT Vân Nội_ Đông Anh, Hà Nội bằng phiếu điều tra (nội dung phiếu điều tra xem ở phần phụ lục), dự giờ giáo viên hướng dẫn giảng dạy và một số giáo viên khác trong trường, tìm hiểu giáo án, trao đổi với một số giáo viên dạy bộ môn sinh học tại trường.
- Tôi đã áp dụng kĩ thuật mảnh ghép trong một số bài mà tôi được phân công dạy trong thời gian thực tập giảng dạy tại trường để xem mức độ tiếp thu của học sinh khi được học những bài áp dụng kĩ thuật mảnh ghép đến đâu, cũng như những thuận lời khó khăn khi áp dụng kĩ thuật vào dạy học.
1.2.4. Kết quả điều tra.
- Trên cơ sở trao đổi, điều tra, dự giờ giáo viên, nghiên cứu các tài liệu đánh giá về thực trạng giảng dạy ở trường THPT Vân Nội_ Đông Anh, Hà Nội. Có rút ra một số kết luận như sau:
+ Đa số giáo viên dạy Sinh học 11 bằng phương pháp vấn đáp kết hợp với phương tiện trực quan (tranh vẽ, mô hình) nhưng chỉ để minh họa cho lời
giảng của giáo viên chứ chưa coi PPTQ như một nguồn thông tin để học sinh tiếp nhận kiến thức, chưa tận dụng tranh hình một cách triệt để để kích thích học sinh tư duy sáng tạo.
+ Giáo viên có sử dụng sơ đồ, đồ thị, phiếu học tập trong dạy học nhưng còn rất nhiều hạn chế.
+ Mức độ vận dụng kĩ thuật mảnh ghép vào dạy học còn rất thấp, thậm chí là không vận dụng. Nhiều giáo viên khi được trao đổi còn không biết đến những kĩ thuật dạy học tích cực.
+ Học sinh khi được học những bài có áp dụng kĩ thuật mảnh ghép thì rất hứng thú và mức độ tiếp thu bài tốt tuy nhiên còn một số vấn đề là lớp mất trật tự, còn ồn ào trong quá trình thảo luận nhóm, một số học sinh chưa chủ động tích cực học tập.
- Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên: + Nguyên nhân chủ quan:
Do nhiều giáo viên còn ngại khó, sợ mất thời gian, ngại suy nghĩ đầu tư cho chuyên môn của mình.
Do giáo viên chưa được trang bị kiến thức về các kĩ thuật dạy học tích cực cũng như kĩ thuật mảnh ghép trong dạy học.
+ Nguyên nhân khách quan:
Do học sinh thiếu tự giác, chưa chủ động tích cực trong việc học tập.
Do tâm lí học sinh coi sinh học là bộ môn phụ nên không hứng thú và lười suy nghĩ, thậm chí là không chịu học tập.
Do học sinh đã quen với việc thuộc nội dung trong sách giáo khoa mà chưa chú ý đến việc phân tích, sâu chuỗi và hệ thống hóa kiến thức, không biết tìm ra những điểm khác biệt trong nội dung kiến thức.
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG KĨ THUẬT MẢNH GHÉP VÀO TỔ CHỨC DẠY HỌC CHƯƠNG 3: “SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN”,
SINH HỌC 11 (CTC) 2.1. Về cấu trúc, nội dung chương trình Sinh học 11. 2.1.1. Về cấu trúc.
- Sinh học 11 giới thiệu hệ thống sống ở cấp cơ thể thông qua 2 đại diện là động vật và thực vật. Cụ thể là giới thiệu các chức năng sống cơ bản ở cấp cơ thể: Chuyển hóa vật chất và năng lượng, Cảm ứng, Sinh trưởng và phát triển, Sinh sản dựa trên những kiến thức đã học về tế bào. Các quá trình hoạt động sống được nghiên cứu ở cấp cơ thể trong mối liên hệ giữa cấu trúc và chức năng, giữa các chức năng khác nhau trong cơ thể và giữa cơ thể với môi trường.
- Mỗi chức năng sống được trình bày thành mỗi chương với cấu trúc theo chiều dọc (Phần A - thực vật, Phần B - động vật). Cách trình bày này giúp học sinh nhận thức được các chức năng sống cơ bản đều có ở thực vật và động vật từ đó có thể đối chiếu so sánh rút ra những đặc điểm tương đồng về bản chất cũng như những điểm khác biệt trong biểu hiện các chức năng sinh học ở hai giới động thực vật.
Bảng 1: Cấu trúc chương trình
Chương Sinh học 11 Sinh học cơ thể thực vật
Sinh học cơ thể động vật - Chương I: Chuyển hóa
vật chất và năng lượng - Chương II: Cảm ứng - Chương III: Sinh trưởng và phát triển - Chương IV: Sinh sản
21 10 7 9 12 3 3 3 9 7 4 6 47 21 26
2.1.2. Về nội dung.
- Sinh học 11củng cố, tiếp nối và phát triển những kiến thức sinh học ở trung học cơ sở và lớp 10. Sinh học 6 và Sinh học 7 chủ yếu đề cập đặc điểm phân loại, đặc điểm hình thái và cấu tạo các cơ quan, hệ cơ quan của động vật và thực vật. Sinh học 8 đề cập về giải phẫu và sinh lí người. Sinh học 10 đề cập sinh học ở mức tế bào, nghiên cứu cấu trúc và chức năng sống trong phạm vi tế bào thực vật, động vật và vi sinh vật. Sinh học 11 đề cập các hoạt động sống, các quá trình sinh học cơ bản ở mức cơ thể như chuyển hóa vật chất và năng lượng, cảm ứng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản.
Chương trình Sinh học 11 gồm 4 chương cụ thể:
- Chương I: Chuyển hóa vật chất và năng lượng (22 tiết)
+ Phần A: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật: gồm 14 bài (1-14) giới thiệu về sự chuyển hóa vật chất và năng lượng ở cơ thể thực vật (Trao đổi nước, trao đổi khoáng, quang hợp, hô hấp…). Thực hành : Thí nghiệm thoát hơi nước và trao đổi một số chất khoáng. Thí nghiệm về tách chiết sắc tố và hô hấp.
+ Phần B: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật: gồm 7 bài (15-21) giới thiệu về sự chuyển hóa vật chất và năng lượng ở cơ thể động vật (Tiêu hóa, hấp thụ, hô hấp, tuần hoàn, sự vận chuyển các chất trong cơ thể ở các nhóm động vật khác nhau, các cơ chế đảm bảo cân bằng nội môi…). Thực hành : thí nghiệm đơn giản về tuần hoàn.
- Chương II: Cảm ứng (11 tiết)
+ Phần A: Cảm ứng ở thực vật gồm 3 bài (23-25) giới thiệu về hướng động và ứng động. Thực hành: Làm được một số thí nghiệm về hướng động.
+ Phần B: Cảm ứng ở động vật gồm 8 bài ( 26-33) giới thiệu về cảm ứng ở động vật có tổ chức thần kinh khác nhau, điện thế nghỉ , điện thế hoạt động và sự lan truyền truyền xung thần kinh, truyền tin qua xinap, tập tính
của động vật. Thực hành: Xây dựng tập tính cho động vật nuôi trong gia đình hoặc thành lập phản xạ có điều kiện ở vật nuôi.
- Chương III: Sinh trưởng và phát triển (7 tiết)
+ Phần A: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật, gồm 3 bài (34-37) giới thiệu về sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp, các nhóm chất điều hòa sinh trưởng ở thực vật, hooc môn thực vật và sự phát triển của thực vật, quang chu kì và phitocrom.
+ Phần B: Sinh trưởng và phát triển ở động vật, gồm 4 bài (38-42) giới thiệu về sinh trưởng và phát triển qua biến thái và không qua biến thái ở động vật, vai trò của hoocmôn động vật và ảnh hưởng của môi trường đối với sự sinh trưởng và phát triển của động vật và con người.
- Chương IV: Sinh sản (8 tiết)
+ Phần A: Sinh sản ở thực vật, gồm 3 bài (41-43) giới thiệu về sinh sản vô tính và nuôi cấy mô, tế bào thực vật, giâm, chiết, ghép, sinh sản hữu tính và sự hình thành quả, hạt, và sự chín của hạt quả ở thực vật, các phương pháp nhân giống vô tính. Thực hành: Sinh sản ở thực vật.
+ Phần B: Sinh sản ở động vật, gồm 4 bài (44-47) giới thiệu về sinh sản vô tính và hữu tính ở động vật, sự tiến hóa trong các hình thức sinh sản hữu tính ở động vật, thụ tinh ngoài và thụ tinh trong, đẻ trứng, đẻ con, cơ chế điều hòa sinh sản, điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người.
2.2. Chuẩn kiến thức kĩ năng Chương 3: Sinh trưởng và phát triển. Chủ đề Chuẩn kiến thức, kĩ Chủ đề Chuẩn kiến thức, kĩ
năng
Cụ thể hóa chuẩn kiến thức kĩ năng (chương trình chuẩn) 1.Sinh trưởng và phát triển ở thực vật. Kiến thức:
- Phân biệt được khái niệm sinh trưởng, phát triển và mối liên quan giữa chúng.
- Phân biệt được sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp.
- Sinh trưởng là quá trình tăng lên về số lượng, kích thước tế bào làm cho cây lớn lên trong từng giai đoạn, tạo ra cơ quan sinh dưỡng như rễ, thân, lá.
- Phát triển là toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của một cá thể, biểu hiện ở 3 quá trình liên quan : Sinh trưởng, phân hóa tế bào, mô và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể.
- Giữa sinh trưởng và phát triển có mối quan hệ mật thiết, liên tiếp và xen kẽ nhau trong đời sống thực vật. Sự biến đổi về số lượng rễ, thân, lá dẫn đến sự