Việc bảo tồn, phát huy hát Đú mở xã Phục Lễ Thủy Nguyên-

Một phần của tài liệu Làn điệu hát đúm ở xã phục lễ thủy nguyên hải phòng (Trang 68 - 81)

6. Bố cục của đề tài

2.4.3. Việc bảo tồn, phát huy hát Đú mở xã Phục Lễ Thủy Nguyên-

Hiện nay, ở Phục Lễ vẫn lưu hành hình thức hát Đúm mỗi dịp xuân về nhưng thay những lời hát cổ bằng những lời hát mới, vì người dân nghĩ thanh niên ngày nay không hiểu những lời hát xưa, nếu muốn duy trì hát Đúm phải dùng những lời hát mới.

Thanh niên rất tự hào về truyền thống hát Đúm của quê mình, nhưng để hát theo thì lúng túng họ cho rằng lời ca cổ lạc hậu, họ rất khó thuộc những lời hát cổ, họ không hiểu ý nghĩa của những lời ca ví từ các tích cổ.

Hiện nay, Phục Lễ rất khuyến khích việc phục hưng hát Đúm. Hàng năm huyện thủy Nguyên vẫn đầu tư một số kinh phí cho duy trì hội hát Đúm đầu xuân như đề ra hình thức giải thưởng để động viên thế hệ trẻ tham gia. Hình thức thưởng trong hội hát Đúm trước kia cũng có, hàng năm tổng Phục Lễ vẫn thi hát giữa các làng trong tổng. Để phát huy lễ hội hát Đúm, một truyền thống văn hóa đặc sắc của địa phương, các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Thủy Nguyên đã có chủ trương biện pháp khôi phục lại truyền thống và coi đó như một “Báu vật”. Hàng năm xã tổ chức lễ hội hát Đúm vào dịp đầu năm trước của ngôi đình lớn nhất trong vùng, các đoàn hát cùng giao lưu, say sưa thi hát cả ngày lẫn đêm. Trong cuộc thi ban giám khảo chính là các cụ, nghệ nhân cao tuổi đủ trình độ chuyên môn. Chính quyền địa phương có nhiều phương án, chính sách đào tạo, bồi dưỡng lớp trẻ để lễ hội hát Đúm được bảo tồn và phát triển.

Bước đầu nghiên cứu đề tài “Làn điệu hát Đúm ở Phục Lễ - Thủy Nguyên - Hải Phòng”, tôi có một vài ý kiến nhỏ góp vào phương án, chính sách duy trì hát Đúm:

1. Các nhóm hát Đúm không nên do ép buộc mà để họ tự tìm nhau luyện tập mới có sự hăng say, thể hiện được hiểu biết, cảm xúc.

2. Thành lập các Câu lạc bộ dạy hát Đúm, bên cạnh những lời hát truyền thống thì còn nên dạy những lời hát mới phù hợp với thế hệ trẻ, trước khi dạy

lời hát chúng ta nên dạy cho họ biết yêu vốn văn nghệ cổ truyền, tình yêu âm nhạc dân gian, văn hóa dân gian. Vì có thực sự yêu thích thì họ mới tự giác học và tập luyện các bài hát Đúm của quê hương một cách hiệu quả.

3. Hội hát Đúm - hội Mở mặt là nét văn hóa đặc sắc của Phục Lễ - Thủy Nguyên - Hải Phòng. Muốn phát huy được những giá trị của hát Đúm Phục Lễ lên một tầm cao mới, chính quyền địa phương nên kết hợp với lãnh đạo thành phố có những quan tâm hơn nữa tới việc đầu tư kinh phí cho các hoạt động văn hóa, văn nghệ dân gian, đặc biệt là hát Đúm ở xã Phục Lễ.

Tiểu kết chương 2

Hải Phòng khác với nhiều vùng biển khác, đây là vùng đất lâu đời và phát triển từ rất sớm. Chính vì là vùng đất phát triển từ rất sớm nên nơi đây cũng đã hình thành và phát triển nhiều loại hình nghệ thuật dân gian, đặc biệt là hát Đúm.

Hát Đúm là tục hát đối đáp giữa một bên nam và một bên nữ. Nét đặc sắc của hát đúm là lối ứng khẩu tại chỗ, tuỳ hứng từ những hoàn cảnh cụ thể nên đòi hỏi người hát phải thông minh nhanh trí. Giai điệu của hát Đúm rất đơn giản chỉ gồm ba nốt nhạc, cứ theo một giai điệu quay đi quay lại, chỉ khác

nhau ở phần lời. Hát Đúm là loại hình văn hóa dân gian thể hiện bản sắc dân

tộc độc đáo, hát Đúm được hình thành và phát triển trong xã hội cũ, trước kia khi đến ngày hội mùa xuân thì trai làng này sang hát với gái làng kia, nhưng nay hình thức tổ chức đó đã khác. Dịp đầu năm có nhiều hội, nhưng không phải nơi nào ở Thủy Nguyên cũng có hát Đúm, mà chỉ tập trung vào ba xã Phục Lễ, Phả Lễ, Lập Lễ. Hình thức hát hiện nay đơn giản so với trước rất nhiều. Trai gái không mặc trang phục cổ truyền, đứng hát theo kiểu “mặt nhìn mặt, tay cầm tay” mà ngồi ghế, mỗi người cầm một chiếc micro hát đối đáp qua máy phóng thanh cho cả xã nghe. Điều đáng chú ý nữa là, các đôi của từng xã được phân công hát theo giờ, mỗi đôi hát từ một đến hai tiếng, sau đó

chuyển qua đôi khác, và đôi này lại sang xã bạn hát tiếp.

Trải qua hàng ngàn năm, hát Đúm không ngừng được sáng tạo, bổ sung, sửa đổi, nội dung lời ca ngày càng đa dạng, phong phú, đầy chất thơ. Đầu tiên, khi mới gặp nhau là những câu hát chào, những câu hát mừng. Tiếp sau đó có thể là hát hỏi, hát đố, hát họa, hát huê tình, hát cưới… Và cuối cùng là hát ra về.

Là một hình thức diễn xướng khá độc đáo, hát Đúm tạo nên mối giao kết cộng đồng trong cuộc sống, trong sinh hoạt văn hóa tinh thần của cư dân Phục Lễ. Nó đã thực sự trở thành một hình thức sinh hoạt văn hóa cổ truyền đặc sắc, độc đáo trên vùng đất ven biển Hải Phòng.

KẾT LUẬN

Là loại hình dân ca hình thành trong môi trường lao động, sau đó trở thành dân ca trong lễ hội, hát Đúm vùng tổng Phục - Thủy Nguyên xưa đã gắn với những sắc thái văn hóa độc đáo của cư dân ven biển. Trong xã hội cổ truyền, nếu hát Đúm vùng tổng Phục hấp dẫn và lôi cuốn mọi người bởi những câu hát tình tứ, thơ mộng, thì tục bịt khăn che mặt của phụ nữ lại tạo ra sự tò mò, cuốn hút khách thập phương. Rồi trải qua năm tháng, tục cổ này đã trở thành nét văn hóa độc đáo. Bịt mặt ắt phải có “mở mặt”, đây chính là chi tiết hấp dẫn đối với du khách xa gần, thậm chí với cả những người dân ở các làng bạn. Khi các cô gái mở mặt để hát đối đáp với các chàng trai, mọi người không khỏi trầm trồ, vì cô nào mặt cũng đẹp, da trắng, môi đỏ, mắt đen láy

như hạt na...

Vào nửa cuối thế kỷ XX, sinh hoạt hát Đúm ở Thủy Nguyên có chiều lắng xuống, và hiện nay khi huyện Thủy Nguyên đang bước vào công cuộc hiện đại hóa, đô thị hóa thì hát đúm lại đứng trước những thử thách mới. Nếu trong xã hội nông thôn xưa, khi khoa học kỹ thuật chưa phát triển, phương tiện truyền thông còn hạn chế thì diễn xướng hát Đúm ở đây được mọi người dân yêu thích, đặc biệt là thanh niên nam nữ. Họ tìm thấy ở hình thức sinh hoạt văn hóa này là nơi để gửi gắm nỗi niềm của mình với bạn bè. Đặc biệt, từ các hội hát Đúm mà thanh niên nam nữ có dịp làm quen, tìm hiểu nhau để rồi đi đến tình yêu, hôn nhân. Ngày nay với nhịp sống hối hả, sôi động với nhiều phương tiện hiện đại đã tác động và ảnh hưởng mạnh mẽ tới lối sống của tầng lớp thanh niên. Một số không nhỏ thanh niên bắt đầu xa rời văn hóa dân gian truyền thống.Và hát Đúm dần trở nên “lỗi nhịp” với cuộc sống hiện đại, cũng như một số loại hình dân ca giao duyên khác. Bởi nhịp điệu chậm rãi, đều đều của nó sẽ khó hòa vào nhịp sống sôi động của thanh niên trong thời đại công nghiệp.

Biến đổi để tồn tại, đó là qui luật chung của các loại hình ca hát dân gian. Tuy nhiên, dù có biến đổi đến đâu thì loại hình dân ca đó, nếu muốn tồn tại

vẫn phải giữ lại được cái gốc và nét độc đáo của nó. Chính sự độc đáo này sẽ góp phần làm nên diện mạo văn hóa của một vùng miền. Chúng ta hãy hình dung trong khoảng vài chục năm tới, vùng ven biển Thủy Nguyên với diện mạo mới, các khu công nghiệp hiện đại, các khu vui chơi giải trí, dịch vụ sầm uất, và khi khách du lịch trong, ngoài nước đến Thủy Nguyên, cái mà họ chú ý chính là nét văn hóa địa phương. Khi đó, có thể trong một không gian yên bình, tĩnh lặng ở khu du lịch sinh thái sông Giá, đền Trần Minh Đức... những câu hát Đúm với nhịp điệu dàn trải, ngân nga được diễn xướng bởi các cô gái, chàng trai Thủy Nguyên sẽ làm thư thái tâm hồn du khách.

Trải qua sự thăng trầm của thời gian và chiến tranh phong kiến, hát Đúm cũng như mọi loại hình nghệ thuật dân gian của Hải Phòng, những tinh hoa vốn quý của nền văn hóa dân tộc trên cửa biển này vẫn như viên ngọc quý được rèn giũa ngày càng trong sáng hơn. Những vốn quý ấy đáng được nhân dân Hải Phòng và nhân dân cả nước giữ gìn trân trọng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban nghiên cứu lịch sử Hải Phòng (1987), Quá trình hình thành, phát triển thành phố và đặc tính người Hải Phòng, NXB Hải Phòng.

2. Vũ Thế Bình (2002), Non nước Việt Nam, NXB Trung tâm công nghệ thông

tin du lịch.

3. Lê Thị Cúc (2010), Nghiên cứu về giá trị, thực trạng, giải pháp cho việc bảo tồn và khai thác các lễ hội Hải Phòng theo hướng bền vững trong hoạt động du lịch, Đại học dân lập Hải Phòng.

4. Triệu Dương (1971), Ca dao ngạn ngữ Hà Nội, NXB Hội văn nghệ Việt Nam

5. Đảng ủy - HĐND - UBND xã Phục Lễ huyện Thủy Nguyên - Hải Phòng

(2005), Lịch sử xã Phục Lễ, NXB Hải Phòng.

6. Tuấn Giang (2006), Giá trị nghệ thuật của diễn xướng dân gian Việt Nam,

NXB Văn hóa thông tin.

7. Nguyễn Ngọc Hải, Nguyễn Đỗ Hiệp (2006), Hát Đúm Phục Lễ - Thủy Nguyên - Hải Phòng, NXB Hải Phòng.

8. Trịnh Minh Hiên (1993), Hải Phòng, di tích lịch sử - văn hóa, NXB

Hải Phòng.

9. Hội liên hiệp văn học nghệ thuật TP. Hải Phòng (2001), Văn hóa văn nghệ dân gian Hải phòng, NXB Hải Phòng.

10. Hội văn nghệ dân gian Việt Nam (2003), Tìm hiểu hội mở măt Thủy Nguyên Hội hát Đúm Hải Phòng, NXB văn hóa thông tin Hà Nội.

11. Mã Giang Lâm (1976), Hát ví đồng bằng Hà Bắc, NXB Hà Bắc. 12. PGS. Tú Ngọc (1994), Dân ca người Việt, NXB Âm nhạc.

13. PGS. Tú Ngọc (1997), Hát xoan - dân ca nghi lễ phong tục, NXB Âm nhạc. 14. PGS. Tú Ngọc (1962), Quan Họ Bắc Ninh, NXB Văn hóa.

15. Tô Thị Bình Nhung (2009), Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch văn hóa ở Việt Nam, Đại học dân lập Hải Phòng.

16. Trần Phương (2006), Du lịch văn hóa Hải Phòng, NXB Hải Phòng.

17. Ngô Đức Thịnh (2004), Văn hóa dân gian một chặng đường nghiên cứu,

NXB Khoa học xã hội.

18. Đinh Tiếp (1987), Hát Đúm Hải Phòng, NXB Hải Phòng.

19. Phạm Trọng Toàn (2007), Tương đồng và khác biệt giữa hát Xoan, hát Ghẹo Phú Thọ và Quan Họ Bắc Ninh, Viện Văn hóa - Thông tin.

20. Tạ Duy Trinh (2001), Du lịch Hải Phòng, NXB Hải Phòng.

21. Nguyễn Khắc Xương (2012), Ví giao duyên - nam nữ đối ca, NXB Thời đại.

Một số website:

1. Thuvienluanvan.net.vn 2. www.haiphong.gov.vn

PHỤ LỤC

Tục bịt khăn của phụ nữ tổng Phục

Hát Đúm ở đình làng

Hát ra về

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình triển khai khóa luận với đề tài “Làn điệu hát Đúm ở xã Phục Lễ - Thủy Nguyên - Hải Phòng”, em đã nhận được sự giúp đỡ, tạo điều

kiện của trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, của các thầy cô trong khoa, Thư viện huyện Thủy Nguyên, Thư viện Quốc gia… Đặc biệt là sự tận tình của cô giáo Phan Thị Thúy Châm.

Nhân khóa luận được hoàn thành, em xin chân thành cảm ơn đến nhà trường, tới khoa, các cán bộ trong Thư viện Quốc gia, Thư viện huyện Thủy Nguyên và đặc biệt là cô giáo hướng dẫn Phan Thị Thúy Châm.

Do tính mới mẻ của đề tài cũng như những hạn chế về thời gian, kiến thức và tài liệu nghiên cứu, khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn.

Vĩnh Phúc, ngày 02 tháng 5 năm 2013

Sinh viên

LỜI CAM ĐOAN

Khóa luận tốt nghiệp “Làn điệu hát Đúm ở xã Phục Lễ - Thủy Nguyên - Hải Phòng”, của tôi được hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình của cô giáo

Phan Thị Thúy Châm. Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi, không trùng lặp với kết quả nghiên cứu của tác giả khác. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Vĩnh Phúc, ngày 02 tháng 5 năm 2013

Sinh viên

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ... 1

1. Lý do chọn đề tài ... 1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ... 2

3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu ... 3

4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ... 4

5. Đóng góp của đề tài ... 5

6. Bố cục của đề tài ... 5

Chương 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ XÃ PHỤC LỄ - THỦY NGUYÊN - HẢI PHÒNG ... 6

1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI ... 6

1.1.1. Vị trí địa lý ... 6

1.1.2. Điều kiện tự nhiên ... 7

1.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội ... 9

1.2. ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA NGƯỜI PHỤC LỄ - THỦY NGUYÊN - HẢI PHÒNG ... 10

1.2.1. Di tích văn hóa ... 10

1.2.2. Các sinh hoạt văn hóa cộng đồng... 15

1.2.3. Tín ngưỡng dân gian ... 17

Chương 2. LÀN ĐIỆU HÁT ĐÚM Ở XÃ PHỤC LỄ - THỦY NGUYÊN - HẢI PHÒNG ... 24

2.1. KHÁI NIỆM HÁT ĐÚM ... 24

2.2. LÀN ĐIỆU HÁT ĐÚM Ở XÃ PHỤC LỄ - THỦY NGUYÊN - HẢI PHÒNG ... 25

2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của hát Đúm ở xã Phục Lễ - Thủy Nguyên - Hải Phòng ... 25

2.2.3. Nội dung làn điệu hát Đúm ở xã Phục Lễ - Thủy Nguyên - Hải Phòng ... 28 2.2.3.1. Hình thức hát Đúm ... 28 2.2.3.2. Thể lệ hát Đúm ... 30 2.2.3.3. Cách thức tạo Đúm ... 30 2.2.3.4. Trang phục trong hát Đúm ... 31

2.2.3.5. Nghệ thuật diễn đạt trong hát Đúm ... 32

2.2.3.6. Các bước trong hát Đúm... 34

2.3. ĐẶC ĐIỂM CỦA LÀN ĐIỆU HÁT ĐÚM Ở XÃ PHỤC LỄ - THỦY NGUYÊN - HẢI PHÒNG ... 46

2.3.1. Chất thơ trong hát Đúm ... 46

2.3.2. Hát Đúm thể hiện cá tính và sinh hoạt của người Hải Phòng ... 51

2.3.3. Hát Đúm chịu ảnh hưởng của các dân ca khác và văn học thành văn ... 57

2.4. THỰC TRẠNG VÀ VIỆC BẢO TỒN, PHÁT HUY HÁT ĐÚM Ở XÃ PHỤC LỄ - THỦY NGUYÊN - HẢI PHÒNG ... 63

2.4.1. Giá trị tiêu biểu của hát Đúm ... 63

2.4.2. Thực trạng của hát Đúm ở xã Phục Lễ - Thủy Nguyên - Hải Phòng ... 65

2.4.3. Việc bảo tồn, phát huy hát Đúm ở xã Phục Lễ - Thủy Nguyên - Hải Phòng ... 68

KẾT LUẬN ... 71

TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 73

Một phần của tài liệu Làn điệu hát đúm ở xã phục lễ thủy nguyên hải phòng (Trang 68 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)