Về nội dung

Một phần của tài liệu Vận dụng kỹ thuật mảnh ghép trong dạy học chương 3 sinh trưởng và phát triển sinh học 11 chương trình chuẩn (Trang 36 - 38)

7. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI

2.1.2.Về nội dung

- Sinh học 11củng cố, tiếp nối và phát triển những kiến thức sinh học ở trung học cơ sở và lớp 10. Sinh học 6 và Sinh học 7 chủ yếu đề cập đặc điểm phân loại, đặc điểm hình thái và cấu tạo các cơ quan, hệ cơ quan của động vật và thực vật. Sinh học 8 đề cập về giải phẫu và sinh lí người. Sinh học 10 đề cập sinh học ở mức tế bào, nghiên cứu cấu trúc và chức năng sống trong phạm vi tế bào thực vật, động vật và vi sinh vật. Sinh học 11 đề cập các hoạt động sống, các quá trình sinh học cơ bản ở mức cơ thể như chuyển hóa vật chất và năng lượng, cảm ứng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản.

Chương trình Sinh học 11 gồm 4 chương cụ thể:

- Chương I: Chuyển hóa vật chất và năng lượng (22 tiết)

+ Phần A: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật: gồm 14 bài (1-14) giới thiệu về sự chuyển hóa vật chất và năng lượng ở cơ thể thực vật (Trao đổi nước, trao đổi khoáng, quang hợp, hô hấp…). Thực hành : Thí nghiệm thoát hơi nước và trao đổi một số chất khoáng. Thí nghiệm về tách chiết sắc tố và hô hấp.

+ Phần B: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật: gồm 7 bài (15-21) giới thiệu về sự chuyển hóa vật chất và năng lượng ở cơ thể động vật (Tiêu hóa, hấp thụ, hô hấp, tuần hoàn, sự vận chuyển các chất trong cơ thể ở các nhóm động vật khác nhau, các cơ chế đảm bảo cân bằng nội môi…). Thực hành : thí nghiệm đơn giản về tuần hoàn.

- Chương II: Cảm ứng (11 tiết)

+ Phần A: Cảm ứng ở thực vật gồm 3 bài (23-25) giới thiệu về hướng động và ứng động. Thực hành: Làm được một số thí nghiệm về hướng động.

+ Phần B: Cảm ứng ở động vật gồm 8 bài ( 26-33) giới thiệu về cảm ứng ở động vật có tổ chức thần kinh khác nhau, điện thế nghỉ , điện thế hoạt động và sự lan truyền truyền xung thần kinh, truyền tin qua xinap, tập tính

của động vật. Thực hành: Xây dựng tập tính cho động vật nuôi trong gia đình hoặc thành lập phản xạ có điều kiện ở vật nuôi.

- Chương III: Sinh trưởng và phát triển (7 tiết)

+ Phần A: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật, gồm 3 bài (34-37) giới thiệu về sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp, các nhóm chất điều hòa sinh trưởng ở thực vật, hooc môn thực vật và sự phát triển của thực vật, quang chu kì và phitocrom.

+ Phần B: Sinh trưởng và phát triển ở động vật, gồm 4 bài (38-42) giới thiệu về sinh trưởng và phát triển qua biến thái và không qua biến thái ở động vật, vai trò của hoocmôn động vật và ảnh hưởng của môi trường đối với sự sinh trưởng và phát triển của động vật và con người.

- Chương IV: Sinh sản (8 tiết)

+ Phần A: Sinh sản ở thực vật, gồm 3 bài (41-43) giới thiệu về sinh sản vô tính và nuôi cấy mô, tế bào thực vật, giâm, chiết, ghép, sinh sản hữu tính và sự hình thành quả, hạt, và sự chín của hạt quả ở thực vật, các phương pháp nhân giống vô tính. Thực hành: Sinh sản ở thực vật.

+ Phần B: Sinh sản ở động vật, gồm 4 bài (44-47) giới thiệu về sinh sản vô tính và hữu tính ở động vật, sự tiến hóa trong các hình thức sinh sản hữu tính ở động vật, thụ tinh ngoài và thụ tinh trong, đẻ trứng, đẻ con, cơ chế điều hòa sinh sản, điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người.

Một phần của tài liệu Vận dụng kỹ thuật mảnh ghép trong dạy học chương 3 sinh trưởng và phát triển sinh học 11 chương trình chuẩn (Trang 36 - 38)