CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH các yếu tố nội SINH tác ĐỘNG đến GIÁ cổ PHIẾU (Trang 54 - 57)

4.1 Sơ lược biến động chỉ số VNINDEX thời gian qua ở Việt Nam

Với khoảng thời gian trên 10 năm hình thành và phát triển, TTCK Việt Nam đã trải qua những giai đoạn thăng trầm theo diễn biến hình kinh tếtrong và ngoài nước.

Hình 4.1 Diễn biến thịtrường chứng khoán trên sàn HOSE từ 12/2000 – 12/2013 TTCK Việt Nam bắt đầu hoạt động từ 28/07/2000 với hai mã chứng khoán đầu tiên: REE và SAM được giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh (Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh). Thời gian đầu hoạt động, TTCK Việt Nam chưa được nhà đầu tư quan tâm nhiều bởi quy mô nhỏ về số lượng chứng khoán niêm yết cũng như là giá trị vốn hóa thị trường, chứng khoán lúc này chỉ là một khái niệm còn khá mới mẻ và mơ hồ đối với các nhà đầu tư. Quá trình phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam thông qua biểu đồ tăng trưởng của chỉ số VNINDEX chia thành hai giai đoạn: trước khủng hoảng và sau khủng hoảng vào năm 2008.

• Trước khủng hoảng (trước 2008)

Giai đoạn này bắt đầu từ 28/07/2000 - ngày bắt đầu chính thức giao dịch cho đến cuối năm 2007. Đây là giai đoạn khởi đầu của TTCK Việt Nam, chứng khoán trên thị trường còn nghèo nàn chỉ vài loại cổ phiếu và trái phiếu giao dịch và niêm yết. Giai đoạn này xảy ra tình trạng cung lớn hơn cầu làm chỉ số VNINDEX tăng liên tục, chỉ số

VNINDEX tăng từ 100 điểm phiên đầu tiên tăng lên 571,04 điểm ngày 25/06/2001, số

lượng gần 3000 tài khoản năm 2000 tăng lên gần 7000 tài khoản 06/2001 chỉ 11 tháng, thị trường chứng khoán Việt Nam đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà đầu tư, luôn làm “nóng” thị trường chứng khoán. Để giảm bớt “nhiệt” và bảo vệ nhà đầu tư, UBCK Nhà Nước đã tác động vào thị trường nhằm giảm cầu thị trường bằng nhiều quy định: điều chỉnh biên độ dao động, hạn chế khối lượng đặt lệnh…Sau đó, chỉ số VNINDEX giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư lỗ nặng. Khi thông điệp của ngân hàng đầu tư thế giới Merrill Lynch đánh giá cơ hội đầu tư vào Việt Nam rất cao, VNINDEX tăng với tốc độ rất cao vào năm 2006. Và theo triết lý thị trường có tăng tất phải có giảm, tăng càng nhanh càng cao thì giảm càng nhanh càng sâu.

Từ giữa Quý 3/2006 – cuối năm 2007, VNINDEX tăng thần tốc và đạt đỉnh 1.174 điểm ngày 12/03/2007 do hiệu ứng tích cực từ nên kinh tế: Việt Nam gia nhập WTO (07/11/2006) và tổ chức thành công hội nghị APEC, vốn FII tăng mạnh trên 2 tỷ USD, đầu tư gián tiếp nước ngoài tăng mạnh kéo theo nhiều nhà đầu tư trong nước đổ vốn vào TTCK… Sự nóng lên quá mức này kéo theo giá hàng hoạt cổ phiếu tăng kịt trần, ảnh hưởng đến sự gia tăng giá đất, giá vàng, tăng thu nhập doanh nghiệp, tăng nhập khẩu…gây sức ép lên cán cân thương mại, nhập siệu năm 2006 4,8 tỷ USD. Đây là giai đoạn được cho là thị trường chứng khoán bùng nổ, là thời kỳ“nhà nhà chơi chứng khoán, người người nói chứng khoán, ăn chứng khoán, ngủ chứng khoán”.

• Sau khủng hoảng

Sau giai đoạn tăng trưởng nóng, đến năm 2008 khủng hoảng tài chính xảy ra, thị trường chứng khoán lao dốc không phanh vì: Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước ban hành Quyết định 03 thay thế Chỉ thị 03 vềcho vay đầu tư chứng khoán (tăng hệ số rủi ro khoản vay tối thiểu 150% lên 250% và tổng dư nợ cho vay không vượt quá 20% vốn điều lệ) và thực hiện chính sách thắc chặt tiền tệ làm tỷ giá VND/USD giảm, các nhà đầu tư nước ngoài thiếu vốn trên TTCK khiến tâm lý nhà đầu tư lo lắng hoảng sợ, đổ xô bán cổ phiếu làm VNINDEX giảm liên tục, giá cổ phiếu xuống thấp, nhiều nhà đầu tư thua lỗ, chán nản chuyển sang kinh doanh bất động sản, vàng…kéo theo sự thay đổi thất thường của giá vàng với biên độ dao động lớn, bất động sản “đóng băng” khiến cho nhiều doanh nghiệp phá sản, nhà đầu tư trắng tay. Những năm tháng sau đó từ 2009 – 2013, chỉ số VNINDEX dao động không nhiều, thị trường chứng khoán không có khả quan,không có sự đột biến, bong bóng bất động sản vỡ, thất nghiệp gia tăng, tệ nạn xã hội xảy ra nhiều hơn…

Như vậy, “bức tranh: tổng quan về thịtrường chứng khoán trong 13 năm qua đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ: tăng nóng, giảm không phanh và những năm tháng trầm

lắng. Và đến bây giờ 08/2014 thị trường chứng khoán vẫn chưa khởi sắc, chỉ số VNINDEX vẫn lên xuống thất thường, chưa thể hiện được sức mạnh của thịtrường chứng khoán là kênh huy động vốn hiệu quả cho nền kinh tế nhưng kênh đầu tư tài chính cũng vẫn là kênh lựa chọn đầu tư quan trọng của nhà đầu tư.

4.2 Kết quả nghiên cứu 4.2.1 Thống kê mô tả 4.2.1 Thống kê mô tả

Mô hình nghiên cứu

PRiR = βR0R+ β1R RBeta + βR2RROA + βR3ROE + βR R4RROS + βR5REPS + βR6RD/E + βR7RP/E + βR8RP/B + βR9RMaCa + βR10Rg + βR11RPBR + βR12RQUA + eRi

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH các yếu tố nội SINH tác ĐỘNG đến GIÁ cổ PHIẾU (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)