Giải pháp 2 Thực hiện đầy đủ các nguyên tắc quản lý và sử

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng trang thiết bị y tế tại bệnh viện bãi cháy tỉnh quảng ninh (Trang 97)

5. Bố cục của luận văn

4.2.2.Giải pháp 2 Thực hiện đầy đủ các nguyên tắc quản lý và sử

sửa chữa kịp thời một số TTBYT nhƣ: Máy thở Vela không có nhà cung cấp vật tƣ thay thế, 02 máy Monitor, Máy điện tim 6 cần Fukuda, Máy xét nghiệm huyết học Beckmen, Máy sinh hóa tự động Erba, Máy xét nghiệm khí máu, Máy đo tốc độ lắng máu, Máy nội soi tiêu hóa Pentax, máy đo loãng xƣơng X-quang, Monitor theo dõi bệnh nhân Nihon, Monitor theo dõi sản khoa.

Đồng thời một số trang thiết bị y tế chƣa đƣa vào sử dụng nhƣ Bộ nội soi hậu môn trực tràng do thiếu Bàn soi và màn hình; Máy X quang răng, Máy đo xơ vữa động mạch do Bệnh viện đang trong quá trình sửa chữa, nâng cấp, hiện nay đã sử chữa xong cần đƣa vào khai thác sử dụng. Từ đó sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng TTBYT tại Bệnh viện Bãi Cháy.

4.2.2. Giải pháp 2 Thực hiện đầy đủ các nguyên tắc quản lý và sử dụng TTBYT TTBYT

Một trong những công cụ quan trọng trong sử dụng TTBYT tại các bệnh viện nói chung đó là việc đảm bảo các nguyên tắc sử dụng và hoàn trả TTBYT sau mỗi lần sử dụng. Điều đó đòi hỏi phải ghi rõ tên ngƣời sử dụng cho mỗi lần sử dụng hay ghi rõ thời gian mỗi lần sử dụng trong sổ đăng ký, theo dõi và đặc biệt là cần nắm bắt đƣợc tình trạng máy, TTBYT sau mỗi lần sử dụng để xác định vai trò, trách nhiệm của các cá nhân trong việc quản lý, bảo quản và sử dụng TTBYT của bệnh viện. Tuy nhiên, kết quả quan sát nghiên cứu nhận thấy hầu hết những tiêu chí này trong quá trình sử dụng TTBYT tại bệnh viện Bãi Cháy hiện nay chƣa thực hiện đƣợc. Mới chỉ có 23,08% số thiết bị có ghi rõ tên ngƣời sử dụng cho mỗi lần sử dụng, 19,23% số thiết bị ghi rõ thời gian mỗi lần sử dụng và 13,46% số thiết bị có sổ đăng ký, theo rõi sử dụng. Chƣa kể đến số thiết bị đƣợc ghi rõ tình trạng sau mỗi lần sử dụng rất ít, chƣa đầy 12% số thiết bị đƣợc quan sát. Điều đó cho thấy,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

các tiêu chí quan trọng nhất trong khâu quản lý sử dụng TTBYT tại bệnh viện Bãi Cháy hiện nay còn nhiều bất cập cần giải quyết. Đây là một trong những yếu kém cần đƣợc khắc phục sớm nhằm nâng cao chất lƣợng công tác quản lý TTBYT tại bệnh viện trong thời gian tới.

Công tác quản lý trang thiết bị y tế cần phải tuân thủ nhƣ sau:

- Thành lập Hội đồng mua sắm trang thiết bị y tế và xây dựng Quy trình mua sắm tài sản, trang thiết bị y tế.

- Thành lập Bộ phận thiết bị y tế thuộc Phòng KHTH để quản lý toàn bộ các trang thiết bị y tế và ban hành Quy định về việc quản lý, sử dụng trang thiết bị y tế.

- Lập Sổ tài sản cố định của Bệnh viện đã cập nhật đầy đủ các trang thiết bị y tế hiện có của Bệnh viện.

- Các khoa chƣa mở sổ theo dõi tài sản, hầu hết các khoa chƣa tổ chức kiểm kê trang thiết bị định kỳ theo quy định.

- Giám đốc Bệnh viện cần có quyết định giao trang thiết bị, máy móc cho cá nhân tại các khoa phòng sử dụng.

- Các trang thiết bị y tế phải có lý lịch máy, quy trình vận hành đầy đủ. - Việc theo dõi hoạt động của trang thiết bị y tế: Tại một số khoa việc ghi chép hoạt động cần đƣợc thƣờng xuyên và ghi chép theo dõi hoạt động chính xác với lý lịch máy

4.2.3. Đào tạo nâng cao trình độ của đội ngũ sử dụng TTB Y tế

Bệnh viện Bãi Cháy cần xây dựng mô hình hệ thống tổ chức quản lý sử dụng trang thiết bị y tế trong đó cần bổ sung chính sách đãi ngộ, thu hút cán bộ có chuyên môn cao theo từng loại TTBYT.

Mặc dù trong những năm qua Bộ Y tế đã tích cực phối hợp với các cơ sở đào tạo, đƣa các nội dung cơ bản về kỹ thuật công nghệ, kỹ năng sử dụng trang thiết bị y tế vào chƣơng trình đào tạo, mở rộng qui mô, nâng cao chất lƣợng đào tạo. Tuy nhiên, chất lƣợng đội ngũ cán bộ đƣợc đào tạo còn yếu,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tế về quản lý, sử dụng, bảo dƣỡng, sửa chữa tại các cơ sở y tế. Đặc biệt, nhân lực phụ trách công tác trang thiết bị y tế tại các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, phần lớn là kiêm nhiệm, không chuyên nghiệp và không đào tạo cơ bản. Bệnh viện Bãi Cháy cũng nằm trong số đó. Cụ thể các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực trong quản lý TTBYT tại bệnh viện Bãi Cháy nhƣ sau:

- Để nâng cao hiệu quả quản lý trang thiết bị y tế, đội ngũ cán bộ kỹ thuật phải luôn đƣợc cập nhật kiến thức chuyên môn về trang thiết bị y tế và các qui định của pháp luật. Đồng thời, phải nêu cao ý thức trách nhiệm, vai trò của phòng vật tƣ- thiết bị y tế tại bệnh viện nhằm khai thác sử dụng có hiệu quả vật tƣ, trang thiết bị y tế.

- Kết hợp với các trƣờng Ðại học kỹ thuật trong nƣớc và các trung tâm đào tạo chuyên ngành của nƣớc ngoài để đào tạo cán bộ đại học và sau đại học chuyên ngành trang thiết bị y tế.

- Ðƣa những nội dung cơ bản về quản lý, kỹ thuật - công nghệ, kỹ năng sử dụng trang thiết bị y tế vào chƣơng trình đào tạo cán bộ đại học và trung học Y, Dƣợc.

- Nâng cao chất lƣợng, mở rộng quy mô đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật thiết bị y tế.

- Ban hành chính sách phù hợp để các cơ sở y tế có điều kiện tiếp nhận cán bộ kỹ thuật đã đƣợc đào tạo nhƣ: kỹ sƣ y sinh học, cử nhân và công nhân kỹ thuật thiết bị y tế.

- Tạo điều kiện thuận lợi và thu hút các kỹ sƣ tốt nghiệp các trƣờng ĐH kỹ thuật đạt loại khá giỏi có nguyện vọng vào làm việc trong ngành TTBYT nhƣ xét tuyển thẳng hoặc rút ngắn thời gian tập việc, ấn định thời gian cụ thể vào biên chế.

- Không đòi hỏi hoặc yêu cầu quá cao đối với các nhân viên kỹ thuật làm việc trong ngành kỹ thuật y tế, đặc biệt là các kỹ sƣ mới ra trƣờng. Theo kinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nghiệm thì với các kỹ sƣ tốt nghiệp đạt loại trung bình khá phải sau 3-5 năm trải qua thực tế mới có khả năng giải quyết đƣợc các vấn đề cơ bản về bảo trì, sửa chữa của một chuyên ngành nào đó trong lĩnh vực TBYT.

- Động viên, khuyến khích các nhân viên kỹ thuật đang trực tiếp sử dụng TTBYT ở bệnh viê ̣n đƣợc học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh để đọc đƣợc các tài liệu kỹ thuật của các thiết bị công nghệ cao.

4.2.4. Giải pháp 4: Tăng cường đổi mới đầu tư TTB y tế phù hợp với tiến bộ của ngành

Để đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ đƣợc giao, việc tăng cƣờng cơ sở vật chất, hiện đại hoá trang thiết bị khám chữa bệnh là cần thiết nhằm nâng cao chất lƣợng KCB là việc làm hết sức có ý nghĩa. Trong quá trình thực hiện giải pháp này cần chú ý tới một số vấn đề sau:

* Việc mua sắm tài sản phải cân đối với nhiệm vụ đƣợc giao, đặc biệt là các máy móc, chuyên môn cần theo chiến lƣợc sử dụng. Công nghệ thích hợp: Công nghệ mới, hiện đại nhng giá cả phải chăng, dễ sử dụng, dễ bảo trì, nguồn nguyên liệu cho hoạt động của máy móc phải đa dạng, có nguyên liệu thay thế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Hiện đại hoá TTB làm việc không có nghĩa là mua sắm thiết bị đắt tiền mà là cung cấp đầy đủ TTB cần thiết phục vụ hoạt động cho bệnh viện. Đảm bảo các thiết bị tối cần thiết phục vụ hoạt động khám chữa bệnh theo hƣớng tiết kiệm, hiệu quả.

Vì vậy cần tiến hành rà soát lại các trang thiết bị y tế hiện có tại đơn vị, nhất là thiết bị phục vụ cho công tác điều trị.

+ Các thiết bị chƣa đƣợc đƣa vào sử dụng phải có kế hoạch sớm đƣa vào sử dụng phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.

+ Các thiết bị hỏng phải đƣợc sửa chữa kịp thời. Các trang thiết bị hƣ hỏng không còn khả năng sửa chữa hoặc không sử dụng đƣợc yêu cầu đơn vị tiến hành xử lý theo quy định.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Có kế hoạch nâng cao hơn nữa hiệu quả sƣ̉ du ̣ng trang thiết bi ̣ y tế. - Căn cứ theo yêu cầu của từng trang thiết bị, xây dựng kế hoạch bảo trì, bảo dƣỡng trang thiết bi ̣ và dành kinh phí thích hợp cho công tác này.

4.2.5. Giải pháp 5: Huy động mọi nguồn vốn để mua sắm TTB y tế của bệnh viện bệnh viện

Trang thiết bị y tế là lĩnh vực chuyên dụng và rất đắt tiền đòi hỏi nhiều yêu cầu khắt khe về kỹ thuật cao, chính xác, an toàn và ổn định. Nhu cầu kinh phí để trang bị mới cũng nhƣ duy trì hoạt động liên tục của trang thiết bị là rất lớn. Vì vậy phải huy động tích cực các loại nguồn vốn để đầu tƣ thêm TTBYT mới, cần thiết.

Trong quản lý TTBYT, sƣ̣ khó khăn về nguồn kinh phí đang là thực trạng chung ở các bệnh viện. Bởi vậy, việc xác định các hạng mục ƣu tiên mua sắm trƣớc là điều cần thiết. Trong thời gian tới, Bệnh viện Bãi Cháy cần chú trọng đầu tƣ ƣu tiên vào các TTBYT có nhu cầu cần thiết nhất.

- Để thực hiện đƣợc kế hoach mua sắm trên cần có sự huy động kết hợp các nguồn vốn bao gồm nguồn ngân sách Nhà nƣớc, các dự án ODA, vốn vay ƣu đãi và thực hiện xã hội hoá trong công tác đầu tƣ trang thiết bị y tế.

- Thực hiện lồng ghép các chƣơng trình, dự án, các nguồn viện trợ của các tổ chức quốc tế, quốc gia và các tổ chức phi chính phủ.

- Xây dựng cơ chế thu hồi vốn để duy trì hoạt động và tái đầu tƣ trang thiết bị y tế.

- Ban hành quy định về kinh phí dành cho công tác kiểm chuẩn, bảo dƣỡng và sửa chữa trang thiết bị y tế hàng năm.

4.3. Kiến nghị

4.3.1. Đối với Bộ y tế

- Hàng năm nên tổ chức hội chợ giới thiệu thiế t bị mẫu và sớm thông báo đơn giá thiết bị để các bệnh viện chủ động trong việc phân bổ dự toán của năm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Có cơ chế để mở rộng mối liên kết giữa bệnh viện, các viện nghiên cứu, các cơ sở sản xuất để tạo điều kiện thuận lợi trong việc sản xuất các TTBYT phù hợp với thực tiễn

- Cần có các chính sách tạo điều kiện thuận lợi trong việc nhập khẩu TTBYT, giảm thiểu tối đa các thủ tục nhập khẩu nhằm rút ngắn thời gian trong việc sửa chữa, thay thế và mua mới TTBYT trong các bệnh viện

- Tăng cƣờng hơn nữa công tác đào tạo cán bộ quản lý TTBYT, dần gỡ bỏ cơ chế kiêm nghiệm trong quản lý TTBYT tại các bệnh viện.

4.3.2. Đối với sở y tế tỉnh Quảng Ninh

- Cần xây dựng đề án về đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất, TTBHY của các bệnh viện các cấp, trình Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh phê duyệt để các bệnh viện có cơ sở triển khai thực hiện và huy động các nguồn lực đầu tƣ.

- Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra về TTBYT.

- Trong chƣơng trình bồi dƣỡng, đào tạo cán bộ y tế hàng năm nên dành một lƣợng thời gian nhất định để bồi dƣỡng kỹ năng sử dụng TTBYT cho cán bộ tại các trung tâm y tế nói chung và ở bệnh viện Đa khoa Bãi Cháy nói riêng

- Thƣờng xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, trao đổi kinh nghiệm về công tác quản lý TTBYT.

- Cung cấp tài liệu kỹ thuật mới về TTBYT.

4.3.3. Đối với Bệnh viện Bãi Cháy

- Quy trình hoá một số biện pháp quản lý TTBYT đối với Ban giám đốc, cán bộ quản lý của bệnh viện.

- Trong xây dựng cơ bản cũng nhƣ tra mua sắm TTBYT không nên đầu tƣ dàn trải, cần đầu tƣ có trọng tâm và ƣu tiên những TTBYT cần thiết nhất.

- Tổ chức nghiên cứu thực hiện và từng bƣớc thực hiện các giải pháp tăng cƣờng công tác quản lý TTBYT tại bệnh viện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Đẩy mạnh công tác xã hội hoá trong quản lý TTBYT, huy động tối đa kinh phí từ các nguồn khác nhau trong xã hội để tiếp tục hoàn thiện hệ thống TTBYT, đáp ứng nhu cầu sử dụng của y bác sĩ và ngƣời bệnh

- Thực hiện đúng quy trình quản lý TTBYT, đặc biệt là công tác sử dụng cần ghi đầy đủ các thông tin theo yêu cầu.

- Cần quan tâm hơn nữa đến việc tuyển dụng cán bộ có chuyên môn, trình độ phù hợp vào bộ phận quản lý TTBYT.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN

1.Trang thiết bị y tế (TTBYT) là một loại hàng hóa đặc biệt, chủng loại đa dạng, luôn đƣợc cập nhật ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ mới, thế hệ công nghệ luôn thay đổi. TTBYT là một trong ba yếu tố quan trọng: Thuốc - Thầy thuốc - TTBYT, hỗ trợ tích cực cho ngƣời thầy thuốc trong công tác phòng bệnh và khám chữa bệnh. Do đó nâng cao trình độ sử dụng TTBYT là một yêu cầu quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng TTBYT tại các cơ sở y tế trong cả nƣớc, từ đó góp phần bảo đảm công tác khám và chữa bệnh.

2. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về việc nâng cao hiệu quả sử dụng TTBYT tại các cơ sở y tế, bệnh viện, luận văn đã góp phần hệ thống hóa và đƣa ra các khái niệm về TTBYT, về sử dụng TTBYT, về hiệu quả và nâng cao hiệu quả sử dụng TTBYT trong BV , đƣa ra các nhân tố ảnh hƣởng đến nâng cao hiệu quả sử dụng TTBYT trong BV và các chỉ tiêu đo lƣờng hiệu quả sử dụng TTBYT trong BV. Đồng thời đã tổng kết kinh nghiêm trong và ngoài nƣớc về hiệu quả sử dụng TTBYT trong BV.

3.Về thực trạng hiệu quả sử dụng TTBYT tại bệnh viện Bãi Cháy cho thấy: Đối với Công tác đầu tƣ mua sắm trang thiết bị y tế: Bệnh viện Bãi Cháy đƣợc thực hiện theo đúng trình tự và quy định của Bộ y tế cũng nhƣ trong điều lệ thành lập Viện. Có sự tham gia của nhiều thành phần trong khâu lập kế hoạch mua sắm TTBYT cho bệnh viện. Nguồn mua sắm TTBYT của bệnh viện đã huy động đƣợc 4 nguồn chủ yếu đó là: Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; Ngân sách Nhà nƣớc; Liên doanh, liên kết; Tài trợ, viện trợ. Trong đó nguồn vốn từ Quỹ phát triển các hoạt động sự nghiệp đang dần trở thành nguồn chủ yếu.

Đặc biệt, đối với việc sử dụng trang thiết bị y tế: Thiếu TTBYT là trở ngại lớn trong việc bố trí và sử dụng giữa các khoa trong bệnh viện. Hiện có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nhiều thiết bị chƣa đƣợc ghi rõ và đầy đủ các thông tin theo quy định trong quá trình sử dụng.

Hiệu quả sử dụng TTBYT trong BV Bãi Cháy đƣợc đánh giá bằng các chỉ tiêu về mức độ sử dụng cho các mục đích so với kế hoạch đặt ra, tần suất sử dụng TTBYT, các chỉ tiêu tính toán cụ thể nhƣ sức sinh lời TTBYT, hệ số

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng trang thiết bị y tế tại bệnh viện bãi cháy tỉnh quảng ninh (Trang 97)