Doanh số là một vấn đề quyết định về lỗ lãi song chưa có thể nói lên sự bễn vững hay không? Số lượng khách hàng mua hàng là một điểm rất quan trọng có ý nghĩa rất lớntrong việc tạo doanh số ổn đinh, bền vững hay không, Có bao nhiêu người tin sử dụng dịch vụ. Từ số liệu phần mềm quản lý bán hàng Nhà thuốc Tốt Tốt cho thấy:
Kết quả về số người đến mua hàng trong tháng thông qua hình 3.2
Nhận xét: Tính trên số lượt giao dịch và doanh số tổng bán ra từ tháng 1 năm 2014 đến tháng 12 năm 2014 cho thấy:
- Số lượt giao dịch tháng 12 năm 2014 là 7,632 lượt người mua so với tháng 1 năm 2014 là 6,320 lượt người mua đã tăng 27,7%
- Doanh số tháng 12 năm 2014 so với tháng 1 năm 2014 tăng 56,02%. Điều này cho thấy tỷ lện lượt người mua tăng 27,7% doanh số tăng 56,02% tức số tiền trong một lần mua đã có sự tăng rõ rệt.
- Với số liệu trên cho thấy tổng tiền/giao dịch ngày càng tăng điều này có thể xảy ra trên các khía cạnh.
- Doanh số được tạo bởi đơn kê bác sỹ nhiều hơn.
- Khách có nhu cầu mua số lượng nhiều/lần giao dịch đã tăng.
Số lượt khách mua hàng trung bình trong một ngày từ 170 lượt khách vào đầu năm 2014 và đã tăng lên trung bình đến 250 lượt khách vào tháng 12 năm 2014. Điều này cho thấy số lượng khách tin sử dụng dịch vụ Nhà thuốc Tốt Tốt ngày càng tăng thông qua từng thời gian. Đây là yếu tốt quyết định tăng doanh số bền vững cho nhà thuốc khẳng định mình trong thị trường bán lẻ của tỉnh.
3.1.5. Kết quả kinh doanh thông qua các tháng trong năm 2014
Đánh giá và phân tích về hiệu quả kinh doanh của nhà thuốc để quyết định trong đầu tư là một việc làm rất quan trọng, giúp cho người đầu tư có một cái nhìn tổng thể trong kinh doanh cũng như sức lực của nhà đầu tư, đầu tư vào hiệu quả đến đâu có nên đầu tư tiếp hay ngừng đầu tư.
Phân tích kết quả kinh doanh theo tháng là việc làm cần thiết nhằm cập nhật tình hình kinh doanh của nhà thuốc tìm ra những biến động tăng/giảm cũng như phân tích kết quả kinh doanh theo thời điểm.
Doanh số, lợi nhuận của một năm chủ nhà thuốc có thể lên kế hoạch đầu tư cho những năm tiếp theo về chiến lược đầu tư mới cho nhà thuốc.
Kết quả của việc hạch toán chi phí và lợi nhuận thông qua các tháng trong năm được biểu hiện thông qua bảng 3.2.
Bảng 3.2. Kết quả chi phí và lợi nhuận của nhà thuốc thông qua các tháng trong năm 2014
Đơn vị: nghìn đồng
Tháng DS Bán ra Tiền vốn Chi phí
biến đổi Lợi nhuận
Tỉ suất lợi nhuận/DS Tháng 1 678,000 584,826 17,589 75,585 11% Tháng 2 499,573 427,066 17,514 54,993 11% Tháng 3 657,801 570,013 17,592 70,196 11% Tháng 4 713,296 618,058 17,894 77,344 11% Tháng 5 779,665 676,004 18,300 85,361 11% Tháng 6 677,770 590,899 23,036 63,835 9% Tháng 7 989,199 880,906 22,929 85,364 9% Tháng 8 969,532 865,205 23,655 80,672 8% Tháng 9 955,334 835,133 23,715 96,486 10% Tháng 10 1,033,657 893,701 23,265 116,691 11% Tháng 11 982,706 864,448 22,346 95,912 10% Tháng 12 1,054,375 901,654 22,347 130,374 12% Năm 2014 9,837,761 8,707,913 250,182 1,032,813 10%
Chi phí biến đổi: Lương nhân viên, phí bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế,
Điện, nước Chi phí này chưa bao gồm: lương của Dược sỹ chủ nhà thuốc
Nhận xét: thông qua bảng hạch toán sơ bộ của nhà thuốc cho thấy:
Tháng 12 có tỷ suất lợi nhuận/doanh số đạt 12% đồng thời tổng lợi nhuận đạt 130,374 triệu. Đây là tháng đạt cả hai chỉ tiêu cao nhất bởi vào thời
điểm này các công ty thường đưa ra chương trình khuyến mại nên đã đạt tỷ suất lợi nhuận/doanh số tăng đồng thời doanh số tăng bởi giai đoạn gần tết thời tiết thay đổi nhiều cũng như mua thuốc bổ làm quà tặng dịp tết tăng.
Tháng 6,7 và tháng 8 có chỉ số lợi nhuận/doanh số đạt 8% đến 9% và tổng lợi nhuận 63,835 triệu đến 85,364 triệu đồng. Đây là các tháng có chỉ số lợi nhuận thấp nhất về hai chỉ tiêu: Tổng lợi nhuận và phần trăm lợi nhuận nêu trên bởi thời điểm này doanh số bị giảm do thời tiết nắng nóng và người nông dân đi gặt và chỉ đi khám bệnh khi bị bệnh nặng.
Tỷ suất lợi nhuận của các tháng 1,2,3 và 4 đạt đều 11% cho thấy thời