Ảnh hưởng của TSH đến sinh trưởng phát triển của dưa chuột

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ THỬ NGHIỆM XỬ LÍ CHẤT THẢI RẮN SẢN XUẤT TẠI LÀNG NGHỀ MỘC NGỌC THAN XÃ NGỌC MỸ, HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI THÀNH THAN SINH HỌC (Trang 65 - 69)

5 Nguyễn Văn

4.6.2. Ảnh hưởng của TSH đến sinh trưởng phát triển của dưa chuột

Hình 4.11: Hình ảnh vườn dưa chuột 1 tuần sau khi trồng

Tiến hành theo dõi, thu thập và xử lý các số liệu thu được các kết quả như sau: (Bảng 4.11)

Bảng 4.12 : Kết quả thử nghiệm hiệu quả của than sinh học đối với cây dưa chuột

Chỉ tiêu Công thức Số ngày ra 2 lá mầm (ngày) Số ngày ra 3 lá mầm (ngày) Số ngày ra tua cuốn (ngày) Số ngày ra hoa (ngày) Số ngày ra quả (ngày) Khối lượng quả sau 4 ngày sau khi có quả (g) CT0 3 4 19 29 40 85.00g CT1 3 4 18 28 39 95,25 CT2 2 3 17 28 37 175,81 CT3 2 3 16 26 35 180,70 CV% 8,5 LSD0,05 0,25

Kết quả bảng 4.12 cho ta thấy, thời gian sinh trưởng cũng như năng suất cây dưa chuột ở các CT được bón TSH đều tối ưu hơn công CT đối chứng.

Thời gian ra 2 lá mầm tại các CT thí nghiệm dao động trong khoảng 2- 3 ngày sau trồng. Thời gian ra 2 lá mầm sớm nhất là công thức CT2 và CT3 (2 ngày), muộn nhất là CT0 và CT1 (3 ngày). Sau đó 1 ngày thì tất cả các công thức thí nghiệm đều ra 3 lá mầm.

Thời gian ra tua cuốn tại các CT thí nghiệm dao động trong khoảng 16- 19 ngày sau trồng. Thời gian ra tua cuốn sớm nhất là công thức CT3 (16 ngày), muộn nhất là CT0 (19 ngày). Thời gian ra tua sớm tạo điều kiện thuận lợi cho cây dưa chuột sinh trưởng, phát triển.

Thời gian từ khi trồng đến khi bắt đầu ra hoa (50% số cây trong công thức ra hoa) ở các công thức là khác nhau dao động trong khoảng 26 – 29 ngày. Các công thức CT1, CT2, CT3 có thời gian bắt đầu ra hoa sớm hơn công thức CT0 (đối chứng). Công thức CT3 thời gian bắt đầu ra hoa sớm là 26 ngày, sớm hơn các công thức khác. Ra hoa muộn nhất vẫn là CT0 (29 ngày) sau khi trồng cây.

bắt đầu cây có quả có xu hướng giảm dần, dao động từ 35 – 40 ngày. CT0 (đối chứng) thời gian bắt đầu có quả muộn nhất là 40 ngày, CT3 sớm nhất là 35 ngày, và CT1 là 39 ngày, CT2 là 37 ngày sau khi trồng.

Với chỉ tiêu năng suất thực tế khi xử lý thống kê ta thu được chỉ số CV % bằng 8,5 thỏa mãn yêu cầu đối với thí nghiệm đồng ruộng (CV% < 10), như vậy độ đồng đều giữa các cá thể trong thí nghiệm tương đối cao.

Qua kết quả phân tích cho thấy đất nền, đất đối chứng và đất có bón TSH đều có sự chệnh lệch các chỉ tiêu dinh dưỡng. Sau khi đươc bón TSH và tiến hành trồng cây thì các chỉ tiêu dinh dưỡng trong đất như (OC%, Nts, Ndt, Pts, Pdt, Kts, Kdt) đã tăng lên so với đất trước khi chưa trồng (đất nền). Đất càng bón nhều TSH sinh học thì các chỉ tiêu đinh dưỡng trong đất càng cao. Lý giải cho các kết quả này có thể do TSH đã làm tăng độ xốp của đất, tăng cường và ổn định độ ẩm, pH của đất (mục 4.4.1) nên không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của bộ rễ cây trồng mà còn tạo môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật có ích vùng rễ cây hoạt động tạo ra các dinh dưỡng dễ tiêu cho cây trồng.

Ngoài ra lượng TSH lớn tức là lượng dinh dưỡng được bổ sung cho đất được tăng lên, TSH có khả năng giữ và duy trì các chất dinh dưỡng nên cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho cây trong cả thời gian sinh trưởng, phát triển. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Vũ Thắng, Nguyễn Hồng Sơn (2011).

Từ đây có thể thấy được lợi ích trong việc sử dụng TSH trong canh tác và cải tạo đất. Không những TSH giúp cải thiện đất bạc màu, giảm nguy cơ xói mòn cho đất mà còn bổ sung lượng đáng kể các chất dinh dưỡng giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt hơn, cho năng suất và chất lượng cao hơn. Quan sát hình 4.12 ta có thể thấy được sự thay đổi của cây dưa chuột khi ra 2 lá mầm, 3 lá mầm, 4 lá mầm.

PHẦN 5

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ THỬ NGHIỆM XỬ LÍ CHẤT THẢI RẮN SẢN XUẤT TẠI LÀNG NGHỀ MỘC NGỌC THAN XÃ NGỌC MỸ, HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI THÀNH THAN SINH HỌC (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w