5 Nguyễn Văn
4.2.2. Bụi, khí thải và tiếng ồn
* Bụi
Theo mô tả ở quá trình sản xuất bụi được phát sinh ở tất cả các khâu sản xuất. Nguồn gây bụi chủ yếu từ các công đoạn:
- Xẻ CD (máy cưa CD)
- Pha gỗ (máy cưa vanh, máy bào, khoan)
- Làm nhẵn tạo hình (máy trà, máy đánh nền, máy đánh giấy giáp)
Do đây là những khâu có cường độ và mức độ gia công lớn. Tuy nhiên, có sự khác biệt đáng kể về kích cỡ hạt bụi và tải lượng bụi sinh ra ở các công đoạn khác nhau. Tại các công đoạn gia công thô như xẻ CD, pha gỗ, bào…bụi có kích thước tương đối lớn. Tại các công đoạn gia công tinh như làm phẳng tạo hình (chà nhám)…Tải lượng bụi không lớn nhưng kích cỡ hạt bụi rất nhỏ, nằm trong khoảng 2-20 mm, nên dễ phát tán trong không khí.
Hàm lượng bụi cao trong không khí có tác dụng tiêu cực tới môi trường sống con người và hệ sinh thái trong khu vực. Nếu không có biện pháp thu hồi và xử lý triệt để, bụi gỗ sẽ gây ra một số tác động đến môi trường và sức khỏe con người. Bụi vào phổi gây kích thích cơ học và phát sinh phản ứng xơ hóa phổi gây nên những bệnh hô hấp: viêm phổi, ung thư phổi…Đối với thực vật, bụi lắng trên lá làm giảm khả năng quang hợp của cây, làm giảm sức sống và cản trở khả năng thụ phấn của cây. Đây là nguồn ô nhiễm bụi đáng quan tâm nhất không chỉ đối với sản xuất mà còn đối với môi trường không khí xung của làng.
Theo kết quả điều tra thì có: 9/68 (chiếm 13,24%) hộ dân được phỏng vấn cho rằng môi trường làng nghề là hơi bụi, 44/68 (chiếm 64,71%) dân cho rằng môi trường làng nghề là bụi, còn lại 15/68 (chiếm 22,05%) cho rằng môi trường rất bụi
Hình 4.3: Đánh giá của người dân về mức độ bụi tại thôn Ngọc Than
Cũng theo điều tra thì 100% đã có biện pháp giảm bụi trong lán xưởng bằng cách sử dụng quạt hút bụi. Tuy nhiên mỗi lán xưởng chỉ có từ một đến 2 quạt không đáp ứng được so với qui mô lán xưởng đồng thời do đặc thù sản xuất lượng bụi phát sinh lớn vì vậy môi trường làm việc của các lao động là rất bụi.
Đối với các biện pháp nhằm giảm thiểu sự phát thải bụi ra ngoài môi trường bên ngoài thì 90% các hộ đã có biện pháp như: Xây tường ngăn hoặc tôn, căng bạt che, sử dụng hệ thống ống hút bụi trực tiếp từ các máy xẻ CD hoặc sử dụng hệ thống hút bụi bằng quạt hút nhằm giảm sự phát thải bụi ra ngoài môi trường. Tuy nhiên thì các biện pháp này vẫn chưa triệt để. Đây là hình ảnh hệ thống máy hút bụi nhà chú Nguyễn Doãn Trường làm đồ thờ, và hệ thống hút bụi bằng quạt hút của nhà chú Đỗ Đình Sơn làm tượng phật.
Hình 4.4: Hệ thống máy hút bụi trực tiếp từ máy xẻ CD
*Khí thải (mùi, hơi hóa chất)
Khí thải trong quá trình sản xuất của làng nghề mộc Ngọc Than chủ yếu là hơi hóa chất như là hơi sơn, vecni phát sinh trong giai đoạn hoàn thiện sản phẩm. Hơi dung môi có mùi khó chịu, dễ nhiễm độc. Tác động vào tủy xương gây nhiễm độc mãn tính, tác động vào não gây nhiễm độc cấp tính. Thành phần chính của sơn như sau:
Bảng 4.7: Thành phần chính của sơn
TT Thành phần Tỷ lệ
(%) 1 Dung môi (n-butul axetat, xylen, toluen, benzen..) 60
2 Chất độn ( CaC03…) 30
3 Pigments-chất mang màu (oxit titan, oxit sắt....) 7-8 4 Chất phụ gia (Chất chống nắng, chống tạo bọt, chống mốc..) 2-3
(Nguồn: Quản lý chất thải nguy hại, 2011)
Qua kết quả khảo sát cho thấy toàn bộ làng nghề có hiện nay có mỗi xưởng của chú Bùi Như Lợi chuyên làm đồ gia dụng là có phòng phun sơn có lắp đặt các hệ thống quạt hút, còn lại đa phần các xưởng khác đều chưa có phòng phun sơn riêng. Hầu hết các hộ phun sơn ngoài trời và ngay tại nơi diễn ra các công đoạn sản xuất khác. Và tất cả các hộ sản xuất đều chưa có biện pháp nào nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm trên. Phần lớn các thợ sơn ở đây chỉ dùng các biện pháp đơn giản như đeo khẩu trang, bật quạt gió nhằm hạn chề ảnh hưởng của mùi sơn đến sức khỏe của mình.
Hình 4.6: Phòng phun sơn của chú Đỗ Đình Sơn.
*Tiếng ồn
Cũng như đối với bụi, tiếng ồn được phát sinh ra từ mọi khâu trong quá trình sản xuất. Hầu hết các máy móc, thiết bị sử dụng đều phát ra tiếng ồn tương đối cao. Tiếng ồn và rung động là những tác nhân gây ô nhiễm khá quan trọng và có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến môi trường, đến sức khỏe người lao động. Đặc biệt là người lao động trực tiếp làm việc tại các cơ sở sản xuất, tiếng ồn và rung động phát sinh từ các nguồn sau:
- Tiếng ồn và rung động do các phương tiện vận chuyển, máy móc, thiết bị. Đó là tiếng ồn phát ra từ các động cơ, máy cưa, máy xẻ gỗ…
- Tiếng ồn từ hoạt động, công việc lắp rắp, sự va chạm giữa các dụng cụ với nhau.
Trong quá trình sản xuất, công đoạn gây ra tiếng ồn lớn nhất là công đoạn xẻ CD, pha gỗ, bào do sử dụng nhiều loại máy như: máy xẻ CD, máy cưa (vanh), máy bào… Mặt khác, các thiết bị trong các xưởng mộc đều cũ và ít được bảo dưỡng nên khả năng gây tiếng ồn càng lớn. Ngoài ra còn một số nguồn gây ra tiếng ồn khác từ quá trình bốc dỡ nguyên vật liệu và sản phẩm
UBND xã Ngọc Mỹ (Chủ tịch UBND xã)
Lãnh đạo thôn (Trưởng thôn)
Tổ cán bộ chuyên môn VSMT thôn Hội làng nghề mộc Ngọc Than
(Đỗ Đình Thường) Cán bộ chuyên môn VSMT xã
tại các cơ sở, tiếng ồn do xe cộ vận chuyển ra vào làng nghề. Mức ồn cao chủ yếu diễn ra vào ban ngày.
Theo kết quả điều tra cho thấy có 10/68 (chiếm 14,71%) hộ được hỏi cho rằng môi trường làng nghề hơi ồn, 45/68 (chiếm 66,18%) hộ cho rằng môi trường làng nghề ồn và còn lại 13/68 (chiếm 19,11%) hộ cho rằng môi trường làng nghề rất ồn. Môi trường làng nghề mộc Ngọc Than đang bị ô nhiễm tiếng ồn được thể hiện qua hình 4.8:
Hình 4.7: Đánh giá của người dân về mức độ ồn
Theo điều tra thì hiện nay 100% tất cả các hộ sản xuất đều không có giải pháp gì để hạn chế tiếng ồn.