Thảo luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG của lạm PHÁT đối với TĂNG TRƯỞNG KINH tế VIỆT NAM (Trang 70 - 83)

H1 : Lạm phát tác ñộng ñối với tăng trưởng kinh tế trong dài hạn

Nghiên cứu về tác ñộng của lạm phát ñối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai

ñoạn 1989 – 2012, tác giả sử dụng kiểm ñịnh mô hình ñồng liên kết, kiểm ñịnh mô hình sai số hiệu chỉnh (ECM), kiểm ñịnh mô hình véc tơ sai số hiệu chỉnh (VECM) và mô hình ngưỡng ñể kiểm ñịnh tác ñộng của lạm phát ñối với tăng trưởng kinh tế

trong dài hạn. Kết quả nghiên cứu cho thấy lạm phát tác ñộng ñối với tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Cụ thể là, khi lạm phát dưới mức ngưỡng 6.6% thì lạm phát tác ñộng tích cực ñối với tăng trưởng kinh tế. Khi lạm phát vượt trên mức ngưỡng 6.6% thì lạm phát tác ñộng tiêu cực ñối với tăng trưởng kinh tế.

Kết quả nghiên cứu tương ñối giống với kết quả nghiên cứu của của Nguyễn Trung Chính (2009), nghiên cứu của Makuria (2013). Các nghiên cứu trên ñều cho rằng, lạm phát có tác ñộng ñối với tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.

Tuy nhiên, ñiểm khác biệt với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Trung Chính là: Nghiên cứu của Nguyễn Trung Chính cho rằng, lạm phát tác ñộng tích cực ñối với tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Kết quả nghiên cứu của tác giả luận văn này cho thấy rằng, khi lạm phát vượt trên mức ngưỡng 6.6% thì lạm phát tác ñộng tiêu cực ñối với tăng trưởng kinh tế.

Kết quả nghiên cứu của tác giả luận văn này, cũng khác với kết quả nghiên cứu của Trần Hoàng Ngân, Hoàng Hải Yến, Vũ Thị Lệ Giang (2010) cho rằng, lạm phát có tác ñộng tiêu cực ñối với tăng trưởng kinh tế trong dài hạn (Xét ở thời kỳ dài 20 – 23 năm), kết quả nghiên cứu của tác giả luận văn này cho thấy rằng, khi lạm phát dưới ngưỡng 6.6% thì lạm phát tác ñộng tích cực ñối với tăng trưởng kinh tế.

Kết quả nghiên cứu này, cũng khác biệt với kết quả nghiên cứu của Makuria (2013), nghiên cứu của Mallik và Chowdhury (2001) ở chỗ, cả hai nghiên cứu trên

khác biệt này có thể do nghiên cứu của Makuria sử dụng chỉ số giá tiêu dùng của thành phố thủ ñô Addis Ababa làm ñại diện cho CPI của nước Ethiopia. Vì vậy, kết quả có thể bị sai lệch.

Kết quả nghiên cứu của luận văn này, cũng khác với kết quả nghiên cứu của Kazeem Bello Ajide và Olukemi Lawanson (2011) cho rằng, lạm phát không có tác

ñộng ñối với tăng trưởng kinh tế trong dài hạn và trong ngắn hạn. Nghiên cứu của tác giả luận văn, cũng khác với kết quả nghiên cứu của Ahmed và Mortaza (2005) về tác

ñộng của lạm phát ñối với tăng trưởng kinh tế ở Bangladesh giai ñoạn 1980 – 2005, vì Ahmed và Mortaza cho rằng, lạm phát tác ñộng tiêu cực ñối với tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.

H2 : Lạm phát tác ñộng ñối với tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn

Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng mô hình sai số hiệu chỉnh (ECM) và mô hình véc tơ sai số hiệu chỉnh (VECM) ñể kiểm ñịnh tác ñộng của lạm phát ñối với tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn. Kết quả nghiên cứu cho thấy, lạm phát không có tác ñộng ñối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong ngắn hạn với mức ý nghĩa thống kê 5%, khác với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Trung Chính (2009), nghiên cứu của Trần Hoàng Ngân, Hoàng Hải Yến, Vũ Thị Lệ Giang (2010).

Nghiên cứu của Nguyễn Trung Chính (2010) cho rằng, lạm phát tác ñộng tích cực ñến tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn và sự thay ñổi của tăng trưởng nhanh hơn sự thay ñổi của lạm phát trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn. Lạm phát có ảnh hưởng ñến tăng trưởng nhiều hơn sựảnh hưởng ngược trở lại của tăng trưởng ñến lạm phát, ñiều này khẳng ñịnh rằng lạm phát còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác, ñặc biệt là các tác ñộng trong ngắn hạn.

Nghiên cứu của Trần Hoàng Ngân, Hoàng Hải Yến, Vũ Thị Lệ Giang (2010), cho rằng trong ngắn hạn lạm phát có thể tác ñộng nghịch biến ñối với tăng trưởng kinh tế hoặc không có tác ñộng ñối với tăng trưởng kinh tế.

Kết quả nghiên cứu của tác giả luận văn này, giống với kết quả nghiên cứu của Kazeem Bello Ajide và Olukemi Lawanson (2011); nghiên cứu của Ahmed và Mortaza (2005) ; nghiên cứu của Mallik và Chowdhury (2001). Các nghiên cứu này

H3 : Có tồn tại ngưỡng lạm phát ở Việt Nam

Nghiên cứu về tác ñộng của lạm phát ñối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai

ñoạn 1989 – 2012 cho thấy, có tồn tại một ngưỡng lạm phát ở Việt Nam. Ngưỡng lạm phát tối ưu của Việt Nam là 6.6%. Kết quả bảng 4.13 cho thấy rằng, khi lạm phát ở

mức thấp thì lạm phát và tăng trưởng kinh tế ñồng biến, khi lạm phát ở mức cao thì lạm phát và tăng trưởng kinh tế nghịch biến. Điều này ñược thể hiện qua hệ số của biến INF2 là -0.004121 (xem bảng 4.13).

Kết quả nghiên cứu trên cũng giống với nghiên cứu của Fisher (1993) cho rằng khi lạm phát ở mức ñộ thấp, mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế không tồn tại hoặc mang tính ñồng biến. Khi lạm phát ở mức cao thì mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế nghịch biến.

Kết quả ngưỡng lạm phát của Việt Nam 6.6% cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của PGS. TS Trần Hoàng Ngân cho rằng, ngưỡng lạm phát của Việt Nam 1987- 2010 là 5 -> 6%; nghiên cứu của PGS.TS Sử Đình Thành (20/3/2014) cho thấy, ngưỡng lạm phát cho 5 nước Đông Nam Á là Indonesia, Malaysia, Philippine, Thái Lan, Việt Nam giai ñoạn 1980-2011 là 7.8%; nghiên cứu của Ahmed và Mortaza (2005) về tác ñộng của lạm phát ñối với tăng trưởng kinh tế ở Bangladesh giai ñoạn 1980 – 2005 cho rằng, ngưỡng lạm phát tối ưu ở Bangladesh là 6%.

Kết quả nghiên cứu của tác giả cho thấy khác biệt với Khan và Senhadji (2001), Bick (2010), Jha va Dang (2011), Mubarik (2005). Bick (2010), Jha va Dang (2011) cho rằng, mức ngưỡng lạm phát ñối với các nước ñang phát triển là 10% hoặc hơn nữa. Khan và Senhadji (2001) cho rằng, ngưỡng lạm phát ñối với các nước ñang phát triển là 11%, Mubarik (2005) cho rằng ngưỡng lạm phát ở Pakistan là 9%. Kazeem Bello Ạ.Ajide và Olukemi Lawanson (2011) cho rằng, ngưỡng lạm phát ở Nigeria giai ñoạn 1970 – 2010 là 9%, Sani Bawa và Isamaila S. Abdullahi (2012) ước tính ngưỡng lạm phát ở Nigeria giai ñoạn 1981 – 2009 là 13%, nghiên cứu của Makuria (2013) cho rằng ngưỡng lạm phát ở Ethiopia là 10%, nếu lạm phát vượt trên ngưỡng 13% thì lạm phát tác ñộng tiêu cực ñến tăng trưởng kinh tế; nghiên cứu của Ahortor cho rằng ngưỡng lạm phát ở Ghana là 10%.

Kết quả phân tích cũng cho thấy tỷ lệ tăng của ñộ mở thương mại, tỷ lệ tăng của vốn ñầu tư có ảnh hưởng tích cực ñến tăng trưởng kinh tế. Các biến khác như: Tỷ

giá thương mại háng hóa; tăng trưởng dân số, tỷ lệ tăng chi tiêu của chính phủ không có ý nghĩa thống kê trong mô hình.

Tỷ lệ tăng của ñộ mở thương mại hàng hóa có tác ñộng ñồng biến ñến tăng trưởng kinh tế.

Tỷ lệ tăng của ñộ mở thương mại hàng hóa (DOPN) mang dấu hiệu tích cực, với mức ý nghĩa 5%. Kết quả này cũng giống như các kết quả nghiên cứu trước ñây của Sani Bawa và Isamaila S. Abdullahi (2012); Kazeem Bello ẠAjide và Olukemi Lawanson (2011); Monaheng ( 2010); Christian R.K Ahortor (2012); Makuria (2013); SửĐình Thành (2014).

Theo Mai Đình Lâm (2012), ñộ mở thương mại của nền kinh tếñược ño bằng tỉ

lệ giữa tổng kim ngạch xuất nhập khẩu so với GDP. Nền kinh tế mở nối kết với thị

trường thế giới theo hai cách: thị trường hàng hoá và thị trường tài chính thế giới biểu hiện cụ thể là xuất khẩu ròng (NX, phần chênh lệch giữa giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu) và ñầu tư nước ngoài ròng (NFI, phần chênh lệch giữa lượng tài sản nước ngoài do dân cư trong nước mua và lượng tài sản trong nước do người nước ngoài mua).

Độ mở thương mại ảnh hưởng quan trọng ñến tốc ñộ tăng trưởng kinh tế. Trong

ñó ñặc biệt chú trọng ñến mức xuất khẩu vì xuất khẩu của nền kinh tế sẽảnh hưởng rất lớn ñến tăng trưởng kinh tế, ñặc biệt là các nước ñang phát triển. Zhang và Zou (1998, theo Mai Đình Lâm, 2012, trang 6), coi ñộ mở của nền kinh tế như là một yếu tố quyết

ñịnh tăng trưởng của các quốc gia, xuất khẩu nhiều hơn dẫn ñến hiệu quả phân bổ

nguồn lực có hiệu quả hơn thông qua sự cạnh tranh trên thị trường thế giới, trong khi nhập khẩu là phương tiện ñể nhập khẩu công nghệ tiên tiến từ các nền kinh tế phát triển.

Sự mở cửa thương mại thường ñược cho là có tác ñộng tích cực ñối với tăng trưởng kinh tế thông qua tăng năng suất của nền kinh tế. Người ta tin rằng nền kinh tế

mở có thể phát triển nhanh chóng hơn thông qua tiếp cận với hàng hóa giá rẻ nhập khẩu trung gian, thị trường lớn hơn góp phần thúc ñẩy tăng trưởng kinh tế.

Kết quả nghiên cứu của tác giả cho thấy, tỷ lệ tăng của ñộ mở thương mại ñồng biến với tăng trưởng kinh tế.

Tỷ giá thương mại hàng hóa tác ñộng tích cực ñến tăng trưởng kinh tế.

Kết quả hồi quy cho thấy biến tỷ giá thương mại hàng hóa không có ý nghĩa thống kê. Tỷ giá thương mại hàng hóa ñã không có tác ñộng có ý nghĩa thống kê lên tăng trưởng kinh tế. Kết quả này khác với kết quả nghiên cứu của Ahortor (2009), kết quả nghiên cứu của Kazeem Bello Ajide (2011) cho rằng tỷ giá thương mại hàng hóa tác ñộng tích cực (ñồng biến) ñến tăng trưởng kinh tế.

Trong nghiên cứu này, hệ số hồi quy của biến tỷ giá thương mại hàng hóa (TOT) (tại bảng 4.13) là 0.003854, thể hiện xu hướng tỷ giá thương mại tác ñộng tích cực ñối với tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, xác suất thống kê (P-value) là 0.8595 > 5%. Điều này thể hiện, xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua còn hạn chế. Tuy nhiên, trong xu hướng hội nhập trong thời gian tới thì giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam sẽ ñược cải thiện. Khi giá trị xuất khẩu tăng thì sẽ tăng trưởng kinh tế. Tỷ giá thương mại hàng hóa sẽ có tác ñộng dương ñối với tăng trưởng kinh tế.

Tăng trưởng dân số có tác ñộng nghịch biến ñối với tăng trưởng kinh tế.

Kết quả hồi quy cũng cho thấy biến tăng trưởng dân số không có ý nghĩa thống kê. Tăng trưởng dân sốñã không có tác ñộng có ý nghĩa thống kê lên tăng trưởng kinh tế.

Kết quả này khác với kết quả nghiên cứu của Ahortor (2012), Seleteng (2005) cho rằng tăng trưởng dân số tác ñộng tích cực (ñồng biến) ñối với tăng trưởng kinh tế

và cũng khác kết quả nghiên cứu của Kazeem Bello Ajide (2011) cho rằng tăng trưởng dân số có tác ñộng nghịch biến ñối với tăng trưởng kinh tế.

Kết quả nghiên cứu này giống với kết quả nghiên cứu của Sử Đình Thành (2014), tỷ lệ tăng của dân số không tác ñộng ñến tăng trưởng kinh tế với mức ý nghĩa 5%.

Trong nghiên cứu này, tại bảng 4.14, hệ số hồi quy của biến tăng trưởng dân số

với tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, giá trị xác suất (P- value) là 0.3327 > 0.05, tức là biến tăng trưởng dân số không có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%.

Tăng trưởng vốn ñầu tư có tác ñộng ñồng biến ñối với tăng trưởng kinh tế.

Với dữ liệu hiện tại, nghiên cứu cũng phát hiện tác ñộng tích cực của tỷ lệ tăng của vốn ñầu tư /GDP ñến tăng trưởng kinh tế. Kết quả này cũng giống như các kết quả

nghiên cứu trước ñây của Sani Bawa và Isamaila S. Abdullahi (2012), Kazeem Bello

Ạ.Ajide và Olukemi Lawanson (2011), Monaheng ( 2010, Christian R.K Ahortor (2012); SửĐình Thành (2014).

Thực vậy, tăng vốn ñầu tư tạo ñiều kiện cho hoạt ñộng sản xuất kinh doanh gia tăng. Ngay giai ñoạn ñầu, ñầu tư xây dựng nhà máy giúp tạo công ăn việc làm cho công nhân. Khi nhà máy ñi vào hoạt ñộng thì hàng hóa sản xuất nhiều hơn, thúc ñẩy tăng trưởng kinh tế.

Tăng ñầu tư vào cơ sở hạ tầng có thể là công cụ cần thiết ñể kích cầu và ñây cũng là một trong số ít các chính sách có thể giúp thúc ñẩy tăng trưởng bên cạnh việc nới lỏng chính sách tiền tệ. Theo nghiên cứu IMF cho thấy, ñầu tư công sẽ làm tăng sản lượng cả trong dài hạn lẫn ngắn hạn nếu hiệu quả của ñầu tư là cao.

Tăng ñầu tư vào cơ sở hạ tầng giúp các nước giải quyết vấn ñề tắc nghẽn cơ sở

hạ tầng, thúc ñẩy tăng trưởng kinh tế.

Tỷ lệ tăng chi tiêu của chính phủ có tác ñộng nghịch biến ñối với tăng trưởng kinh tế.

Kết quả hồi quy cho thấy biến tỷ lệ tăng chi tiêu của chính phủ không có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ tăng chi tiêu của chính phủ ñã không có tác ñộng có ý nghĩa thống kê lên tăng trưởng kinh tế.

Kết quả nghiên cứu này giống với nghiên cứu của Monaheng Seleteng, (2005); Ahortor, (2009); Kazeem Bello Ajide và Olukemi Lawanson, (2011), Sani Bawa và Ismaila S. Abdullahi, (2012), ñã không phát hiện ra tác ñộng của chi tiêu chính phủ ñến tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu của SửĐình Thành, (2014) ñã chỉ ra hệ số hồi qui của biến chi tiêu chính phủ là -0.021, thể hiện xu hướng tác ñộng tiêu cực ñến tăng

trưởng kinh tế, tuy nhiên, P-value = 0.374 không có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%.

Trong nghiên cứu này, tại bảng 4.13, hệ số hồi quy của biến tăng chi tiêu chính phủ là 0.023789 nhưng không có ý nghĩa thống kê.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Chương 4, kết quả kiểm ñịnh và kết quả nghiên cứu ñược phân tích trong chương này.

Thứ nhất, tác giả kiểm ñịnh nghiệm ñơn vị ñược thực hiện bằng kiểm ñịnh ADF và kiểm ñịnh Phillip Perron. Để xác ñịnh tính dừng của các biến. Kết quả cho thấy, biến lạm phát và tăng trưởng kinh tế không dừng ở chuỗi dữ liệu gốc. Tuy nhiên, tất cả các biến ñều dừng ở sai phân bậc một.

Thứ hai, tác giả kiểm ñịnh tác ñộng của lạm phát ñối với tăng trưởng kinh tế

trong dài hạn và ngắn hạn ñược thể hiện qua kiểm ñịnh ñồng liên kết và kiểm ñịnh mô hình sai số hiệu chỉnh (ECM), mô hình véc tơ sai số hiệu chỉnh (VECM). Kết quả

kiểm ñịnh ñồng liên kết giữa biến lạm phát và tăng trưởng GDP cho thấy có tồn tại 2

ñồng liên kết. Tác giả sử dụng mô hình ECM và mô hình VECM ñể kiểm ñịnh mối quan hệ trong ngắn hạn và dài hạn của biến lạm phát và tăng trưởng GDP. Kết quả

cho thấy, có tác ñộng trong dài hạn của lạm phát ñối với tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên, trong ngắn hạn, lạm phát không tác ñộng ñến tăng trưởng kinh tế.

Phần cuối cùng, tác giả kiểm ñịnh ngưỡng lạm phát ở Việt Nam. Kết quả kiểm

ñịnh cho thấy, ngưỡng lạm phát ở Việt Nam giai ñoạn 1989-2012 là 6.6%. Nếu tỷ lệ

lạm phát trên mức ngưỡng 6.6% thì lạm phát tác ñộng tiêu cực ñến tăng trưởng kinh

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG của lạm PHÁT đối với TĂNG TRƯỞNG KINH tế VIỆT NAM (Trang 70 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)