Các văn bản chính sách qui định về sử dụng trang thiết bị y tế

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng trang thiết bị y tế tại bệnh viện bãi cháy tỉnh quảng ninh (Trang 33)

5. Bố cục của luận văn

1.2.1.Các văn bản chính sách qui định về sử dụng trang thiết bị y tế

Chính sách quốc gia về trang thiết bị y tế giai đoạn 2002-2010 đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 130/2002/QĐ-TTg ngày 04/10/2002;

Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;

Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/05/2008 của Chính phủ Về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trƣờng;

Thông tƣ số 135/2011/TT-BTC ngày 31/12/2018 về việc hƣớng dẫn thực hiện nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/05/2008 của Chính phủ;

Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Quyết định số 831/QĐ-TTg, ngày 10/06/2010, về thành lập ban chỉ đạo về trang thiết bị Y tế;

Thông báo số 284/TB – VPCP, ngày 02/08/2013 về kết luận của phó thủ tƣớng Nguyễn Thiện Nhân tại cuộc họp ban chỉ đạo về sử dụng trang thiết bị Y tế;

Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Quyết định số 54/2014/QĐ-TTg, ngày 19/09/2014, về việc miễn thuế nhập khẩu đối với linh kiện nhập khẩu để sản xuất, lắp ráp sản phẩm trang thiết bị y tế cần đƣợc ƣu tiên nghiên cứu chế tạo.

1.2.2. Những thành tựu đã đạt được trong việc đầu tư đổi mới và nâng cao hiệu quả sử dụng trang thiết bị y tế ở các bệnh viên trong nước.

Đƣợc sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc Ngành y tế đã đầu tƣ nâng cấp TTB cho các cơ sở thuộc các lĩnh vực: Y tế dự phòng, KCB, Y dƣợc học cổ truyền, đào tạo nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

và TTBYT. Đặc biệt các Bệnh viện Đa khoa tuyến tỉnh đã triển khai ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, sử dụng nhiều phƣơng tiện hiện đại trong khám bệnh, chữa bệnh, góp phần nâng cao chất lƣợng chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Từng bƣớc đổi mới công tác quản lý sắp xếp và tổ chức lại hệ thống công ty, xí nghiệp TTBYT, các viện nghiên cứu và trƣờng đào tạo, từng bƣớc lập lại trật tự trong lĩnh vực kinh doanh, xuất nhập khẩu TTBYT. Một số nhà máy, xí nghiệp sản xuất TTBYT đã đƣợc đầu tƣ chiều sâu đổi mới công nghệ. Những TTBYT thông thƣờng, thiết bị nội thất của bệnh viện đã đƣợc nội địa hoá cả về số lƣợng và chất lƣợng, đáp ứng đƣợc nhu cầu bƣớc đầu của ngành y tế trong nƣớc và đi vào xuất khẩu.

Tại các bệnh viện tuyến tỉnh, các khoa chủ yếu nhƣ: chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm sinh hoá, phòng mổ và hồi sức cấp cứu đã đƣợc trang bị một số thiết bị cơ bản: máy X quang cao tần tăng sáng truyền hình, máy siêu âm, máy nội soi, máy xét nghiệm hoá sinh nhiều chỉ số, máy huyết học, máy gây mê, máy thở, máy sốc tim, máy theo dõi bệnh nhân v.v...[3]

Tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng đều đƣợc trang bị đủ trang thiết bị để sàng lọc phát hiện bệnh nhân bị nhiễm HIV, viêm gan, một số yêu cầu đặc biệt quan trọng trong công tác truyền máu an toàn [2].

Trong những năm qua chất lƣợng dịch vụ khám, chữa bệnh ngày càng đƣợc nâng cao; chính sách bảo hiểm y tế, khám chữa bệnh đã đƣợc thực hiện tốt hơn. Mức độ thụ hƣởng các dịch vụ y tế của ngƣời dân tăng lên rõ rệt. Nhân dân ở hầu hết các vùng, miền đã đƣợc tiếp cận với các dịch vụ y tế cơ bản; góp phần cải thiện đáng kể các chỉ số sức khoẻ của cộng đồng. Nghiên cứu về trang thiết bị y tế giai đoạn 2010-2014 tập trung chủ yếu làm chủ công nghệ cao trong chẩn đoán, điều trị trang thiết bị thiết yếu, thiết bị vật liệu thay thế phù hợp với trình độ công nghệ hiện tại [10].

Ngành Y tế Việt Nam đang tiến tới hội nhập ASEAN, khu vực và Quốc tế trong lĩnh vực TTBYT với mục tiêu hòa hợp các quy định quản lý

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

TTBYT, tạo thuận lợi cho việc tiếp cận công nghệ mới ở tất cả các khu vực trên thế giới. Trong những năm vừa qua, ngành Y tế đạt rất nhiều thành tựu trong lĩnh vực đầu tƣ cũng nhƣ quản lý về nhập khẩu, lƣu hành TTBYT. Những TTBYT thông thƣờng của ngành Y tế đã đƣợc nội địa hóa cả về số lƣợng và chất lƣợng, đáp ứng đƣợc một phần yêu cầu hoạt động của ngành y tế trong nƣớc và bƣớc đầu đi vào xuất khẩu, các hãng sản xuất TTBYT nổi tiếng trên thế giới đã đầu tƣ vào Việt Nam.

1.2.3. Những hạn chế trong sử dụng trang thiết bị y tế ở việt Nam

* Những rào cản trong nhập khẩu TTBYT

Việc đƣa ra những quy định nhập khẩu trang thiết bị y tế nhằm mục đích đảm bảo các thiết bị y tế trên thị trƣờng đạt chất lƣợng, an toàn cho cộng đồng. Đồng thời tạo ra sự thuận lợi cho đơn vị kinh doanh và quản lý. Song trên thực tế trong quá trình triển khai các quy định có nhiều vƣớng mắc.

Đặc thù của cửa khẩu là chuyên xử lý những hàng hóa nhập khẩu tƣơng đối mới, trị giá rất cao và thời gian lƣu kho (để thẩm định) không thể kéo dài nhất là những TTBYT chuyển phát nhanh. Trong khi đó, những quy trình kiểm tra cứ thay đổi (theo các thông tƣ hƣớng dẫn thực hiện). Quy định này chƣa hết hiệu lực đã có quy định khác thay thế. Dẫn đến nhân viên hải quan gặp nhiều rắc rối khi thẩm định thiết bị y tế đó nằm trong danh mục không phải xin cấp giấy phép nhập khẩu hay không? Do vậy, đòi hỏi phải có Nghị định về việc nhập khẩu TTBYT mang tính pháp lý, cụ thể cao hơn để các nhân viên căn cứ vào đó thực hiện [5].

Bên cạnh đó, nhiều mặt hàng TTBYT chƣa có mã vạch để tính thuế, do vậy nhân viên hải quan không biết cách áp giá cho từng thiết bị nhƣ thế nào? Hơn nữa, TTBYT thay đổi liên tục theo công nghệ và nhu cầu, việc xác định đó là thiết bị mới hay cũ vô cùng khó khăn. Mà việc xác định đó lại liên quan đến việc thiết bị đó có phải xin giấy cấp phép hay không? Những trƣờng hợp nhƣ vậy hải quan không còn cách nào khác là buộc các doanh nghiệp phải liên hệ với Vụ Trang thiết bị và Công trình Y tế (TTB và CTYT) xác minh [2].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Mặc dù doanh nghiệp mua về với mục đích dùng trong y tế và có ghi rõ trong hồ sơ thiết bị, nhƣng đơn vị hải quan vẫn yêu cầu giải trình qua nhiều bƣớc để xác minh đƣợc những thiết bị đó dùng trong y tế (những thiết bị này nếu dùng ngoài y tế, mức thuế thƣờng rất cao). Điều này gây khó khăn trong việc hợp tác với công ty nƣớc ngoài. Đối tác sẽ nhận định nhập khẩu TTBYT vào Việt Nam gặp nhiều trở ngại, rắc rối và nguy cơ cắt nguồn hàng rất cao. Trong khi về vấn đề bảo dƣỡng kỹ thuật, các doanh nghiệp phải “gồng mình” bảo hành trong một năm hay hai năm cho các thiết bị, nên nếu bị ngƣng cung cấp các thiết bị hỗ trợ sửa chữa, doanh nghiệp không biết phải giải thích nhƣ thế nào cho khách hàng. Do vậy, cả doanh nghiệp lẫn cơ quan quản lý mong muốn các các bộ ngành có những quy định rõ ràng hơn, tránh gây kéo dài thời gian trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu.

* Thiếu sự quan tâm đến vận hành, sử dụng TTBYT

Theo số liệu thống kê chƣa đầy đủ về nguồn nhân lực kỹ thuật trang thiết bị y tế tại 35 bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, 144 bệnh viện đa khoa tuyến huyện, 66 trung tâm y tế, phòng khám đa khoa thuộc 30 tỉnh/thành phố (năm 2014) thì tỷ lệ cán bộ phụ trách về vật tƣ, trang thiết bị y tế rất thấp: chỉ có 6% là kỹ sƣ; 59% là kỹ thuật viên; còn lại 35% là các cán bộ khác (kiêm nhiệm bao gồm: bác sỹ, dƣợc sĩ, y sĩ...) [3].

Báo cáo gần đây nhất về cơ cấu tổ chức và mô hình quản lý nhân lực kỹ thuật trang thiết bị y tế tại các sở y tế cũng cho thấy, bệnh viện đa khoa tỉnh và bệnh viện huyện của 47/63 tỉnh thành (tháng 6/2014) cũng chỉ ra rằng, đội ngũ cán bộ kỹ thuật về trang thiết bị y tế hầu hết là kiêm nhiệm; những đơn vị có cán bộ phụ trách kỹ thuật về trang thiết bị y tế thì trình độ chủ yếu là cao đẳng hoặc trung cấp. Nhiều cán bộ đƣợc đào tạo từ các chuyên ngành kỹ thuật khác nhƣ điện, tin học… thậm chí dƣợc và y, rất ít đơn vị có cán bộ trình độ đại học hoặc trên đại học [6].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trang thiết bị y tế của Việt Nam hiện nay nhìn chung còn thiếu, chƣa đồng bộ và lạc hậu so với các nƣớc trong khu vực [6]. Hầu hết trang thiết bị y tế đang sử dụng tại các cơ sở y tế chƣa đƣợc định kỳ kiểm chuẩn, bảo dƣỡng và sửa chữa, không đủ nguồn vốn để đầu tƣ và đổi mới, nhiều địa phƣơng không có đủ kinh phí để mua vật tƣ tiêu hao. Trình độ của đội ngũ cán bộ chuyên môn y tế chƣa đủ để khai thác hết công suất trang thiết bị hiện có. Năng lực của cán bộ kỹ thuật trang thiết bị y tế chƣa đáp ứng kịp những đổi mới về kỹ thuật và công nghệ. Chất lƣợng đào tạo, bố trí sử dụng nhân lực chuyên sâu về kỹ thuật thiết bị y tế còn thấp so với yêu cầu. Nhiều bệnh viện tỉnh chƣa có phòng quản lý Vật tƣ - thiết bị y tế.

1.2.4. Bài học kinh nghiệm sử dụng trang thiết bị y tế trong bệnh viện

Một là Chú trọng phát triển nguồn nhân lực chuyên môn cao để sử (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dụng trang thiết bị y tế trong bệnh viện.

Kết hợp với các trƣờng đại học trên cả nƣớc và các trung tâm đào tạo chuyên ngành của nƣớc ngoài để đào tạo cán bộ đại học và sau đại học chuyên ngành TTBYT; Đƣa những nội dung cơ bản về quản lý, kỹ thuật – công nghệ, kỹ năng sử dụng TTBYT vào chƣơng trình đào tạo cán bộ đại học và trung học Y, Dƣợc, nâng cao chất lƣợng, mở rộng quy mô đào tạo đối với đội ngũ công nhân kỹ thuật thiết bị y tế. Ban hành chính sách phù hợp để các cơ sở y tế có điều kiện tiếp nhận cán bộ kỹ thuật đã đƣợc đào tạo nhƣ: Kỹ sƣ điện tử y sinh học, cử nhân và công nhân kỹ thuật chuyên ngành trang thiết bị y tế.

Hai là Đầu tƣ đổi mới trang thiết bị y tế phù hợp với sự tiến bộ của

khoa học công nghệ

Do mô hình dịch tễ thay đổi, nhu cầu đầu tƣ TTBYT tại Việt Nam sẽ tiếp tục tăng. Do chi phí y tế tăng nhanh trong lúc xu hƣớng bệnh lý không lây nhiễm nhƣ ung thƣ, tim mạch, bệnh lý chuyển hóa, chấn thƣơng tăng cao nên phải tập trung vào các thiết bị chẩn đoán hình ảnh, phòng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

mổ, hồi sức cấp cứu, xét nghiệm chuyên sâu (thay thế thiết bị cũ, lạc hậu). Thiết bị của các hãng của Mỹ, Nhật Bản, CHLB Đức sẽ tiếp tục chiếm phần lớn thị phần và thị trƣờng TTBYT Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trƣởng mỗi năm. Các thiết bị đƣợc đầu tƣ nhiều nhất là chẩn đoán hình ảnh (Xquang, siêu âm, MRI, CT scaner), thiết bị la bô xét nghiệm, thiết bị phòng mổ, theo dõi bệnh nhân, thiết bị khử khuẩn, nội soi, xử lý chất thải y tế…

Ba là Huy động mọi nguồn vốn để đầu tƣ đổi mới trang thiết bị y tế:

Kết hợp các nguồn vốn bao gồm nguồn ngân sách Nhà nƣớc, các dự án ODA, vốn vay ƣu đãi và thực hiện xã hội hóa trong công tác đầu tƣ trang thiết bị y tế; Thực hiện lồng ghép các chƣơng trình, dự án, các nguồn viện trợ của các tổ chức quốc tế, quốc gia và tổ chức phi chính phủ. Xây dựng cơ chế thu hồi vốn để duy trì hoạt động và tái đầu tƣ TTBYT; Ban hành quy định về kinh phí dành cho công tác kiểm chuẩn, bảo dƣỡng và sửa chữa trang thiết bị y tế hàng năm.

Xây dựng kế hoạch đầu tƣ chiều sâu, đổi mới công nghệ sản xuất TTBYT mà trong nƣớc có ƣu thế. Trƣớc hết tập trung sản xuất các thiết bị y tế thông dụng phục vụ y tế cơ sở, chƣơng trình dân số - kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe ban đầu, dụng cụ sử dụng một lần và các trang thiết bị phục vụ y tế học đƣờng và gia đình; Xây dựng quy chế nhằm tạo môi trƣờng hấp dẫn cho các doanh nghiệp, các cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ thuộc các ngành, các địa phƣơng tham gia sản xuất TTBYT. Khuyến khích dùng TTBYT sản xuất trong nƣớc, giảm dần nhập khẩu, chỉ nhập khẩu những thiết bị y tế chƣa sản xuất đƣợc trong nƣớc; Từng bƣớc xây dựng và đệ trình Nhà nƣớc xem xét ban hành các chính sách khuyến khích, ƣu đãi đối với các cơ sở sản xuất TTBYT trong nƣớc; Có chính sách ƣu tiên thích đáng trong việc cử cán bộ đi đào tạo về nghiên cứu sản xuất TTBYT.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bốn là Tăng cƣờng công tác quản lý Nhà nƣớc đối với TTBYT ở

Bệnh viện

Hoàn chỉnh và đổi mới hệ thống bộ máy quản lý nhà nƣớc về TTBYT từ Trung ƣơng đến địa phƣơng. Các cơ sở y tế có cán bộ nghiệp vụ theo dõi công tác TTBYT. Các bệnh viện thuô ̣c bô ̣ Y tế các viện Trung ƣơng, bệnh viện đa khoa tỉnh có phòng vật tƣ thiết bị y tế. Từng bƣớc nâng cao năng lực quản lý TTBYT của các cơ sở Y tế trong toàn ngành, thực hiện kiểm chuẩn định kỳ TTBYT đang sử dụng tại các cơ sở Y tế.

Năm là Tăng cƣờng công tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao

công nghệ và hợp tác quốc tế về TTBYT

Thành lập cơ sở nghiên cứu với sự tham gia của các cơ quan trực thuộc Bộ y tế, các cơ sở khoa học công nghệ, các nhà khoa học để nghiên cứu khả năng ứng dụng những TTBYT, các phƣơng pháp điều trị và chuẩn đoán mới xuất hiện trên thế giới để áp dụng có chọn lọc vào Việt Nam; Có chính sách khuyến khích các nhà khoa học, các cơ sở khoa học công nghệ trong và ngoài ngành tham gia nghiên cứu chế tạo, khai thác sử dụng và thực hiện dịch vụ kỹ thuật về TTBYT; Mở rộng hợp tác với các tập đoàn sản xuất TTBYT có uy tín trên thế giới trong việc liên hoàn sản xuất và chuyển giao công nghệ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Các câu hỏi nghiên cứu đƣợc đặt ra

1.Thực trạng hiệu quả sử dụng trang thiết bị y tế tại bệnh viện Bãi Cháy hiện nay nhƣ thế nào?

2.Những yếu tố nào ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng trang thiết bị y tế tại bệnh viện Bãi Cháy?

3. Những giải pháp nào đƣa ra nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng trang thiết bị y tế tại bệnh viện Bãi Cháy ?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Đề tài thu thập các thông tin cấp thông qua các luồng chính: các báo cáo của bệnh viện, các khoa và các phòng chuyên môn thuộc bệnh viện Bãi Cháy, các cuộc hội thảo, sách báo từ Internet.

Về thông tin sơ cấp

- Điều tra phỏng vấn: Đề tài tiến hành phỏng vấn 100 cán bộ, y bác sỹ trong viện, những ngƣời tham gia công tác quản lý, sử dụng trang thiết bị y tế tại bệnh viện Bãi Cháy bao gồm: 10 bác sỹ phòng khám chuẩn

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng trang thiết bị y tế tại bệnh viện bãi cháy tỉnh quảng ninh (Trang 33)