Vận dụng kĩ thuật mảnh ghép trong dạy học sinh học 11

Một phần của tài liệu Vận dụng kỹ thuật mảnh ghép trong dạy học chương 3 sinh trưởng và phát triển sinh học 11 chương trình chuẩn (Trang 50)

7. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI

2.3.Vận dụng kĩ thuật mảnh ghép trong dạy học sinh học 11

2.3.1. Quy trình sử dụng kĩ thuật mảnh ghép vào dạy học.

* Bước 1 : Xác định mục tiêu bài học.

Mục tiêu bài học là những yêu cầu đặt ra đối với học sinh khi thực hiện bài học. Có nhiều yếu tố tác động đến việc xác định mục tiêu bài học, trong đó đáng chú ý nhất là các yếu tố : Nội dung bài học, khả năng nhận thức của học sinh, năng lực của giáo viên.

* Bước 2: Xác định các hoạt động.

Xác định các hoạt động trong một bài học có thể phân tích cấu trúc nội dung bài học. Mỗi hoạt động tương ứng với một đơn vị kiến thức chủ chốt.

Khi đã xác định được các đơn vị kiến thức chủ chốt trong bài ta sẽ áp dụng kĩ thuật mảnh ghép để giải quyết các nhiệm vụ đó bằng việc phân nhóm chuyên sâu. Mỗi nhóm sẽ giải quyết các nội dung kiến thức đó.

Ví dụ 1 :

Áp dụng kĩ thuật mảnh ghép dạy “Bài 9: Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4, CAM”.

* Bước 1: Xác định mục tiêu

Sau khi học xong bài này học sinh phải :

+ Trình bày được quá trình quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4, CAM.

+ Phân biệt được các nhóm thực vật C3, C4, CAM.

+ So sánh để thấy được sự khác biệt giữa quá trình quang hợp của các nhóm thực vật C3, C4, CAM.

+ Rèn kĩ năng quan sát, phân tích sơ đồ, nghiên cứu thông tin phát hiện kiến thức. * Bước 2 : Xác định các hoạt động. Bài có 3 hoạt động chính: + Quang hợp ở thực vật C3. + Quang hợp ở thực vật C4. + Quang hợp ở thực vật CAM. * Bước 3: Áp dụng kĩ thuật mảnh ghép. + Giai đoạn 1 : “Nhóm chuyên sâu”.

GV : Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm nghiên cứu, thảo luận một nội dung hoạt động như sau:

+ Nhóm 1: Quang hợp ở thực vật C3.

Trong đó yêu cầu phải làm rõ được các vấn đề sau: - Đặc điểm của nhóm thực vật C3.

- Quá trình quang hợp ở thực vật C3 qua các pha sáng, tối. + Nhóm 2 : Quang hợp ở thực vật C4.

Trong đó yêu cầu cũng phải làm rõ được các vấn đề: - Đặc điểm của nhóm thực vật C4.

- Quá trình quang hợp ở thực vật C3 qua 2 pha sáng, tối. + Nhóm 3 : Quang hợp ở thực vật CAM.

Yêu cầu cũng giống với 2 nhóm trên.

Sau khi các nhóm đã hoàn thành nhiệm vụ của mình, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều nắm rõ những nội dung yêu cầu. Giáo viên tiếp tục chia nhỏ các thành viên ở các nhóm chuyên sâu để hợp thành nhóm “mảnh ghép”.

+ Giai đoạn 2 : “Nhóm mảnh ghép”

Nhóm mảnh ghép bao gồm các thành viên của 3 nhóm chuyên sâu. Mỗi thành viên của nhóm chuyên sâu sẽ trình bày lại nội dung mà mình đã nắm rõ ở giai đoạn 1 cho các bạn trong nhóm “mảnh ghép” nghe.

Sau đó nhóm “mảnh ghép” tiếp tục trả lời câu hỏi tiếp theo của giáo viên: “ So sánh quá trình quang hợp ở thực vật C3, C4, CAM”

Ví dụ 2:

Áp dụng kĩ thuật mảnh ghép dạy “Bài 17 : Hô hấp ở động vật”

* Bước 1: Xác định mục tiêu.

Sau khi học xong bài hs cần phải: - Trình bày được khái niệm hô hấp. - Trình bày được trao đổi khí bề mặt. - Trình bày được các hình thức hô hấp.

- Nêu những đặc điểm thích nghi trong cấu tạo và chức năng của các cơ quan hô hấp ở các nhóm động vật khác nhau trong điều kiện sống khác nhau.

- Giáo dục thế giới quan khoa học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Bước 2: Xác định hoạt động.

- Hô hấp là gì?

- Bề mặt trao đổi khí ?

- Các hình thức hô hấp. Đây là nhiệm vụ trọng tâm của bài.

* Bước 3 : Áp dụng kĩ thuật.

Áp dụng kĩ thuật vào hoạt động 3 : Các hình thức hô hấp. - Giai đoạn 1 : “Nhóm chuyên sâu”.

Chia lớp thành 4 nhóm. Mỗi nhóm thực hiện một nhiệm vụ sau: + Nhóm 1: Tìm hiểu hô hấp qua bề mặt cơ thể.

+ Nhóm 2: Tìm hiểu hô hấp bằng hệ thống ống khí. + Nhóm 3: Tìm hiểu hô hấp bằng mang.

+ Nhóm 4 : Tìm hiểu hô hấp bằng phổi. - Giai đoạn 2 : “Nhóm mảnh ghép”.

Nhóm “mảnh ghép” bao gồm các thành viên của 3 nhóm chuyên sâu. Mỗi thành viên của nhóm chuyên sâu sẽ trình bày lại nội dung mà mình đã nắm rõ ở giai đoạn 1 cho các bạn trong nhóm “mảnh ghép” nghe.

Sau đó nhóm “mảnh ghép” tiếp tục trả lời câu hỏi tiếp theo của giáo viên:

“ Trình bày những đặc điểm thích nghi trong cấu tạo và chức năng của các cơ quan hô hấp ở các nhóm động vật khác nhau trong điều kiện sống khác nhau”. 2.3.2. Khả năng vận dụng kĩ thuật mảnh ghép trong dạy học Sinh hoc 11.

Kĩ thuật mảnh ghép có thể áp dụng vào dạy học tất cả các chương trong chương trình Sinh học 11. Cụ thể:

* Vận dụng kĩ thuật mảnh ghép trong dạy học Chương I: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.

Kiến thức về chuyển hóa vật chất và năng lượng bao gồm các kiến thức về các quá trình : Trao đổi nước ở thực vật ( hấp thụ nước, vận chuyển nước và thoát hơi nước), trao đổi khoáng (vai trò của các nguyên tố khoáng, đặc biệt là quá trình trao đổi nito), quang hợp, hô hấp, tiêu hóa, tuần hoàn máu…

Khi dạy chương này có thể áp dụng kĩ thuật mảnh ghép vào các bài như:

Bài 9: Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM.

Để học sinh thấy rõ được quá trình quang hợp ở từng nhóm động vật C3, C4, CAM. Cũng từ đó nêu được sự khác biệt giữa quang hợp của các nhóm thực vật này.

Bài 15 : Tiêu hóa ở động vật.

Để học sinh thấy rõ được quá trình tiêu hóa ở các nhóm động vật chưa có cơ quan tiêu hóa , có túi tiêu hóa, có ống tiêu hóa diễn ra như thế nào từ đó làm rõ chiều hướng tiến hóa của các nhóm động vật ảnh hưởng như thế nào đến tiêu hóa.

Bài 17: Hô hấp ở động vật.

Để học sinh hiểu rõ được các hình thức hô hấp ở động vật từ đó rút ra kết luận hình thức hô hấp nào tiến hóa hơn.

Bài 18: Tuần hoàn máu.

Học sinh nắm rõ về các dạng hệ tuần hoàn máu ở động vật từ đó rút ra nhận xét về chiều hướng tiến hóa của chúng.

Ví dụ:

Bài 9 : Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM. + Giai đoạn 1: “Nhóm chuyên sâu”:

Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm thực hiện một nhiệm vụ sau đây:

Nhóm 2: Tìm hiểu về quang hợp ở thực vật C4. Nhóm 3: Tìm hiểu về quang hợp ở thực vật CAM.

Sau khi cho các nhóm nghiên cứu thảo luận về quang hợp của các nhóm thực vật nêu trên, đảm bảo cho tất cả các thành viên trong nhóm đều nắm rõ kiến thức về nội dung kiến thức mà nhóm mình được giao. Khi đó sẽ chuyển sang giai đoạn 2.

+ Giai đoạn 2: “Nhóm mảnh ghép” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các thành viên ở mỗi nhóm “chuyên sâu” sẽ được chia đều thành các nhóm mới là nhóm “mảnh ghép”. Sau đó các nhóm “mảnh ghép” này sẽ thực hiện nhiệm vụ sau : “So sánh quá trình quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4, CAM”

* Vận dụng kĩ thuật mảnh ghép trong dạy học Chương 2 : Cảm ứng. Chương này chúng ta sẽ đi nghiên cứu về hiện tượng cảm ứng ở thực vật thông qua các hiện tượng hướng động và ứng động và hiên tượng cảm ứng ở các nhóm động vật động vật có hệ thần kinh khác nhau…..

Ở chương này chúng ta có thể áp dụng kĩ thuật mảnh ghép vào dạy học để thấy rõ hơn sự khác biệt giữa các kiểu hướng động, ứng động, chiều hướng tiến hóa ở các nhóm động vật có hệ thần kinh khác nhau có ảnh hưởng như thế nào đối với cảm ứng động vật.

Chúng ta có thể áp dụng kĩ thuật mảnh ghép vào dạy học một số bài thuộc chương này như:

- Bài 23 : Hướng động. - Bài 24 : Ứng động.

- Bài 26 + 27 : Cảm ứng ở động vật. Ví dụ : Dạy bài 26 : Cảm ứng ở động vật.

Sau khi tìm hiểu xong phần khái niệm cảm ứng ở động vật. Phần 2 và 3, chúng ta sẽ áp dụng kĩ thuật mảnh ghép.

* Giai đoạn 1: “Nhóm chuyên sâu”. Chia lớp thành 3 nhóm “chuyên sâu”:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu về cảm ứng ở nhóm động vật chưa có tổ chức thần kinh. + Nhóm 2: Tìm hiểu về cảm ứng ở nhóm động vật có hệ thần kinh dạng lưới. + Nhóm 3: Tìm hiểu về cảm ứng ở nhóm động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch.

Yêu cầu đặt ra cho các nhóm là phải tìm hiểu về đặc điểm của các nhóm động vật có tổ chức hệ thần kinh khác nhau, đặc điểm cảm ứng ở các nhóm động vật đó…

Sau khi các nhóm chuyên sâu đã hoàn thành xong nhiệm vụ của mình các thành viên của các nhóm “chuyên sâu” lại được hình thành nhóm mới là nhóm “mảnh ghép”.

Các nhóm sẽ thảo luận và trả lời câu hỏi tiếp theo : “ Chiều hướng tiến hóa của hệ thần kinh có ảnh hưởng như thế nào đến cảm ứng ở động vật”

* Vận dụng kĩ thuật mảnh ghép trong dạy học Chương 3: Sinh trưởng và phát triển.

Chương sinh trưởng và phát triển giới thiệu một cách khái quát về sinh trưởng, các hình thức sinh trưởng của thực vật và động vật. Tiếp theo là các loại hoocmôn kích thích và ức chế sinh trưởng… Như vậy, đầu tiên khi học chương này học sinh sẽ phải nắm được các khái niệm cơ bản về sinh trưởng, phát triển. Sau đó học sinh sẽ đi sâu vào tìm hiểu rõ hơn về các hình thức sinh trưởng và phát triển ở thực vật và động vật, các yếu tố kích thích hoặc ức chế sinh trưởng.

Khi dạy chương này có thể sử dụng kĩ thuật mảnh ghép nhằm giúp học sinh tìm hiểu sâu hơn về các hình thức sinh trưởng và phát triển ở thực vật và động vật, cũng như thấy được sự khác nhau giữa các hình thức này.

Ở chương này có thể áp dụng kĩ thuật mảnh ghép vào dạy một số bài như :

+ Bài 34 : Sinh trưởng ở thực vật. + Bài 35 : Hoocmôn thực vật.

+ Bài 37 : Sinh trưởng và phát triển ở động vật.

+ Bài 38, 39 : Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật.

* Vận dụng kĩ thuật mảnh ghép trong dạy học Chương 4 : Sinh sản.

Chương này sẽ giới thiệu về hình thức sinh sản ở thực vật và động vật. Từ hình thức sinh sản đơn giản là sinh sản vô tính đến hình thức sinh sản phức tạp là sinh sản hữu tính với sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái. Đặc biệt học sinh sẽ hiểu rõ hơn về quá trình sinh sản ở thực vật có hoa, các hình thức thụ tinh ở động vật, các hình thức sinh sản vô tính ở động vật.

Khi dạy chương này có thể áp dụng kĩ thuật mảnh ghép vào dạy một số bài như sau:

+ Bài 42 : Sinh sản hữu tính ở thực vật. + Bài 44 : Sinh sản vô tính ở động vật. + Bài 45 : Sinh sản hữu tính ở động vật.

Ví dụ : Dạy bài 45 : Sinh sản hữu tính ở động vật.

* Giai đoạn 1: “Nhóm chuyên sâu”:

Gv : Chia lớp thành 3 nhóm “chuyên sâu” mỗi nhóm thực hiện một nhiệm vụ sau:

+ Nhóm 1 : Tìm hiểu về quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật. + Nhóm 2 : Tìm hiểu về các hình thức thụ tinh.

+ Nhóm 3 : Tìm hiểu về đẻ trứng và đẻ con. * Giai đoạn 2: “Nhóm mảnh ghép”:

Sau khi các nhóm “chuyên sâu” đã hoàn thành xong nhiệm vụ của nhóm mình được giao. Các thành viên của các nhóm “chuyên sâu” sẽ hình thành nên các nhóm “mảnh ghép” và thực hiện nhiệm vụ tiếp theo : “ Nêu chiều hướng tiến hóa của sinh sản hữu tính ở động vật”.

2.3.3. Vận dụng kĩ thuật mảnh ghép vào tổ chức dạy học Chương 3: Sinh trưởng và phát triển, Sinh học 11. trưởng và phát triển, Sinh học 11. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3.3.1. Dạy Bài 34 “Sinh trưởng ở thực vật” I. Mục tiêu I. Mục tiêu

Sau khi học xong bài này học sinh phải: 1. Kiến thức

- Hình thành được khái niệm sinh trưởng của cơ thể thực vật.

- Chỉ rõ những mô phân sinh nào của thực vật một lá mầm và hai lá mầm là chung và những bộ phận nào là riêng.

- Phân biệt sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp.

- Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của thực vật. - Giải thích được sự hình thành vòng năm .

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng phân tích tranh hình, thông tin phát hiện kiến thức. - Kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

3. Thái độ

- Giáo dục thế giới quan khoa học.

- Ứng dụng kiến thức đã học vào cuộc sống như tính tuổi cây…. - Yêu thích môn học.

II.Phương tiện dạy học

Phiếu học tập1, 2, 3. III. Phương pháp dạy học

` Sử dụng phối hợp các phương pháp: Thuyết trình. Vấn đáp.

Trực quan kết hợp với kĩ thuật mảnh ghép.

IV. Tiến trình tổ chức bài học

1. Ổn định tổ chức lớp và kiểm tra sĩ số (2 phút)

2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)

Gv: yêu cầu học sinh nộp bài thu hoạch. 3. Bài mới (2 phút)

a, Mở bài

Sinh trưởng và phát triển là một trong những đặc trưng cơ bản của môi trường sống. Vậy sinh trưởng và phát triển là gì? Giữa chúng có mối quan hệ với nhau không? Và chịu sự chi phối của những yếu tố nào? Nội dung Chương 3: Sinh trưởng và phát triển sẽ làm rõ vấn đề này, chúng ta cùng vào bài đầu tiên Bài 34 : Sinh trưởng ở thực vật.

b, Hoạt động dạy và học.(30 phút)

* Hoạt động 1 : Tìm hiểu khái niệm sinh trưởng Thời gian Hoạt động của giáo viên và học

sinh

Nội dung

Gv : Cho học sinh quan sát hình ảnh về chu trình sống của cây lúa và hỏi:

(?) Kích thước của cây non có gì khác so với cây trưởng thành?

(?) Vì sao lại có sự khác nhau đó?

5 phút Hs : Quan sát hình, kết hợp sách giáo khoa nghiên cứu trả lời:

- Kích thước của cây non nhỏ hơn cây trưởng thành. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Sở dĩ như cậy là do quá trình phân bào nguyên nhiễm làm tăng số lượng và kích thước tế bào.

Gv: Nhận xét câu trả lời.

Gv: Sự thay đổi kích thước từ cây non đến cây trưởng thành như vậy người ta gọi là sự sinh trưởng của cây.

(?) Nêu khái niệm sinh trưởng ở thực vật?

Hs: Trả lời:

Sinh trưởng ở thực vật là quá trình tăng về kích thước (Chiều dài, bề mặt, thể tích ) của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào.

Sinh trưởng ở thực vật là quá trình tăng về kích thước (chiều dài, bề mặt, thể tích) của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào.

Chuyển ý : Ở thực vật có hai hình thức sinh trưởng là sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp. Sự khác nhau giữa hai hình thức sinh trưởng này như thế nào chúng ta cùng sang phần II.

* Hoạt động 2 : Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp (áp dụng kĩ thuật mảnh ghép) “20 phút”

Gv : Chia lớp thành 3 nhóm “Chuyên sâu”. Mỗi nhóm thực hiện một nhiệm vụ trong phiếu học tập sau (trong thời gian 7 phút):

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 NHÓM 1

Tên các thành viên trong nhóm:………..

Nhiệm vụ : Quan sát hình 34.2, kết hợp với thông tin trong sgk. Tìm hiểu về các mô phân sinh.

Yêu cầu đặt ra đối với nhóm 1 là phải trả lời được các câu hỏi sau:

Một phần của tài liệu Vận dụng kỹ thuật mảnh ghép trong dạy học chương 3 sinh trưởng và phát triển sinh học 11 chương trình chuẩn (Trang 50)