CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH các yếu tố nội SINH tác ĐỘNG đến GIÁ cổ PHIẾU (Trang 78 - 85)

Từ kết quả các kiểm định của mô hình hồi quy gốc (**) và mô hình hồi quy (*) ta nhận thấy rằng, việc loại bỏ các biến ROA, ROE, ROS,PE, EPS, PBR, QUA là cần thiết.Riêng biến MACA, mặc dù có mặt trong mô hình (*) sẽ gây nên hiện tượng đa cộng tuyến nhưng là đa cộng tuyến dạng yếu nên ta không loại bỏ biến này khỏi mô hình nghiên cứu - điều này phù hợp với mô hình Fama French. Vậy mô hình hồi quy cuối cùng là:

P = 4778 - 1348*BETA - 1442*DE + 17476*PB + 1.362438445910*MACA + 32916*G + eRi + eRi

Theo như kết quả của mô hình ta thấy rằng yếu tố đại diện cho khả năng tăng trưởng của Công ty có sự tác động mạnh nhất đến giá cổ phiếu. Khi yếu tố này thay đổi một đơn vị giá cổ phiếu sẽ thay đổi theo 32.916 đồng/cổ phiếu. Yếu tố làm giá cổ phiếu thay đổi mạnh thứ hai là yếu tố là tỷ số giá thịtrường và giá trị sổ sách khi yếu tố này thay đổi tăng giảm 1 đơn vị giá cổ phiếu sẽ thay đổi theo 17.476 đồng/cổ phiếu. Yếu tố tỷ nợ/vốn chủ sở hữu cũng làm giá cổ phiếu thay đổi 1.442 đồng/cổ phiếu

Và kết quả nghiên cứu thực nghiệm đã trả lời được các câu hỏi nghiện cứu và mục tiêu của đề tài. Kết quả mô hình đã xác định ràng năm yếu tố tác động mạnh đến giá cổ phiếu lần lượt: tốc độ tăng trửởng, tỷ số giá thị trường/giá sổ sách, tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu, hệ số rủi ro khi đầu tư Beta và giá trị vốn hóa thị trường của Công ty với mức độ tác động lần lượt 32.915; 17.476; 1.442; 1.347 và 1.3624 đồng/cổ phiếu.

Giải pháp nhằm gia tăng giá cổ phiếu phụ thuộc rất nhiều đến khảnăng tăng trưởng của Công ty. Khi đưa ra giải pháp nhằm giữ ổn định và gia tăng khả năng tăng trưởng Công ty nhà quản trị cần quan tâm đến hai yếu tố nhất là mức độ tỉ lệ lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư và hệ số thu nhập trên vốn cổ phần ROE. Nếu hai yếu tố nội sinh này được gia tăng khảnăng tăng trưởng của Công ty trong tương lai sẽ rất cao làm tăng giá cổ phiếu của Công ty. Bên cạnh đó, tỷ số giá thị trường/ giá sổsách cũng cần được quan tâm vì chỉ số này càng lớn chứng tỏ Công ty sẽ mang lại lợi nhuận cho cổđông càng lớn thông qua kỳ vọng về lợi nhuận cổ phiếu có thểđạt được trong tương lai.

Hướng phát triển của đề tài: với mô hình nghiên cứu trên, ta có thể đưa thêm một số biến nội sinh và ngoại sinh, thu thập thêm nhiều dữ liệu hơn để độ phù hợp với lý thuyết kinh tế của mô hình tăng lên, cỡ mẫu càng lớn có thể khắc phục các các vi phạm giả thiết kiểm định. Nếu mô hình có thể xem xét nhiều cổ phiếu hơn, có nhiều yếu tố nội sinh và ngoại sinh được đưa vào mô hình mô hình nghiên cứu và được đánh giá qua nhiều năm thì kết quả nhận được sẽ chính xác hơn.Yếu tố ngành, lãi suất và lạm phát cần đưa vào mô hình nghiên cứu. Vì đây là những yếu tốvĩ mô nhưng có tác động rất lớn đến tình hình kinh tế và thị trường tài chính của Việt Nam nói chung và kết quả hoạt động kinh doanh của mỗi Công ty nói riêng.Tuy nhiên lúc này mô hình sẽ phức tạp hơn, nhiều biến hơn, có khả năng tạo ra nhiều biến dư thừa và có thể sẽ có nhiều khuyết tật hơn nên việc kiểm định mô hình sẽ gặp khó khăn.

Số quan sát trong mô hình thự nghiệm là 410 quan sát – sốlượng chưa đủ lớn để có thểđưa ra kết luận chính xác đến sựtác động của các yếu tố nội sinh đến giá cổ phiếu. Mô hình CAPM, Fama French hay bất kỳ mô hình dự báo tài chính nào khác sẽ chỉ được ứng dụng tốt khi các nhà đầu tư có thông tin như nhau và phải có tính minh bạch cao. Nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam (Sở giao dịch Hồ Chí Minh) lại vẫn còn tồn tại rất nhiều vấn đề bất cập, nhất là vấn đề minh bạch trên các số liệu của báo cáo tài chính. Bên cạnh đó, các thông tin báo cáo tài chính đăng tải trên các trang website thông tin cổ phiếu, giao dịch trực tuyến : 31Twww.cophieu68.com31T, 31Twww.cafef.vn31T, 31Twww.ezsearch.fpts.com.vn, 31T…. không được cập nhật thường xuyên những thay đổi điều chỉnh trên báo cáo tài chính.Và do giá cổ phiếu chịu tác động bởi nhiều yếu tố khác: lạm phát, lãi suất, tâm lý bầy đàn, thông tin giao dịch nội bộ…nên đề tài chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu.Do số liệu chủ yếu được thu thập từ báo cáo tài chính của các Công ty niêm yết nên mô hình nghiên cứu còn những vấn đềhạn chếvà khó khăn:

Yếu tố ngành chưa được xem xét và đưa vào thực nghiệm trong mô hình nghiên cứu là một hạn chế của đề tài. Khi xem xét đến sựdao động giá cổ phiếu chúng ta cũng cần phải đưa yếu tốngành để phân tích, kiểm định xem liệu ngành nghề kinh doanh khác nhau thì sẽtác động đến giá cổ phiếu có khác nhau hay không? Nếu có thì độ khác biệt là bao nhiêu? Ngành nghề kinh doanh nào sẽthu hút được nhiều sự quan tâm của thị trường, khả năng độc quyền của ngành có ảnh hưởng đến cổ phiếu của các Công ty cùng ngành

hoặc cùng nhóm ngành như thế nào? Các Công ty hoạt động đa ngành có chịu sự ảnh hưởng của yếu tố này hay không?...cần phải được nghiên cứu bằng thực nghiệm.

Khó khăn và kiến nghị

Thông tin số liệu các Công ty trên thị trường chưa phản ánh kịp thời, không có sự kiểm chứng độc lập và không có cơ sởđáng tin cậy vì báo cáo tài chính các Công ty chưa mang đủ tính chính xác kịp thời, minh bạch thông tin. Tác giả kiến nghị nâng cao sự liên lạc thông tin giữa Sở giao dịch chứng khoán, trung tâm giao dịch và lưu ký chứng khoán, các website thông tin… với các công ty cổ phiếu niêm yết để thông tin công bốđược cập nhật kịp thời, chính xác

Thiếu những thông tin nghiên cứu về chứng khoán của các cơ quan đáng tin cậy, những thông tin của tổ chức xếp hạng, đánh giá cổ phiếu. Có thể, việc chưa có tổ chức xếp hạng đánh giá cổ phiếu là một trở ngại lớn cho sự định giá cổ phiếu của nhà đầu tư. Tác giả kiến nghị cần thành lập cơ quan, tổ chức để đánh giá tình hình hoạt động của thị trường chứng Việt Nam, cụ thể là Sở giao dịch chứng khoán TPHCM (HOSE) và Sở giao dịch chứng khoán hà Nội (HNX) cũng như đưa ra những phân tích, nhận định, đánh giá khách quan về những cổ phiếu được giao dịch nhiều nhất, cổ phiếu có khả năng tăng trường trong tương lai hoặc những cổ phiếu nào nên đưa vào diện cảnh báo. Nâng cao tầm quan trọng của các Công ty kiểm toán.

Do thị trường tài chính trong nước đang tồn tại tình trạng sở hữu chéo giữa các Công ty với nhau, các Công ty gia đình hoặc Công ty thuộc sở hữu như dạng một gia đình sẽ gây khó khăn cho việc định giá cổ phiếu, dẫn đến sai lệch dữ liệu trong báo cáo tài chính. Và giá cổ phiếu còn chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố nội sinh và ngoại sinh (lạm phát, lãi suất...) ngoài phạm vị nghiên cứu của đề tài.Tác giả kiến nghị cần giới hạn mức độ ảnh hưởng, chi phối của các cá nhân hoặc các công ty thuộc sở hữu cá nhân tham gia góp vốn, điều hành Công ty như quy định tỷ lệ sổ hữu cổ phần của cá nhân hoặc các cá nhận khác liên quan đến cá nhân đó trong Công ty. Cần quy định và bầu bổ sung thành viên độc lập tham gia vào Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị của Công ty.

Và do giới hạn của bản thân trong việc nghiên cứu, nên đề tài vẫn còn nhiều hạn chế. Em rất mong nhận được những đánh giá, những lời phê bình, những ý kiến đóng góp

của thầy cô nhằm giúp em hoàn thiện những sai lầm trong nghiên cứu, nâng cao kiến thức tài chính và kỹnăng vận dụng mô hình kinh tếlượng lượng hóa các rủi ro có thể gặp phải khi tham gia phân tích đầu tư.

Và em cũng xin chân thành cảm ơn Cô PGS.TS Hồ Thủy Tiên đã tận tình giúp

đỡ, trang bị kỹnăng cần thiết và từng bước đưa em đến gần hơn các vấn đề, mô hình tài

chính. Cám ơn Cô đã khơi gợi, đánh thức niềm đam mê tài chính trong em, tạo “bàn đạp”

giúp em mạnh dạn hơn khi tham gia đầu tư cổ phiếu trên Sở giao dịch TPHCM.

20T

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Danh mục tài liệu tiếng Anh

1. Fadzlan Sufian, 2011, “Financial repression, liberalization and banking total factor productivity: Empirical evidence from the ThaiLand Banking Sector”, Human Institute of Islamic Banking and Finance International Islamic University, Malaysia in its series Economic Computation and Economic Cybenetics Studies and Research, 45 (4). pp. 31-52. ISSN 1842 – 3264 (O); 0424 – 267 X (P).

2. Lajili Souad, 2002, "The capital asset pricing model and the three factor model of Fama and French revisited in the case of France", provided by Paris Dauphine University in its series Economics Papers from University Paris Dauphine with number 123456789/9237

3. Ms Manatsanan Srimarksuk, 2007, "Test of the Fama French three factor model in stock exchange of ThaiLand in energy sector", ThaiLand in its series of The National Science and Technology Development Agency (NSTDA).

4. Mona Al-Mwala, 2012, "Can book-to-Market, Size, and Momentum be Extra Risk Factors that Explain the Stock Rate of Return?:Evidence from Emerging Market", Journal of Finance, Accounting and Management, 3(2),42-57 July 2012

5. Thomas G.Stephan and colleagues, 2001, “A multiple factor model for European Stocks”

6. Valsamis Manolakis, 2012, Fama and French Three Factor model: Application to Greek Stock Market, Master of Science in the Department of Economics University of Macedonia

7. PhD Veysel Eraslan, 2013, "Fama and French Three-Fator Model: Evidence from Istanbul Stock Exchange", Business and Economics Research Journal Volume 4 Number 2 2013 pp 11-22

Danh mục tài liệu tiếng Việt

8. Nguyễn Thị Vân Anh, 2008, “Vận dụng mô hình đa nhân tố trong phân tích lợi suất cổ phiếu trên thịtrường chứng khoán Việt Nam”, Khoa Toán Kinh tế - trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

9. TS Phạm Cảnh Huy, “Bài giảng kinh tế lượng”, bài giảng, trường đại học Bách Khoa Hà Nội, khoa kinh tế - quản lý

10.Đinh Thị Hiền Linh, 2012, “Phân tích giá trị nội tại cổ phiếu ngành bất động sản niêm yết tại Hose”, luận văn thạc sĩ QTKD trường đại học Đà Nẵng

11.Vũ Thị Minh Luận, 2010, “Ứng dụng lý thuyết thị trường hiệu quả trong phân tích thị trường chứng khoán Việt Nam”, đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ kinh tế, Hà Nội.

12.Nguyễn Văn Mỹ, 2007, “Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu niêm yết trên Sở Giao Dịch Chứng Khoán Thành Phố Hồ Chí Minh”, Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế.

13.Tô Yến Nga, 2010, “Các yếu tố quyết định khả năng sinh lợi của Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ

14.Vũ Phúc Thịnh, 2008-2009, "Nghiên cứu khám phá các yếu tố ảnh hưởng tới chỉ số PE trên sàn HOSE", Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ.

15.PGS.TS Trần Ngọc Thơ, Tài Chính Doanh Nghiệp Hiện Đại, NXB Thống Kê, 2007, trích Phần Rủi Ro và Tỷ suất sinh lợi trang 67 thuộc mục 4.1 Chương 4

16.TS Lê Đạt Chí và Hoàng Thị Phương Thảo, Trường đại học Kinh Tế TPHCM,

tháng 07-08/2013,"Chuyển động giá trên thị trường chứng khoán: Bước đi ngẫu nhiên hay hội tụ về giá trị trung bình", tạp chí Phát Triển và Hội Nhập

17.Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khoá 2006-07 Phân tích Tài chính

Bài giảng 6 MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN VỐN (CAPM)

Danh mục Website

18.Ứng dụng mô hình CAPM đa biến để dự báo tỷ suất sinh lợi và rủi ro <http://wss.com.vn/Tintuc/Chitiettintuc/tabid/315/ArticleID/42391/tid/257/Default .aspx/> cập nhật lần cuối ngày 02/07/2014

19.Các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu<http://luanvan.co/luan-van/de-tai-cac- nhan-to-anh-huong-toi-gia-chung-khoan-11516/>cập nhật 02/04/2013

20.EPS và PE có ý nghĩa thế nào trong đầu tư<http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin- tuc/chung-khoan/eps-va-pe-co-y-nghia-the-nao-trong-dau-tu-2691965.html> cập nhật 02/04/2013

21.Kinh tế lượng – Phương sai sai số thay đổi <http://luanvan.co/luan-van/kinh-te- luong-phuong-sai-sai-so-thay-doi-19039/>cập nhật 03/05/2013

Danh mục tạp chí

22.TS Vương Đức Hoàng Quân cùng cộng sự Hồ Thị Huệ,“Mô hình Fama – French: Một nghiên cứu thực nghiệm đối với thị trường chứng khoán Việt Nam“tạp chí khoa học số 1001-004139 ngày 11/12/2008.

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH các yếu tố nội SINH tác ĐỘNG đến GIÁ cổ PHIẾU (Trang 78 - 85)