Phương pháp 1: Đốt gián tiếp
Vật liệu: Chất thải rắn sản xuất làng nghề mộc Ngọc Than xã Ngọc Mỹ huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội (mùn). Vật liệu được thu thập trực tiếp từ các xưởng mộc trong làng.
Thiết bị: thiết kế thiết bị đốt theo các mô hình tham khảo của các nghiên cứu trước đây. Lò đốt có 2 khoang, khoang giữa được nhét vật liệu cần sản xuất, có nắp kín để không cho vật liệu tiếp xúc với lửa, khoang bên ngoài dùng để chứa các vật liệu đốt để tạo nhiệt sao cho khi vật liệu ở khoang ngoài cháy sẽ tạo ra một nhiệt năng lớn chuyển hóa cacbon từ vật liệu hữu cơ ở khoang trong thành TSH. Thể tích lò đốt trong thí nghiệm và trong thực tế có thể thay đổi để phù hợp với lượng vật liệu cần xử lý sao cho lượng TSH thu được là lớn nhất và lượng vật liệu bên ngoài là nhỏ nhất mà vẫn tạo đủ lượng nhiệt cần thiết để nhiệt phân hết vật liệu ở khoang trong.
Thời gian và điều kiện đốt: Đốt ở điều kiện 400-500oC và thời gian đốt trong khoảng 4 tiếng thì chất lượng TSH thu được là tốt nhất.
Cách tiến hành thí nghiệm: Cân chính xác 2 kg mùn gỗ cho vào lò, nén chặt và đậy kín nắp khoang trong. Tiến hành thêm vật liệu đốt tạo nhiệt ở khoang ngoài và đậy nắp lò đốt. Mồi lửa cho vật liệu ở cửa buồng đốt, khi nhận thấy vật liệu đã bắt lửa tiến hành đóng cửa buồng đốt và theo dõi nhiệt độ trong suốt quá trình đốt.
Sau khoảng thời gian 4 tiếng, tiến hành mở lò và thu lại than sinh học ở khoang trong của buồng đốt. Đem cân lượng TSH thu được và bảo quản trong điều kiện kín, không để TSH bị ẩm để tiến hành các thí nghiệm cần thiết.
Phương pháp 2: Đốt trực tiếp
Thời gian và điều kiện đốt: Tiến hành thí nghiệm trong cùng thời điểm với thí nghiệm sản xuất TSH bằng phương pháp đốt gián tiếp để đồng nhất điều kiện thời tiết và khí hậu.
Cách tiến hành thí nghiệm: Cân chính xác 2kg mùn gỗ, đốt trực tiếp trong điều kiện bình thường và tiến hành dập lửa khi thấy nhiệt độ đủ làm cháy hết vật liệu để tránh làm cho vật liệu không bị cháy quá thành tro.