Tính hợp hiến

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử vụ án hình sự của tòa án nhân dân việt nam hiện nay (Trang 26 - 27)

Áp dụng pháp luật là hoạt động đưa pháp luật, đưa những quy phạm pháp

luật cụ thể vào cuộc sống và cụ thể vào những trường hợp nhất định, của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hay tổ chức xã hội được trao quyền đó là áp dụng pháp

luật nói chung. Còn áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án là việc

làm của Tòa án nhân dân nhằm đưa ra những quyết định, bản án chính xác áp dụng

Các bản án đã tuyên, quyết định do Tòa án đưa ra phải đúng với quy định của pháp

luật và phù hợp với Hiến pháp. Vì pháp luật dựa trên nền tảng hiến pháp ban hành

ra, Hiến pháp là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất, chỉ có Quốc hội mới có quyền

lập hiến. Pháp luật là sự cụ thể hóa của Hiến pháp để áp dụng vào những trường

hợp trên thực tế. Việc áp dụng pháp luật hình sự trong hoạt động xét xử của Tòa án là để cụ thể hóa những quy định của BLHS vào các hành vi phạm tội cụ thể của

từng đối tượng, làm cho quá trình xét xử đạt hiệu quả xử đúng người, đúng tội, các

bản án Tòa án đã tuyên áp dụng khả thi vào thực tế. Chính vì có sự phù hợp với

hiến pháp nên các bản án mà Tòa án đã tuyên đều được áp dụng, nếu không có sự

phù hợp thì các văn bản luật và kể cả bản án kết tội của Tòa án đối với tội phạm cụ

thể, đều không có hiệu lực và không được đem ra áp dụng trên thực tế. Vì khi trái

với quy định của hiến pháp sẽ bị Quốc hội bải bỏ những văn bản và quyết định đó, theo quy định tại Điều 84 khoản 9 Hiến pháp 1992 sủa đổi bổ sung năm 2001 “Bãi bỏ các văn bản của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái

với Hiếp pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội.” Do đó tính hợp hiến rất quan

trọng đối với hoạt động áp dụng pháp luật và đối với hoạt động xét xử của Tòa án

cũng vậy.

Ví dụ: Sự phù hợp giữa Hiến pháp và pháp luật dễ dàng nhận thấy nhất là trong các quy định của BLTTHS năm 2003, phần quy định các nguyên tắc của tố

tụng hình sự từ Điều 6 đến Điều 9 BLTTHS năm 2003 là sự cụ thể hóa các quy định

từ Điều 71 đến Điều 73 trong Hiến pháp năm 1992 sửa đổi bổ sung năm 20018

Khi xét xử vụ án hình sự muốn đạt được hiệu quả trong quá trình xét xử, thì đòi hỏi việc áp dụng pháp luật phải thể hiện được yêu cầu là chính xác và khách . Đó

là sự phù hợp giữa Hiến pháp và các quy định của pháp luật cụ thể là các quy định trong BLTTHS năm 2003, có sự phù hợp như vậy thì việc áp dụng pháp luật mới có

hiệu quả. Trước tiên phải có sự phù hợp của hệ thống pháp luật với Hiến pháp vì pháp luật là sự cụ thể hóa các quy định trong Hiến pháp, sau đó mới dẫn đến việc áp

dụng pháp luật trong hoạt động xét xử đảm bảo được tính hợp hiến. Vì áp dụng

pháp luật nói chung và áp dụng pháp luật hình sự trong hoạt động xét xử nói riêng

là sự cụ thể hóa hơn nữa những quy định của BLTTHS hay những quy định của

BLHS vào từng trường hợp cụ thể để xử lý, giải quyết vụ án.

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử vụ án hình sự của tòa án nhân dân việt nam hiện nay (Trang 26 - 27)