Tính độc lập

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử vụ án hình sự của tòa án nhân dân việt nam hiện nay (Trang 29 - 32)

Yêu cầu về tính độc lập của hoạt động áp dụng pháp luật được thể hiện

trong nguyên tắc của Tố tụng hình sự, đây là nguyên tắc quy định tại Điều 16

BLTTHS “Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập chỉ tuân theo pháp luật”. Ngoài ra cũng được quy định trong Điều 130 Hiến pháp năm 1992 sửa đổi bổ sung năm 2001. Hoạt động xét xử của Tòa án là hoạt động nhân danh quyền lực nhà nước, mọi phán quyết của Tòa án ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của nhà nước,

xử là phải khách quan, toàn diện, đầy đủ, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Muốn làm được điều đó thì khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm phải độc lập và chỉ

tuân theo pháp luật.

Độc lập ở đây là sự độc lập giữa Thẩm phán và Hội thẩm, khi xét xử Thẩm

phán và Hội thẩm nhân dân phải độc lập với nhau vì Hội thẩm là đại diện của nhân dân để tham gia vào hoạt động xét xử của Tòa án, nói lên tiếng nói nguyện vọng của

nhân dân. Khi xét xử không chỉ cần m ột Thẩm phán có kiến thức pháp luật uyên

bác mà cần có thêm Hội thẩm đứng ở gốc độ của người tham gia tố tụng để xem xét, đánh giá sự việc như về môi trường sống của bị cáo, để đưa ra những ý kiến

cho Thẩm phán tham khảo khi vào phòng nghị án, phải có sự độc lập thì Hội thẩm

mới phát huy hết vai trò của mình, không có sự ỷ lại, phụ thuộc vào Thẩm phán

trong việc đưa ra ý kiến đánh giá đối với vụ án. Trong quá trình xét xử Thẩm phán

và Hội thẩm phải tự dựa vào bản lĩnh chính trị, trình độ nghề nghiệp, kiến thức và

sự am hiểu về pháp luật để đưa ra ý kiến của riêng mình trong việc giải quyết vụ án, để từ đó đưa ra bản án áp dụng đối với bị cáo đúng đắn. Sự độc lập còn là độc lập đối với cơ quan, tổ chức khác khi xét xử chỉ tuân theo pháp luật và theo những quy định của pháp luật mà ra phán quyết cuối cùng, không chịu sự ảnh hưởng và chi

phối của bất cứ cá nhân, cơ quan hay tổ chức nào, kể cả Tòa án cấp trên mọi vấn đề

chỉ tuân theo trình tự và thủ tục do luật định. Sự độc lập trong hoạt động áp dụng

pháp luật của Tòa án là rất cần thiết, vì xét xử là hoạt động nhằm tìm ra sự thật tìm

ra tội phạm. Vì thế nếu hoạt động áp dụng pháp luật của Tòa án mà bị chi phối bị ảnh hưởng từ bên ngoài thì sự thật sẽ không được tìm ra, tội phạm không được

chứng minh.

Ví dụ: Đối với vấn đề áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử một vụ án

hình sự cụ thể của Tòa án nhân dân, tính độc lập được thể hiện rõ nét nhất trong quá

trình nghị án của Hội đồng xét xử được quy định tại Điều 222 BLTTHS năm 2003.

Khoản 1 Điều 222 quy định như sau “Chỉ Thẩm phán và Hội thẩm mới có quyền

nghị án. Các thành viên của Hội đồng xét xử phải biểu quyết tất cả các vấn đề của

vụ án bằng cách biểu quyết theo đa số từng vấn đề một. Thẩm phán biểu quyết sau cùng. Người có ý kiến thiểu số có quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản và được đưa vào hồ sơ vụ án”. Các vấn đề của vụ án đều đem ra xem xét và tất cả

thành viên Hội đồng xét xử phải đưa ra ý kiến, nhận xét một cách độc lập khách

quan dựa trên nền tảng kiến thức pháp luật, kinh nghiệm sống và sự hiểu biết của

bản thân về vụ án. Thẩm phán sẽ là người đưa ra ý kiến sau cùng để tạo sự độc lập

về suy nghĩđối với Hội thẩm, để Hội thẩm tự nêu lên quan điểm của mình và đưa ra

trình bày, có trường hợp Hội thẩm nghĩ rằng Thẩm phán luôn đúng vì đó là người được đào tạo chuyên môn có kiến thức pháp luật nên ý kiến của Thẩm phán sẽ đúng. Do đó họ sẽ không đưa ra ý kiến của bản thân, không nêu lên quan điểm đối (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

với vụ án mà cứ theo ý kiến Thẩm phán đưa ra, điều đó làm cho bản án kết tội đối

với bị cáo mất đi sự khách quan và tính độc lập của Hội đồng xét xử trong việc áp

dụng pháp luật cũng mất đi. Sau cùng tất cả những ý kiến Hội đồng xét xử đưa ra

sẽ được các thành viên biểu quyết và lấy ý kiến được nhiều người đồng ý để làm

quyết định sau cùng. Ý kiến của thành viên thiểu số mặc dù không không được đem

ra áp dụng trong bản án được tuyên nhưng vẫn được ghi nhận và đưa vào hồ sơ vụ

án. Đó là sự độc lập trong hoạt động áp dụng pháp luật của Hội đồng xét xử, độc lập

trong cách suy nghĩ nhìn nhận vấn đề, mỗi người đều có quan điểm của bản thân và được nêu ra trong quá trình nghị án, từ đó bàn bạc đưa ra quyết định sau cùng là đúng đắn và chính xác đối với người bị áp dụng bản án đó (bị cáo).

Tóm lại những yêu cầu của việc áp dụng pháp luật hình sự trong hoạt động

xét xử vừa trình bày trên là rất cần thiết, để việc áp dụng pháp luật đạt hiệu quả cao

Chương 2THỰC TRẠNG VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN VỀ

ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ HÌNH SỰ

CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử vụ án hình sự của tòa án nhân dân việt nam hiện nay (Trang 29 - 32)