Lịch sử hình thành và phát triển của làng nghề mộc Ngọc Than xã Ngọc Mỹ

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ THỬ NGHIỆM XỬ LÍ CHẤT THẢI RẮN SẢN XUẤT TẠI LÀNG NGHỀ MỘC NGỌC THAN XÃ NGỌC MỸ, HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI THÀNH THAN SINH HỌC (Trang 35 - 39)

4.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của làng nghề mộc Ngọc Than xãNgọc Mỹ Ngọc Mỹ

Làng nghề Ngọc Than thuộc thôn Ngọc Than xã Ngọc Mỹ được hình thành cách đây khoảng 400 năm vào đầu thế kỷ XVI. Nghề mộc dân dụng Ngọc Than đã có từ lâu đời khoảng 120 năm trở lại đây, được duy trì và phát triển theo hình thức cha truyền con nối. Ngọc Than từ cổ xưa truyền lại làng Ngọc Than có khoảng 11 thợ cả.

1. Cụ Đỗ Đình Lăng

Có 4 đời nối nghiệp Cụ sinh ra Ông Đỗ Đình Lưỡng đã truyền dạy cho các em là Đỗ Đình Bộ - Đỗ Đình Thường – Đỗ Đình Đức – Đỗ Đình Lê, hiện vẫn đang làm nghề. Ông Thường lại truyền dạy cho con là Đỗ Đình Kiên và cháu là Đỗ Đình Quyết. Hiện cả đại gia đình Cụ Lăng có 16 xưởng mộc, thu hút 65 lao động trong làng.

2. Cụ Ba Lương

Có 4 đời nối nghiệp Cụ sinh ra đời thứ 2 là ông Đỗ Tiến Kéo đã mất, đời thứ 3 là ông Đỗ Tiến Trang hiện vẫn đang làm nghề và truyền dạy cho con ông là đời thứ 4 Đỗ Trọng Đảm và Đỗ Trọng Nhiệm, hiện có 2 xưởng mộc thu hút 10 lao động trong làng.

Như vậy, hai gia đình cụ Lăng và cụ Lượng đều có 4 đời nối nghiệp nhau làm nghề mộc, hiện chỉ 2 gia đình này đã có 18 xưởng thu hút 75 lao động làm nghề mộc.

3. Cụ Đỗ Đình Chí

Có 3 đời nối nghiệp, hiện cháu đời thứ 3 là đỗ Đình Sản đang làm nghề.

4. Cụ Bùi Trọng Sửu

Có 3 đời nối nghiệp, hiện có 2 cháu đời thứ 3 là Bùi Trọng Toan, Bùi Trọng Tú đang làm nghề và có xưởng sản xuất.

5. Ông Đỗ Hữu Nghiệp

Có 3 đời nối nghiệp, hiện con đời thứ 2 là Đỗ Hữu Minh và cháu ngoại đời thứ 3 là cháu Nguyễn Bá Dự đang làm nghề và có xưởng sản xuất.

6. Ông Đỗ Văn Rật (thường gọi là ông Rật, hay ông Tạm)

Có 3 đời nối nghiệp, hiện con đời thứ 2 là ông đỗ Ngọc Kim và cháu nội đời thứ 3 đang làm nghề và có xưởng sản xuất.

7. Ông Đỗ Cảnh Khoan (thường gọi là ông Ba Bưởng)

Có 3 đời nối nghiệp, hiện con đời thứ 2 là ông Đỗ Cảnh Nhương và cháu nội đời thứ 3 đang làm nghề và có xưởng sản xuất.

8. Ông Đỗ Tiến Da

Có 3 đời nối nghiệp, hiện cháu nội đời thứ 3 là Đỗ Trọng Luyện đang làm nghề.

9. Ông Đỗ Lai Lợi

Có 3 đời nối nghiệp, hiện cháu nội đời thứ 3 là Đỗ Lai Lâm đang làm nghề và có xưởng sản xuất.

10. Ông Nguyễn Danh Ngự

Có 3 đời nối nghiệp, hiện có cháu nội đời thứ 3 Nguyễn Danh Dũng đang làm nghề và có xưởng sản xuất.

11. Ông Đỗ Trọng Nhặt

Có 3 đời nối nghiệp, hiện con đời thứ 2 là Đỗ Trọng Dần và cháu nội đời thứ 3 đang làm nghề và có xưởng sản xuất.

Trong nghề mộc thợ cả là người vừa phải làm kỹ sư thiết kế, vừa là người giám sát kỹ thuật, vừa là người tổng chỉ huy thi công của một công trình bất kỳ.

Hiện nay các gia đình trên đã và đang truyền bá, rèn dạy cho hàng nghìn lao động trẻ làm ra ngày càng nhiều sản phẩm mộc đục trạm cao cấp, có giá trị thẩm mỹ.

Chỉ sau một thời gian không lâu, lớp người sau đến lớp người trước hậu sinh khả úy, đua nhau dựng xưởng nối nghiệp ông cha đào tạo ra lớp thợ trẻ, dẻo tay tinh mắt, tạo ra những sản phẩm có giá trị cao như xưởng của anh Nguyễn Văn Tuấn, Đỗ Tiến Quýnh, Đỗ Văn Tiến, Nguyễn Bá Nghĩa….Vào những năm đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX thôn Ngọc Than chỉ có khoảng 20 xưởng mộc, đến nay đã có tới 215 xưởng mộc gồm 15 hộ xóm Trại, 18 hộ xóm Quán,15 hộ xóm Cống, 26 hộ xóm Mới, 29 hộ xóm Bến Nước, 14 hộ xóm Gạo, 20 hộ xóm Chùa, 25 hộ xóm Ô, 26 hộ xóm Giữa, 8 hộ xóm Thượng Khê, 7 hộ xóm Hạ Khê, 12 hộ xóm Nghánh. Làng nghề đã giải quyết công ăn việc làm cho hơn khoảng 1100 lao động với thu nhập khoảng 3-5 triệu đồng/lao động/tháng đối với thợ phụ và 10-20 triệu/tháng/lao động đối với thợ cả. Các sản phẩm làm ra được thị trường chấp nhận và đánh giá cao, thậm chí có nhưng sản phẩm còn được xuất khẩu ra nước ngoài.

Chỉ tính trong 3 năm 2011-2014 doanh thu của nghề mộc đục chạm trong thôn đạt từ 5-70 tỷ đồng/năm, chiếm 70% thu nhập toàn thôn. Cụ thể như sau:

Năm 2012 tổng doanh thu đạt khoảng 55 tỷ đồng Năm 2013 tổng doanh thu đạt khoảng 61 tỷ đồng

Năm 2014 tổng doanh thu đạt khoảng 67 tỷ đồng

Từ khi nghề mộc phát triển mạnh đời sống của nhân dân trong thôn có nhiều chuyển biến rõ rệt, giảm số hộ nghèo, tăng hộ khá giàu.Theo số liệu thu thập được từ UBND xã Ngọc Mỹ vào năm 2014 toàn thôn Ngọc than có khoảng 1558 hộ trong đó:

Số hộ có mức sống kinh tế thuộc diện giàu là: 450 hộ = 28,4% Số hộ có mức sống kinh tế thuộc diện khá là 883 hộ = 55,6% Số hộ có mức sống kinh tế thuộc diện trung bình là 120 hộ 7,5%

Số hộ có mức sống kinh tế thuộc diện dưới trung bình (diện hộ nghèo) là 135 hộ = 8,5%, cả thôn có 41 hộ có ô tô vận tải = 25,8%, 1437 hộ có xe gắn máy = 90,4%, có 950 hộ có điện thoại bàn = 59,8%, 1456 hộ có vô tuyến truyền hình = 91,7%.

Đường làng ngõ xóm được bê tông hóa 97%, nguồn vốn chủ yếu do nhân dân đóng góp xây dựng, các sinh hoạt thường ngày của nhân dân được nâng lên rõ rệt, các cửa hàng dịch vụ phục vụ yêu cầu thiết yếu dân sinh, phục vụ sản xuất nông nghiệp được mở ngay trong làng xóm.

Nhìn chung từ năm 2007 đến nay, dưới sự lãnh đạo sâu sắc của Chi ủy, tính năng động của các xưởng mộc đã tăng lên cùng với sự phát triển chung của xã hội. Nhân dân thôn Ngọc Than đang ngày càng đi lên về mọi mặt, xóa được đói, giảm được nghèo, có nhiều hộ giàu lên. Tính cộng đồng trong khu dân cư được nâng lên rõ rệt, nếp sống trong khu dân cư được dân chủ văn minh và lành mạnh, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao.

4.1.3.1. Quy mô sản xuất

yếu ở qui mô hộ gia đình, các sản phẩm chính là đồ thờ, hoành phi, câu đối, triều châu, cửa võng, tượng phật, tủ, bàn ghế…Ngoài ra, các xưởng mộc nơi đây còn nhận làm nhà cổ, tượng phật, chùa... Những sản phẩm làm ra ngoài việc phục vụ cho người dân trong xã thì còn đươc mang nhập cho các đại lý đồ nội thất ở Sơn Tây, Sơn Đông và một số tỉnh trong cả nước như Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Nghệ An, Thanh Hóa…Hiện nay hầu hết các cơ sở sản xuất của làng nghề đã trang bị các thiết bị cơ khí chuyên dụng hiện đại như máy xẻ CD, máy cưa, máy bào, máy đục, máy soi, máy lấy nền, máy trà, máy khoan, máy lộng….nhằm giải phóng sức lao động, mở rộng qui mô sản xuất đưa làng nghề theo bước công nghiệp hóa.

Bảng 4.3: Thống kê thông tin cơ bản của một số hộ sản xuất điển hình ở làng nghề mộc Ngọc Than

stt Tên chủ xưởng Nămsinh

Số năm làm nghề (năm) Số công nhân (người) Hình thức sản xuất Gỗ nguyên liệu (khối/năm) Doanh thu (đồng/năm) 1 Đỗ Đình Thường 1962 35 16 Nhà cổ 200 5 tỷ 2 Đỗ Văn Nam 1986 9 14 Nhà cổ 120 1,5 tỷ 3 Nguyễn Doãn Trường 1976 20 6 Đồ thờ 50 800 triệu

4 Đỗ Quốc Việt 1979 20 6 Đồ thờ 35 600 triệu

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ THỬ NGHIỆM XỬ LÍ CHẤT THẢI RẮN SẢN XUẤT TẠI LÀNG NGHỀ MỘC NGỌC THAN XÃ NGỌC MỸ, HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI THÀNH THAN SINH HỌC (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w