Tình hình việc áp dụng pháp luật hình sự trong hoạt động xét xử của

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử vụ án hình sự của tòa án nhân dân việt nam hiện nay (Trang 32 - 42)

của Tòa án hiện nay

Hiện nay trong công cuộc cải cách tư pháp theo tinh thần nghị quyết số 08- NQ/TW ngày 2/1/2002 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng về “ Một số nhiệm vụ

trọng tâm công tác cải cách tư pháp trong thời gian tới ”, và nghị quyết số 49 - NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm

2020”. Thì hoạt động tư pháp đã trở thành một hoạt động hết sức quan trọng của Nhà nước ta, thể hiện vai trò mới, những đòi hỏi mới của lĩnh vực hoạt động đó.

Hoạt động tư pháp là hoạt động của các cơ quan Nhà nước nhằm duy trì và bảo vệ

công lý và trật tự pháp luật, góp phần bảo vệ các thành quả của cách mạng, bảo vệ

chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm các quyền

và lợi ích hợp pháp và chính đáng của công dân. Do đó hoạt động xét xử của Tòa án

nhân dân cũng rất được trú trọng và quan tâm, để việc xét xử đem lại kết quả đúng đắn vì Tòa án được xác định là trung tâm của hệ thống Tư pháp, nên việc áp dụng

pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án hình sự cũng là vấn đề đặc biệt được quan

tâm. Hoạt động xét xử vụ án hình sự của Tòa án mục đích cuối cùng là xác định tội danh và định khung hình phạt đối với đúng người, đúng tội, đem lại những phán

quyết công bằng cho xã hội. Trong tất cả các bản Hiến pháp đều quy định “Tòa án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền xét xử”, do là duy nhất nên mọi hoạt động cần

có sự chính xác, khách quan mới tạo được lòng tin của nhân dân đối với pháp luật,

tin vào công lý.

Áp dụng pháp luật trong hoạt động giải quyết án hình sự là hoạt động thường xuyên của Tòa án nhân dân trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ

của mình do Hiến pháp quy định. Áp dụng pháp luật trong hoạt động giải quyết án

hình sự của Tòa án mang những đặc điểm chung của việc áp dụng pháp luật, bên

cạnh đó cũng có những đặc điểm riêng9

9

Xem lại phần 1.1.2.2 trang 13 chương 1 của luận văn.

. Quy trình áp dụng pháp luật khi giải quyết

dung là BLHS. Việc áp dụng pháp luật của Tòa án luôn là mối quan tâm của xã hội, đặc biệt khi chúng ta đang tiến hành cải cách tư pháp nhằm thực hiện tốt công cuộc đổi mới, xây dựng nhà nước pháp quyền. Do tính chất quan trọng nên hoạt động áp

dụng pháp luật trong những năm vừa qua mang lại những kết quả như sau:

Thành Tựu

Thực tế việc xét xử các vụ án hình sự ở các cấp đã có những tiến bộ nhất định, điều này thể hiện ở chổ mặc dù số lượng án hình sự phải thụ lý giải quyết

không giảm nhưng tốc độ giải quyết tại cấp sơ thẩm đã nhanh chóng hơn, lượng án

tồn động ngày càng giảm. Đặc biệt chất lượng xét xử từng bước được nâng cao, số lượng án bị kháng cáo, kháng nghị có chiều hướng thuyên giảm so với thời gian trước. Số lượng án bị xét xử phúc thẩm theo hướng không chấp nhận kháng cáo,

kháng nghị hoặc giải quyết khác với yêu cầu của kháng cáo, kháng nghị chiếm tỷ lệ cao hơn so với số lượng án bị sửa, bị hủy theo yêu cầu của kháng cáo, kháng nghị. Điều đó được thể hiện cụ thể qua những số liệu thực tế mà ngành Tòa án các tỉnh đã đạt được trong những năm qua, cụ thể như sau:

Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai: Năm 2011, toàn ngành Tòa án nhân dân

tỉnh Đồng Nai đã thụ lý 13.316 vụ án các loại và đã giải quyết 12.592 vụ, đạt tỷ lệ

94,56%. So với cùng kỳ năm 2010, thụ lý tăng 1928 vụ và giải quyết tăng 2.274 vụ (năm 2010 thụ lý 11388 vụ, giải quyết 10.318 vụ). Riêng Toà án nhân dân cấp tỉnh

thụ lý 1.613 vụ án các loại và đã giải quyết 1.435vụ, đạt tỷ lệ 88,96%. So với cùng

kỳ năm 2010, thụ lý tăng 333 vụ, giải quyết tăng 292 vụ. Trong đó án sơ thẩm thụ lý 651 vụ, giải quyết 575 vụ; phúc thẩm thụ lý 936 vụ, giải quyết 836 vụ, giám đốc thẩm thụ lý 26 vụ, giải quyết 24 vu10

Tòa án nhân dân huyện Thuận An: Trong 5 năm qua, đơn vị đã thụ lý

4.664 vụ án các loại, giải quyết 4.398 vụ, đạt tỷ lệ 94,2%. Cụ thể trong năm 2009

giải quyết 1.299/1340 vụ đạt tỷ lệ 97%. Về chất lượng xét xử cũng đạt hiệu quả rất

cao, trong tổng vụ việc đã giải quyết có 458 vụ có kháng cáo, 07 vụ có kháng nghị,

trong số án đã xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm có 31 vụ bị sửa do sai chiếm tỷ lệ ̣. Đó là tình hình chung đối với hoạt động xét

xử của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai đạt được trong năm 2011, thông qua những

số liệu đó cho thấy trong hoạt động xét xử của tỉnh Đồng Nai đã có những bước tiến

bộ rõ rệt so với năm trước, số án thụ lý tăng nhưng kết quả giải quyết án cũng tăng

mang lại những tích cực đối với hoạt động áp dụng pháp luật của Tòa án tỉnh trong

hoạt động xét xử án.

10

Tham luận về công tác xét xử của Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nguồn: Tòa án n h ân dân tỉn h Đồng Nai,truy cập

0,7%, huỷ án 14 vụ chiếm tỷ lệ 0,3%, riêng trong năm 2009 án bị hủy 4 vụ (tỷ lệ

0,3%), án bị sửa 9 vụ (tỷ lệ 0 ,69%). Trong Trong 05 năm, đơn vị đã giải quyết

895/954 vụ án tăng thẩm quyền các loại, đạt tỷ lệ 93,8%, trong đó án hình sự giải

quyết 358/377 vụ, dân sự (chung) 537/577 vụ. Chất lượng xét xử được bảo đảm,

không bỏ lọt tội phạm, không xét xử oan sai. Trong số án đã giải quyết có 103 vụ có

kháng cáo, 02 vụ có kháng nghị, số án đã có kết quả phúc thẩm, giám đốc thẩm án

có 01 vụ bị hủy do sai (chiếm tỷ lệ 0,1%), 05 vụ bị sửa do sai (chiếm tỷ lệ 0,55%). Đặc biệt với công tác xét xử án hình sự, các vụ án được đưa ra xét xử kịp thời, tuyệt đối không để án quá hạn luật định, Hội đồng xét xử đã nêu cao tinh thần trách

nhiệm, thận trọng xem xét, áp dụng pháp luật đúng đắn trong từng vụ án cụ thể để

quyết định hình phạt chính xác, nghiêm minh. Vì vậy mà các bản án đãtuyên được dư luận đồng tình ủng hộ, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, đồng thời mang tính răn đe giáo dục và phòng ngừa chung. Tòa án nhân dân huyện Thuận An đã tổ chức được 92 phiên tòa lưu động xét xử các bị cáo phạm tội trộm cắp tài sản, tổ chức vận

chuyển, mua bán, sử dụng trái phép chất ma túy, cố ý gây thương tích, chống người

thi hành công vụ ... Những vụ án điểm, nghiêm trọng đều được đưa ra xét xử nhanh

chóng, kịp thời, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ chính trị tại địa phương11

Tòa án nhân dân Thị xã Tân Châu : Theo báo cáo , năm 2011 Tòa án thị

xã Tân Châu giải quyết được 535 vụ án các loại trong tổng số 565 vụ đã thụ lý, đạt

94,69%. So cùng kỳ năm 2010, án thụ lý tăng 64 vụ, án giải quyết tăng 131 vụ. Đáng chú ý là tỷ lệ các bản án, quyết định bị huỷ, sửa do nguyên nhân chủ quan đều

giảm so với cùng kỳ năm trước. Trong số các vụ án Tòa án cấp trên xét xử phúc

thẩm, có 17 vụ y án, sửa án 06 vụ, đình chỉ xét xử phúc thẩm 04 vụ, hủy 08 vụ (trong đó, có 02 vụ bị hủy do lỗi chủ quan, chiếm tỉ lệ 0,37%). So cùng kỳ năm

2010, án bị hủy do lỗi chủ quan giảm 03 vụ. Trong đó, Hội thẩm nhân dân trực tiếp

tham gia xét xử 328 vụ. Ngoài ra, Tòa án thị xã Tân Châu còn chủ động phối hợp

chặt chẽ với các cơ quan tiến hành tố tụng, chính quyền địa phương, đã đưa ra xét xử lưu động 13 vụ án hình sự trọng điểm tại các địa bàn nơi xảy ra tội phạm, góp

phần tuyên truyền pháp luật trong nhân dân. Hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân

thị xã Tân Châu từng bước được thực hiện theo đúng yêu cầu tinh thần cải cách tư

pháp, dân chủ, khách quan, đảm bảo nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa.

.

11

Tổ chức tốt các phong trào thi đua nhằm nâng cao chất lượng công tác xét xử Tòa án nhân dân huyện

Thuận An tỉnh Bình Dương.

Việc xét xử án hình sự đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không xử oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm12

Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh: Năm 2011 Toàn ngành đã thụ

lý 47.559 vụ án các loại, đã giải quyết 40.569 vụ, đạt tỷ lệ 85,30%; so với cùng kỳ

thụ lý tăng 1.916 vụ, tỷ lệ tăng 9,4%, giải quyết tăng 3.124 vụ, tỷ lệ tăng 14,2%. Trong đó tại cấp thành phố thụ lý 6.530 vụ, giải quyết 6.179 vụ, so với cùng kỳ thụ lý tăng 377 vụ, tỷ lệ tăng 5,7%, giải quyết tăng 380 vụ, tỷ lệ tăng 6,2%. Tại cấp

huyện thụ lý 41.29 vụ, giải quyết 34.390 vụ, so với cùng kỳ thụ lý tăng 1539 vụ, tỷ

lệ tăng 3,7%; giải quyết tăng 2.744 vụ, tỷ lệ tăng 8%. Trong năm đã đưa ra xét xử

kịp thời và nghiêm minh những vụ án hình sự đặc biệt nghiêm trọng xâm hại đến an

ninh quốc gia như vụ Phạm Minh Hoàng phạm tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính

quyền”; các vụ án được dư luận quan tâm như vụ Nguyễn Trọng Nhân và đồng

phạm về tội “giết người”, “cướp tài sản”, người bị hại là Phó Bí thư quận ủy quận

Phú Nhuận; vụ Ngô Quang Chướng và đồng phạm về tội “Giết người” – đây là vụ

án thuê giết đối thủ trong hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó toàn ngành đã đưa ra

xét xử lưu động 263 vụ án hình sự trên các địa bàn nơi xảy ra vụ án để giáo dục

pháp luật và răn đe tội phạm

.

13

Qua những số liệu thực tế có được từ việc xét xử của Tòa án ở những địa phương khác nhau, trong hoạt động xét xử nói chung và hoạt động xét xử vụ án

hình sự nói riêng đều có những bước tiến bộ rõ rệt đạt được thành tích cao trong

hoạt động áp dụng pháp luật. Bản án, quyết định đưa ra đúng người, đúng tội, tốc độ giải quyết án nhanh và đúng theo quy định của pháp luật, lượng án phúc thẩm

tuy vẫn còn cao nhưng việc xét xử giải quyết được nhanh chóng hạn chế việc xét xử

oan, sai, những bản án phúc thẩm bi hủy, bị sủa đã giảm đáng kể, góp phấn tích cực

vào việc đảm bảo trật tự án toàn xã hội. Nhìn chung kết quả đạt được là do trong

. Trong năm 2011 ngành Tòa án nhân dân thành phố

Hồ Chí Minh đã đẩy mạnh công tác xét xử, nâng cao chất lượng giải quyết án nhằm đảm bảo các chỉ tiêu công tác theo quy định của ngành. Với tình hình thụ lý và giải

quyết năm sau luôn tăng cao so với năm trước, nhưng với tinh thần quyết tâm,

ngành Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều giải pháp trong công

tác quản lý, chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc để hoàn thành nhiệm vụ xét xử tại địa phương

nói riêng và góp phần vào thành tích chung của ngành Tòa án nhân dân nói chung.

12

Tòa án nhân dân thị xã Tân Châu (An Giang): tổng kết công tác Hội thẩm năm 2011 và triển khai nhiệm

vụ công tác năm 2012, người viết Duy Bình.

cập nhật ngày 24/02/2012, truy cập ngày 20/4/2012.

13

Tham luận về một số kiến nghị nhằm nâng cao năng lực ngành Tòa án nhân dân nói chung và ngành Tòa

án nhân dân thành phố hồ chí minh nói riêng.

những năm gần đây hoạt động áp dụng pháp luật của Tòa án đã có nhiều tiến bộ, các quy định về trình tự, thủ tục tố tụng cũng như các nguyên tắc tố tụng được các cơ quan tiến hành tố tụng nhất là Tòa án các cấp thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, chặt

chẽ. Nên đã mang lại nhiều kết quả khả quan, những kết quả tích cực đó đã góp phần không nhỏ vào việc tăng cường pháp chế, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp

pháp của Nhà nước của xã hội và công dân.

Từ thực tiễn trên cho thấy hoạt động áp dụng pháp luật của Tòa án nhân

dân khi xét xử vụ án hình sự có nhiều bước tiến bộ rõ rệt, góp phần quan trọng vào

việc thực hiện cải cách tư pháp mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Những bản án,

quyết định của Tòa án luôn được áp dụng và thực hiện đúng, tuyên đối với đúng người, đúng tội đem lại hiệu quả cao cho công tác xét xử của Tòa án nhân dân. Thể

hiện được bản chất, vai trò của Tòa án là nơi thực thi công lý, là biểu tượng của

công lý, xứng đáng là chổ dựa và niềm tin mà nhân dân đặt vào đó. Đúng với câu

nói chỉ có 8 chữ mà Bác Hồ đã nói về Tòa án, và nhiệm vụ là Tòa án phải làm được

những gì trong 8 chữ đó đã nói là “Phụng công, Thủ pháp, Chí công Vô tư”. Câu nói của Bác có nghĩa là trong quá trình làm việc của cơ quan nhà nước nói chung,

hệ thống Tòa án nói riêng đều làm việc gì mục đích công, phục vụ cho dân, lấy lợi

ích của nhân dân làm đầu, Mọi việc khi làm, khi tiến hành phải tuyệt đối tuân thủ

theo những quy định của pháp luật, làm đúng thẩm quyền trách nhiệm, công bằng, vô tư để đem lại niềm tin cho nhân dân vào hệ thống pháp luật, vào cơ quan nhà nước và nhất là với hệ thống Tòa án. Tuy chỉ là 8 chữ ngắn gọn và xúc tích nhưng

hàm chứa một ý nghĩa lớn, đòi hỏi mọi người công tác trong ngành Tòa án đặc biệt đối với những người làm công tác xét xử (Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân), phải làm được những điều mà Bác Hồ đã dạy, có như vậy thì những phán quyết của Tòa án đưa ra mới đem lại sự tâm phục khẩu phục cho tất cả mọi người, có được sự

chính xác, khách quan. Qua những điều đạt được trong công tác xét xử của Tòa án, đã góp phần đem lại nhiều kết quả tích cực trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, tình hình tội phạm được đẩy lùi, pháp luật hình sự được tuyên truyền, phổ

biến rộng rãi có tác dụng rất lớn trong việc răn đe, giáo dục quần chúng nhân dân

giúp họ có nhận thức đúng đắn về hành vi của mình, để từ đó có những hành động đúng không vi phạm pháp luật hình sự. Đảm bảo xã hội phát triển ổn định, nhân dân

có cuộc sống lành mạnh.

Hạn chế

Bên cạnh những điều đạt được thì vẫn tồn tại nhiều hạn chế và vướng mắc,

Thứ nhất: Mặc dù có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực về chất lượng của hoạt động áp dụng pháp luật khi xét xử, nhưng thực tế tỷ lệ bản án, quyết định bị kháng cáo, kháng nghị vẫn còn tương đối cao. Năm 2011 (tính từ ngày 01- 10-2010 đến ngày 30-9-2011), Tòa hình sự Tòa án nhân dân tối cao tiếp nhận 3.038 đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm cộng với 778 đơn từ năm 2010 chuyển sang, tổng

cộng là 3.816 đơn. Qua phân loại, xử lý và giải quyết, cụ thể gồm (Đơn có nội dung

khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa hình sự là 1.668 đơn. Đơn có n ội dung

trùng với đơn đã giải quyết là 1.929 đơn. Đơn có n ội dung không thuộc thẩm quyền giải

quyết, phải chuyển cho các cơ quan, đơn vị khác giải quyết theo thẩm quyền là 219 đơn).

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử vụ án hình sự của tòa án nhân dân việt nam hiện nay (Trang 32 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)