Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử vụ án hình sự của tòa án nhân dân việt nam hiện nay (Trang 42 - 53)

Trong vấn đề áp dụng pháp luật đối với hoạt động xét xử vụ án hình sự của

Tòa án nhân dân, thì Hội đồng xét xử đóng vai trò trung tâm cụ thể là Thẩm phán và

Hội thẩm nhân dân những người được phân công giải quyết vụ án. Họ là những người sẽ căn cứ vào tình tiết của vụ án, vào chứng cứ đã thu thập được và qua quá

trình xét hỏi, tranh tụng tại phiên tòa cùng với những chứng cứ tại phiên tòa, sẽ đưa

ra phán quyết cuối cùng đối với bị cáo là có tội hay vô tội. Đó là chủ thể có thẩm

quyền áp dụng pháp luật đối với hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân. Một trong

những nguyên nhân dẫn đến tình hình áp dụng pháp luật như thực tế trên là cũng

xuất phát từ những chủ thể này:

Thứ nhất, đối với Thẩm phán: Thẩm phán là người có kiến thức pháp

luật, được đào tạo một cách rất chuyên nghiệp về chuyên môn và nghiệp vụ xét xử, được quy định tại khoản 1 Điều 5 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân năm 2002 “Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung

thực, có tin thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, có trình độ cử nhân

lực và được đào tạo về nghiệp vụ xét xử, có thời gian công tác thực tiễn, có năng

lực làm công tác xét xử theo quy định của pháp lệnh này, có sức khỏe đảm bảo

hoàn thành nhiệm vụ được giao thì có thể được tuyển chọn va bổ nhiệm làm Thẩm

phán”. Khi có vụ án hình sự xảy ra Tòa án thụ lý và sao đó Chánh án hoặc phó

Chánh án sẽ phân công Thẩm phán làm chủ tọa phiên tòa, hay Thẩm phán tham gia

xét xử (phiên tòa phúc thẩm) để nghiên cứu hồ sơ và tiến hành xét xử vụ án tại

phiên tòa. Do đó đòi hỏi với Thẩm phán phải là người cò kiến thức về pháp luật, có

những chứng cứ, tình tiết của vụ án từ nhiều gốc độ, có cái nhìn tổng quan về vụ

việc để đưa ra những phán quyết đúng đắn, hợp pháp, kết tội và định hình phạt đối

với một người là chính xác. Ngoài trình độ về chuyên môn nghiệp vụ thì đối với

một người Thẩm phán cần có phẩm chất đạo đức tốt như Bác hồ đã nói “có tài mà

không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó hay có tài không có đức, tham ô hủ hóa có hại cho nước. Có đức không có tài như

ông bụt ngồi trong chùa, không giúp ích gì được ai" (trích trong bài nói chuyện tại

lớp đào tạo hướng dẫn viên các trại hè cấp I ngày 12/6/1956 Hồ Chí Minh toàn tập). Do đó đối với bất cứ ai muốn làm được việc gì ngoài tài năng thì cần phải có phẩm

chất đạođức, và nhất là đối với Thẩm phán người đại diện cho Tòa án làm công tác

xét xử đem lại công bằng cho xã hội. Và theo như quy định của Hiến pháp thì Tòa án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền xét xử ở Việt Nam, do là duy nhất nên mọi

việc làm của Tòa án đều rất quan trọng, nhất là đối với những người làm công tác

trong ngành Tòa án thì tất cả mọi người điều cần có cả tài lẫn đức. Với Thẩm phán

thì lại càng quan trọng vì Thẩm phán sẽ được phân công để giải quyết án một cách

trực tiếp, và là những người áp dụng quy phạm pháp luật hình sự vào từng trường

hợp phạm tội cụ thể nên đạo đức nghề nghiệp đối với người Thẩm phán rất quan

trọng. Ngoài ra còn cần phải có sự vô tư và khách quan trong quá trình làm việc, xét

xử án không được bị ảnh hưởng từ bất cứ ai và bất cứ điều gì, lúc nào cũng căn cứ

vào pháp luật, dựa trên cơ sở những quy định của pháp luật hình sự và chính năng

lực bản thân mà ra phán quyết đối với vụ án, để bản án đó là chính xác đúng người, đúng tội, công tác áp dụng pháp luật đạt hiệu quả cao.

Nhưng trên thực tế khi làm việc hay được phân công giải quyết một vụ

án hình sự cụ thể, thì đội ngủ Thẩm phán thường bị ảnh hưởng và chi phối bởi rất

nhiều vấn đề. Do đó ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động áp dụng pháp luật, không đem

lại kết quả đúng đắn như là các Thẩm phán trẻ còn thiếu kinh nghiệm, kiến thức

pháp luật còn chưa đủ nên khi xét xử áp dụng không triệt để các quy định của

BLHS và trình tự, thủ tục BLTTHS.

Ví dụ: Vụ án chứa mại dâm và mô giới mại dâm xảy ra một thời gian dài trên địa bàn thủ đô Hà Nội19

19Đinh Văn Quế Chánh tòa hình sự - Tòa án nhân dân tối cao, “Bình luận án và một số vấn đề thực tiển áp

dụng trong Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự”, nhà xuất bản tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh,

trang 209-211.

. Đây là vụ án nói về việc chứa gái mại dâm và mô giới

bán dâm ở Hà Nội trong khoảng thời gian từ tháng 8 năm 2002, quá trình điều tra đã xác định Nguyễn Văn Phước thuê nhà tại số nhà 129 Trương Định để nuôi 4 gái mại

“Tùng Anh” do Nguyễn Thanh Tùng làm chủ và Đào Văn Việt là tiếp tân của nhà

nghỉ. Trong khoảng thời gian từ tháng 8 năm 2002 đến ngày 30/3/203 Tùng và Việt

nhiều lần cho gái bán dâm lang thang và gái do Lâm và Phước “chăn dắt” thuê phông để bán dâm, việc tổ chức chứa mại dâm cũng như mô giới mại dâm được

thực hiện một cách tinh vi, xảo huyệt với quy mô lớn có tên chuyên “chăn dắt” gái bán dâm để cung cấp cho khách khi cần. Với hành vi nghiêm trọng và nguy hiểm như trên mà tại bản án hình sự sơ thẩm số 200/HSST ngày 17/3/2004 Tòa án nhân

dân thành phố Hà Nội đã xử phạt Nguyễn Thanh Tùng và Đào Văn Việt mỗi bị cáo

42 tháng tù về tội “chứa mại dâm”, các bị cáo khác Nguyễn Văn Phước 8 năm tù và

phạt tiền hai triệu đồng về tội “mô giới mại dâm”, Nguyễn Văn Lâm 4 năm tù và

phạt tiền một triệu đồng cũng về tội như đối với bị cáo Phước. Với hành vi nguy

hiểm của Nguyễn Thanh Tùng và Đào Văn Việt là đã rất nhiều lần cho các đối tượng gái bán dâm và khách mua dâm thuê phòng để mua, bán dâm. Tùng vừa là người tổ chức, vừa là người trực tiếp thực hiện việc chứa mại dâm. Còn Việt là người được Tùng thuê để thu tiền, đưa khách lên phòng hành vi của Việt cũng là

hành vi chứa mại dâm với vai trò đồng phạm. Hành vi phạm tội của Tùng và Việt

thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 254 BLHS “phạm tội nhiều

lần”, có khung hình phạt từ 5 năm đến 15 năm tù. Tòa án cấp sơ thẩm căn cứ vào

việc Tùng và Việt thu lợi nộp tiền thu lợi bất chính để áp dụng thêm điểm b, điểm p

khoản 1 Điều 46 BLHS, rồi áp dụng Điều 47 BLHS để xử phạt Nguyễn Thanh Tùng và Đào văn Việt mỗi bị cáo 42 tháng tù (dưới mức khởi điểm của khung hình phạt)

không chỉ không đúng pháp luật mà còn quá nhẹ, không tương xứng với tính chất

và hành vi phạm tội của các bị cáo và cũng không đáp ứng được yêu cầu đấu tranh

phòng, chóng tội phạm, các quy định của BLHS cũng không được áp dụng đối với đúng người, đúng tội. Nguyên nhân là do Tòa án (Hội đồng xét xử) cụ thể là Thẩm

phán là những người biết rõ và nắm vững kiến thức pháp luật, nhưng do trong quá

trình áp dụng pháp luật đã áp dụng không đúng và có sự hiểu sai về nội dung của các điều luật, cụ thể trong vụ án trên là có sự hiểu sai về nội dung các tình tiết giảm

nhẹ. Đó là việc Nguyễn Thanh Tùng và Đào Văn Việt nộp tiền thu lợi bất chính là

nộp lại do phạm tội ma có , tiền do phạm tội mà có là vật chứng của vụ án, không

nộp lại thì cơ quan tiến hành tố tụng cũng buộc họ phải nộp để xung quỹ nhà nước.

Giả thiết Nguyễn Thanh Tùng và Đào Văn Việt có tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm b khoản 1 điều 46 BLHS đi nữa thì với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành

vi phạm tội do các bị cáo thực hiện, thì cũng không thể áp dụng điều 47 BLHS để

quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt đối với các bị cáo được. Không phải cứ có hai tình tiết giảm nhẹ trở lên là nhất thiết Tòa án phải quyết

định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt, tình tiết giảm nhẹ trách

nhiệm hình sự chỉ là một trong nhiều căn cứ để quyết hình phạt chứ không phải đó là căn cứ duy nhất.

Chính vì do có sự hiểu sai lệnh về nội dung điều luật nên các Thẩm phán

khi vận dụng để áp dụng vào thực tế đã dẫn đến những sai sót trong quá trình xét

xử, và căn cứ để định tội danh và khung hình phạt đối với bị cáo, dẫn đến tình trạng

các bản ản, quyết định mà Tòa án đưa ra vẫn còn bị kháng cáo, kháng nghị nhiều,

kết quả của việc xét xử thật sự chưa khả quan, chưa đem lại được công bằng cho

những người tham gia tố tụng, định tội danh và định khung hình phạt chưa đúng có

khi là quá nhẹ hay quá nặng như trê n đã trình bày. Theo quy định của BLTTHS

hiện hành, khi xét hỏi bị cáo Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải để bị cáo trình bày ý

kiến về bản cáo trạng và những tình tiết của vụ án. Hội đồng xét xử hỏi thêm về

những điểm mà bị cáo trình bày chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn (điều 209 BLTTHS năm 2003). Qua thực tiễn xét xử cho thấy hầu hết các phiên tòa hiện nay, chủ tọa

phiên tòa không để cho bị cáo trình bày ý kiến về bản cáo trạng và những tình tiết

của vụ án, mà chủ tọa phiên tòa đặt những câu hỏi theo diễn biến của sự việc như

nội dung bản cáo trạng đã nêu. Thực tế Thẩm phán chủ tọa phiên tòa hỏi là chính,

hỏi hết cả phần của kiểm sát viên và người bào chữa, hỏi như một điều tra viên hoặc

kiểm sát viên hỏi bị can trong giai đoạn điều tra. Trong nhiều trường hợp Thẩm

phán không chỉ hỏi mà còn giáo dục bị cáo, bình luận, nhận xét tỏ thái độ đối với

lời khai của bị cáo và những người tham gia tố tụng khác, tại các phiên tòa sơ thẩm

hầu như người ta thấy chỉ có thẩm phán nói. Chủ tọa phiên tòa không chỉ hỏi mà

còn giải thích cho bị cáo và những tham gia tố tụng về BLHS, trong khi đó lại

không giãi thích cho bị cáo và những người tham gia tố tụng về quyền và nghĩa vụ

của họ tại phiên tòa theo quy định của BLTTHS, điều đó ảnh hưởng nhiều đến bản

án kết tội tại phiên tòa nó sẽ mất đi sự khách quan.

Bên cạnh đó vấn đề “thỉnh thị án hay chỉ đạo án” cũng là một trong

những nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động áp dụng pháp luật của Thẩm phán.

Thỉnh thị án là sự chỉ đạo án của tòa cấp trên đối với tòa cấp dưới, dưới hình thức là

trao đổi về chuyên môn, nghiệp vụ xét xử. Khi tòa cấp dưới thụ lý xét xử một vụ án

hình sự nào đó, có thể trong quá trình giải quyết gặp một vài khó khăn vướn mắc,

họ sẽ xin ý kiến chỉ đạo từ tòa cấp trên, khi đó họ sẽ nhận được sự chỉ đạo của tòa

cấp trên đối với vấn đề về cách giải quyết vụ án đó. Có trường hợp ý kiến chỉ đạo

này lại quá cụ thể như là cần định tội danh gì, khoản, mục của điều nào BLHS, loại

hình phạt và mức hình phạt đối với từng người phạm tội sự chỉ đạo này quá rõ ràng

khi giải quyết vụ án và cứ ỷ lại vào sự chỉ đạo của cấp trên không vận dụng trình độ

chuyên môn, kĩ năng nghiệp vụ của mình vào quá trình đánh giá, phân tích tình tiết

vụ án một cách khách quan, trung thực. Đó là nhiệm vụ quan trọng của Thẩm phán

khi xét xử vụ án hình sự, nhưng ỷ lại vào sự chỉ đạo của cấp trên khi đó những phán

quyết đưa ra không đúng, không phù hợp với tình hình thực tế của vụ án nên khi có

sai sót hay nhằm lẫn trong quá trì nh xét xử không một cá nhân nào đứng ra chịu

trách nhiệm, gây ảnh hưởng rất lớn đối với việc giải quyết vụ án. Sự chỉ đạo án có

khi không phù hợp vì trong khi xét xử tại phiên tòa có thể xuất hiện thêm nhiều

chứng cứ mới, và sự tranh tụng tại phiên tòa có thể dẫn đến một sự kết án khác với

bản ản đã “thỉnh thị”, như vậy lúc này phiên tòa diễn ra chỉ còn là hình thức vì kết

quả đã được xác định trước, sự đúng đắn và tính khách quan hoàn toàn mất đi, sự

thật của vụ án không được chứng minh. Thật ra có nhiều vụ án phức tạp bản thân

Thẩm phán phải nghiên cứu trong nhiều ngày thậm chí còn chưa đánh giá đúng bản

chất của sự việc, trong khi đó cấp trên của Thẩm phán chỉ nghe báo cáo trong thời

gian ngắn lại quyết định ngay những vấn đề về tội danh và hình phạt. Đó là sự chỉ đạo can thiệp của tòa cấp trên đối với tòa cấp dưới, sự can thiệp của cơ quan có

cùng chuyên môn trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.

Còn đối với việc “chỉ đạo án” là việc làm của tòa cấp trên đưa ý kiến chỉ đạo xuống tòa cấp dưới là giải quyết vụ án đó theo hướng như thế này hay thế kia, hay có trường hợp là sự chỉ đạo của cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước đối với cơ

quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, đây là sự chỉ đạo

làm việc của cơ quan không có cùng chuyên môn. Dù là của bất cứ cơ quan nào thì

việc làm đó cũng đã vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng và có ảnh hưởng lớn đến kết quả của hoạt động áp dụng pháp luật khi giải quyết vụ án của cơ quan tiến

hành tố tụng, đặc biệt là đối với hoạt động xét xử của Tòa án. Có sự can thiệp chỉ đạo đó sẽ làm cho các Thẩm phán khi làm việc bị chi phối mất đi sự công bằng, vô tư không còn đúng với nguyên tắc độc lập khi xét xử trong tố tụng hình sự. Chính

do những điều đó chắc chắn là sự chỉ đạo án trong bất cứ trường hợp nào cũng sẽ

gặp khó khăn và không thể không gặp những trường hợp sai làm, gây ảnh hưởng

nhiều đến hoạt động áp dụng pháp luật của Thẩm phán làm mất đi sự độc lập của

Tòa án, mất đi tính chính xác, khách quan và không đúng với nguyên tắc khi xét xử

“Thẩm phán và Hội thẩm khi xét xử độc lập, chỉ tuân theo pháp luật”(Điều 16 BLTTHS năm 2003).

Ví dụ: Trong vụ án Nông trường Sông Hậu đây là vụ án quan trọng rất được sự quan tâm của dư luận xã hội, vì bà Trần Ngọc Sương là một trong những người có công đóng góp cho sự phát triển như ngày nay của Nông trường Sông

Hậu, cải thiện được đời sống của rất nhiều người dân trong nông trường. Trong quá

trình giải quyết vụ án cơ quan tiến hành tố tụng đã nhận được sự “chỉ đạo” của

Thành ủy Cần Thơ20

Ngoài ra đối với Thẩm phán trong hoạt động áp dụng pháp luật còn bị

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử vụ án hình sự của tòa án nhân dân việt nam hiện nay (Trang 42 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)