Một số giải pháp hoàn thiện việc áp dụng pháp luật trong hoạt động xét
xử của Tòa án ở Việt Nam hiện nay
Áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử vụ án hình sự của Tòa án nhân dân là việc làm của Tòa án, để áp dụng pháp luật vào cuộc sống thực tế, cụ thể hóa
những quy phạm pháp luật vào từng trường hợp cụ thể. Việc áp dụng pháp luật
muốn được tốt, được hoàn thiện và mang lại hiệu quả cao, thì trước tiên hệ thống các văn bản luật phải hoàn chỉnh, cụ thể và thống nhất, tiếp theo là đến chủ thể có
thẩm quyền áp dụng là Tòa án nhân dân (Hội đồng xét xử trong vụ án hình sự), cụ
thể là những người Thẩm phán và Hội thẩm. Đây là những người có tầm quan trọng
trong hoạt động áp dụng pháp luật, góp phần vào việc hoàn thiện hoạt động áp dụng
pháp luật của Tòa án vì họ là những chủ thể trực tiếp tiến hành việc cụ thể hóa quy
phạm pháp luật áp dụng vào những trường hợp cụ thể trên thực tế. Do đó để việc áp
dụng được hoàn thiện thì phải thực hiện tốt hai vấn đề trên, có như thế kết quả việc
áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử hình sự của Tòa án nhân dân mới chính xác đúng người, đúng tội.
Trước tiên, về các văn bản quy phạm pháp luật: Trong thời gian tới, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần hoàn thiện pháp luật hình sự, tố tụng hình sự: ban
hành, sữa đổi, bổ xung, giải thích và hướng dẫn áp dụng pháp luật kịp thời. Tiếp tục đổi mới hoạt động để nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật tạo ra hệ
thống pháp luật đồng bộ mang tính khả thi cao, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện, để
việc áp dụng pháp luật đạt hiệu quả cao. Đây là yêu cầu quan trọng làm cơ sở cho
việc bảo đảm áp dụng pháp luật trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự của
Tòa án. Thêm nữa công tác giải thích và hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật là
vấn đề rất quan trọng và cần thiết, đây cũng là việc làm khó khăn và phức tạp đòi
hỏi nâng cao năng lực và trí tuệ ngang tầm với thực tiễn của đời sống kinh tế xã hội
luôn có sự thay đổi theo từng ngày. Ủy ban thường vụ Quốc hội cần tăng cường giải
thích luật, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật thông
qua khảo sát, nghiên cứu tổng kết thực tiễn, đổi mới tư duy nâng cao chất lượng của các văn bản giả thích, hướng dẫn góp phần đảm bảo sự thống nhất của pháp luật và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Luôn coi trọng công tác tổng kết thực tiễn,
kiểm tra giải quyết án hình sự của cấp sơ thẩm, cần tiến hành giám đốc thẩm, tái
thẩm đối với những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp
huyện bị kháng nghị. Để đảm bảo chất lượng của hoạt động này, chủ yếu phải thông
qua công tác kiểm tra và giải thích của phòng kiểm tra giám đốc án, để từ đó rút ra
dụng pháp luật mang lại những kết quả tích cực, tạo lòng tin bền vững trong nhân dân đối với công tác xét xử của Tòa án. Và với việc tổng kết kinh nghiệm trong giải
quyết án hình sự thực chất là tổng kết việc áp dụng pháp luật trong hệ thống cơ
quan Tòa án theo những chủ đề nhất định như nêu các bản án, quyết định đúng đắn,
chính xác, có tính mẫu mực để toàn ngành học tập và những bản án, quyết định chưa chính xác, chưa thỏa đáng, còn có những sai lầm trong xem xét đánh giá
chứng cứ, trong việc chọn lựa quy phạm pháp luật để áp dụng đối với một vụ án
hình sự cụ thể để từ đó rút ra kinh nghiệm tránh gặp phải trường hợp tương tự như
vậy nữa. Đó là cách làm tốt và có hiệu quả cao đối với hoạt động áp dụng pháp luật
vì biết nhìn nhận một cách thẳng vào vấn đề, để biết sai từ đâu và từ chổ nào thì
mới đưa ra hướng giải quyết đúng đắn, triệt để. Trên cơ sở đó đưa ra những đánh
giá thực chất về sự chính xác, phù hợp thực tiễn của các quy phạm pháp luật sau khi được nhà nước ban hành, quy phạm pháp luật nào phát huy tác dụng tốt, quy phạm
nào còn mang tính chung chung, trừu tượng khó thực hiện, quy phạm nào quy định
quá cụ thể, cứng nhắc không đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống xã hội. Để từ đó
có những kiến nghị xem xét, sửa đổi, bổ xung, hủy bỏ, giải thích, hướng dẫn những
quy phạm pháp luật đó một cách rõ ràng chi tiết hơn nhằm nâng cao tính khả thi của các văn bản pháp luật trong quá trình áp dụng.
Những quy định trong BLTTHS năm 2003 nên rõ ràng và cụ thể hơn, có
sự phân định rành mạch về thẩm quyền và trách nhiệm của cáccơ quan tiến hành tố
tụng. Cần phải làm rõ quy định về trách nhiệm chứng minh tội phạm tại Điều 10
BLTTHS, trách nhiệm chứng minh tội phạm chỉ nên là của cơ quan điều tra và cơ
quan giữ quyền công tố là Viện kiểm sát, không nên quy định là Tòa án có trách
nhiệm chứng minh tội phạm. Tòa án chỉ có chức năng là xét xử để xác định sự thật
khách quan, chỉ nên là trọng tài trong phiên tòa, mọi vấn đề về việc buộc tội và gỡ
tội đều là nhiệm vụ của Viện kiểm sát và Luật sư bào chữa trong vụ án, nếu quy định Tòa án có thêm trách nhiệm là chứng minh tội phạm thì có thể nói là có sự “lấn
sân”, Tòa án làm luôn nhiệm vụ của Kiểm sát viên tại tòa, việc xét hỏi bị cáo không
nhằm làm sáng tỏ sự việc mà luôn thiên về hướng buộc tội đối với bị cáo, vì trong
lúc này Tòa án (Hội đồng xét xử) quên đi chức năng xét xử của mình là để tìm ra sự
thật, tuyên phạt đúng người, chỉ giữ vị chí là trọng tài lắng nghe ý kiến của các bên
và những chứng cứ của vụ án để đưa ra phán quyết. Luật quy định như vậy thì khi
xét xử một vụ án tại phiên tòa có đến hai cơ quan buộc tội một là Viện kiểm sát và cơ quan thứ hai là Tòa án, điều này không hợp lý trong khi hai chủ thể có thẩm
quyền, hai chủ thể đại diện cho nhà nước tham gia vào hoạt động xét xử lại cùng
trong hoạt động xét xử của Tòa án, nhất là trong hoạt động áp dụng pháp luật. Đó là quy định tại Điều 10 BLTTHS cần phải làm rõ hơn, còn về quy định tại Điều 180 BLTTHS năm 2003 quy định vấn đề tạm đình chỉ vụ án trong giai đoạn chuẩn bị
xét xử. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử căn cứ để đình chỉ sẽ không giống với giai đoạn điều tra, nếu điều luật dẫn chiếu việc tạm đình chỉ trong giai đoạn xét xử mà
áp dụng quy định về tạm đình chỉ vụ án trong giai đoạn điều tra, tại Điều 160 BLTTHS năm 2003 là một điều hoàn toàn không hợp lý. Vì có những căn cứ để tiến
hành việc tạm đình chỉ đối với vụ án chỉ xuất hiện trong giai đoạn điều tra, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử làm gì có những căn cứ đó mà tiến hành tạm đình chỉ theo
điều luật đã dẫn chiếu, như căn cứ chưa xác định được bị can quy định tại Điều 160 BLTTHS năm 2003. Đến giai đoạn chuẩn bị xét xử thì bị can đã được xác định rõ
ràng, mọi vấn đề chứng cứ của vụ án đã được xác định và chỉ chờ ngày mở phiên
tòa xét xử (trừ trường hợp rút yêu cầu khởi tố, rút quyết định truy tố của Viện kiểm sát). Trường hợp chưa xác định được bị can thì sẽ không có quyết định truy tố của
Viện kiểm sát, nếu như vậy thì giai đoạn chuẩn bị xét xử cũng đâu xuất hiện mà tiến
hành việc tạm đình chỉ như luật đã dẫn chiếu. Căn cứ chưa xác định được bị can chỉ
xuất hiện trong giai đoạn điếu tra nên điều luật quy định như vậy là không hợp lý, đó là sự bất cập từ điều luật cần có sự sửa đổi để được phù hợp nên sửa đổi theo hướng là quy định các căn cứ để đình chỉ vụ án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử riêng, không nên có quy định dẫn chiếu vì có trường hợp sự những căn cứ ở hai giai đoạn khác nhau sẽ không giống nhau và điều đó sẽ giúp cho việc áp dụng được dễ
dàng, thuận lợi. Trên đây là những đề xuất để góp phần hoàn thiện hệ thống pháp
luật tố tụng hình sự, giúp cho hoạt động áp dụng pháp luật của Hội đồng xét xử
trong quá trình giải quyết vụ án được hiệu quả, việc áp dụng các quy định của pháp được dễ dàng các bản án, quyết định mà Tòa án đưa ra áp dụng đúng người, đúng
tội, đúng pháp luật góp phần tích cực vào việc ngăn ngừa tình hình tội phạm.
Ngoài ra để hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu quả của việc áp
dụng pháp luật hình sự trong xét xử thì với vấn đề thỉnh thị án hay sự chỉ đạo án của
tòa cấp trên đối với tòa cấp dưới nên bãi bỏ, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tiêu
cực và làm ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động áp dụng pháp luật. Vì khi có vụ
án xảy ra trên thực tế việc giải quyết rất phức tạp, nhiều vụ án khi xét xử phải hoãn
hay tạm đình chỉ để điều tra bổ xung thêm chứng cứ, hoặc trong quá trình xét xử lại
xuất hiện đồng phạm, các tình tiết của vụ án không phải đơn giản. Những người được Tòa án phân công trực tiếp xét xử vụ án phải nghiên cứu hồ sơ vụ án trong
một thời gian dài, và rất khó khăn trong quá trình xét xử mới đưa ra kết quả chính xác đúng người, đúng tội, nhưng không phải như vậy là bản án kết luận tội hoàn
toàn đúng cúng có trường hợp oan, sai xảy ra nên án bị kháng cáo, kháng nghị vẫn
còn tồn tại. Trong khi đó nếu có sự chỉ đạo án hay thỉnh thị án từ cấp trên thì tòa
cấp trên chỉ nghe qua báo cáo, chưa nắm hết tình tiết vụ án mà lại có sự chỉ đạo đối
với vụ án rất chi tiết và cụ thể điều đó là không đúng bản án tuyên đối với người
phạm tội không khách quan, mất đi tính dân chủ và sự công bằng vi phạm nghiêm
trọng nguyên tắc của tố tụng hình sự “khi xét xử Tòa án độc lập và chỉ tuân theo
pháp luật”. Nhưng ở đây lại bị ảnh hưởng từ tòa cấp trên và chịu sự chỉ đạo về cách
ra bản án rất cụ thể và chi tiết đối với vụ án, làm mất đi khả năng tư duy của người
Thẩm phán không dựa vào bản lĩnh và kiến thức của mình để đưa ra phán quyết
cuối cùng, mà quá ỷ lại vào sự chỉ đạo của cấp trên. Nếu chế độ thỉnh thị án vẫn còn
tồn tại thì Tòa án sẽ mất dần đi biểu tượng là công lý, là nơi đem lại những phán
quyết công bằng cho xã hội. Vì thế vấn đề này cần được xem xét và điều chỉnh lại
cho hợp lý để kết quả khi xét xử đối với vụ án là “công bằng, công chính”, đúng quy định của pháp luật. Sự chỉ đạo án, thỉnh thị án từ tòa cấp trên chỉ có hiệu quả
khi việc làm đó mang thính tích cực là chỉ đạo, hướng dẫn đễ tòa cấp dưới giải
quyết án một cách nhanh chóng, mang lại hiệu quả cao nhất thiết không được chỉ đạo một cách cụ thể đối với vụ án như là điểm, khoản, điều luật cần áp dụng. Điều
này làm cho phiên tòa diễn ra chỉ còn là hình thức, ảnh hưởng nhiều đến tâm lý của
những người trong vụ án dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là nhân dân không còn tin
tưởng vào pháp luật.
Thứ hai, về các chủ thể có thẩm quyền (Thẩm phán, Hội thẩm): Thẩm phán đào tạo đội ngũ Thẩm phán chuyên nghiệp, có phẩm chất chính trị và đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh vì đây chính là lực lượng chủ yếu của hoạt động áp
dụng pháp luật. Thẩm phán có vai trò quan trọng trong Hội đồng xét xử, là người
gữi vị trí trung tâm, là người điều khiển mọi diễn biến của phiên tòa nên mọi yêu
cầu đặt ra đối với Thẩm phán là rất cần thiết. Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ
phải là người tốt nghiệp cử nhân luật và phải công tác trong ngành Tòa án năm năm
trở lên, ngoài ra còn một số tiêu chuẩn khác nữa nhưng cơ bản là phải tốt nghiệp cử
nhân luật và công tác năm năm trong ngành Tòa án thì mới được xét, đề cử làm
Thẩm phán. Ngoài trình độ chuyên môn về kiến thức pháp luật, còn đòi hỏi Thẩm
phán phải có kinh nghiệm thực tiễn, có như vậy thì Thẩm phán mới có thể giải
quyết mọi tình huống tại phiên tòa một cách khách quan và chuyên nghiệp. Chính vì điều đó nên bỏ đi hình thức xét tuyển Thẩm phán mà thay vào đó là hình thức thi
tuyển, để mọi người muốn làm Thẩm phán phải cố gắng hết sức bằng chính khả năng và năng lực thật sự qua kì thi tuyển mới được chọn làm Thẩm phán, không đơn giản là công tác trong ngành Tòa án năm năm và đáp ứng một số yêu cầu phụ
nữa thì được xét tuyển làm Thẩm phán như vậy quá đơn giản làm cho người ta sẽ
mất đi tính phấn đấu trong công việc, Thẩm phán sẽ được xét tuyển nhiều nhưng
chất lượng thật sự thì phải đặt câu hỏi là “có chất lượng thật không” đó là vấn đề
quan trọng. Vì Thẩm phán là người đại diện cho Tòa án làm công tác xét xử và
cùng Hội đồng xét xử đưa ra phán quyết đối với một người là có tội hay vô tội nên
việc đào tạo Thẩm phán là rất quan trọng. Do đó để đào tạo đội ngủ Thẩm phán có
chất lượng, ngoài những quy định cơ bản do luật định thì để làm được Thẩm phán
phải qua thi tuyển để có sự lựa chọn cẩn thận tìm ra người thật sự có tài, có khả năng để làm đại diên cho Tòa án trong hoạt động áp dụng pháp luật. Ngoài ra cũng nên chú ý đến việc quy định về nhiệm kì của Thẩm phán “Nhiệm kì của Thẩm phán là năm năm, kể từ ngày được bổ nhiệm” (Điều 24 Pháp lệnh về Thẩm phán và Hội
thẩm Tòa án nhân dân năm 2002), vì nhiệm kì năm năm không phải là một khoảng
thời gian dài để họ có thể yên tâm trong công tác, nên trong quá trình làm việc
những người Thẩm phán sẽ luôn tạo ra cho bản thân một “hành lang an toàn” để có
thể đảm bảo cho nhiệm kì sao mình tiếp tục được bổ nhiệm. Điều đó làm cho Thẩm
phán khi làm việc luôn có sự chi phối hiệu quả làm việc không cao, làm việc không
hết mình. Trong khi đó Thẩm phán lại là người quan trọng trong hoạt động áp dụng
pháp luật, là người đại diện cho Tòa án làm công tác xét xử, khi xét xử bi chi phối như vậy thì kết quả của bản án, quyết định đưa ra sẽ không khách quan, có thể không đúng người, đúng tội. Chính vì điêu đó, nên bổ nhiệm Thẩm phán với nhiệm
kì là xuốt đời để họ được yên tâm công tác, cống hiến hết khả năng vào hoạt động
xét xử của Tòa án. Đảm bảo chất lượng của những bản án đưa ra là đúng người, đúng tội, nâng cao hơn nữa chất lượng của việc áp dụng páp luật trong hoạt động
xét xử vụ án hình sự.
Đào tạo đội ngũ Hội thẩm nhân dân để nâng cao năng lực của họ trong
hoạt động xét xử của Tòa án. Trước tiên về chế độ bầu Hội thẩm nhân dân phải tuyệt đối tuân theo những tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật tổ chức Tòa