Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử vụ án hình sự của tòa án nhân dân việt nam hiện nay (Trang 53 - 60)

Ngoài những nguyên nhân chủ quan như trên đã trình bày thì hoạt động áp

dụng pháp luật của Tòa án nhân dân khi xét xử một vụ án hình sự còn bị ảnh hưởng

bởi những nguyên nhân khách quan như là:

Thứ nhất: Do các quy định pháp luật tố tụng trong các văn bản như

Luật, Bộ luật chưa được cụ thể rõ ràng nên muốn áp dụng một chương, một chế định hay thậm chí một điều luật đòi hỏi phải có văn bản hướng dẫn của các cơ quan

có thẩm quyền (có thể của ngành hoặc liên ngành), như quy định tại Điều 105 BLTTHS năm 2003 về khởi tố theo yêu cầu người bị hại, đây còn là vấn đề đang có

nhiều sự tranh cãi trong thực tiễn áp dụng, vì chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể nên

có nhiều trường hợp Tòa án ở nhiều nơi áp dụng không thống nhất. Khoản 2 Điều 105 BLTTHS năm 2003 quy định như sau “ Trong trường hợp người đã yêu cầu

khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ. Trong trường hợp có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu

khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu

khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn có thể tiếp tục tiến

hành tố tụng đối với vụ án.

Người bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường

hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức”. Đó là luật quy định, trường hợp người

bị hại rút yêu cầu khởi tố trước ngày mở phiên tòa thì không gì để bàn cãi nhưng tại

phiên tòa người bị hại quyết định rút yêu cầu khởi tố thì sau Hội đồng xét xử có tiếp

tục giải quyết hay không (trừ trường hợp bị ép buộc, cưỡng bức). Có nhiều luồn quan điểm về vấn đề này, thứ nhất là tiếp tục xét xử, thứ hai là đình chỉ, nhưng xét

thấy quan điểm thứ nhất khả thi hơn vì trước ngày mở phiên tòa đã cho người bị hại

có một khoản thời gian dài để suy nghĩ về vấn đề là rút hay không, các nhà làm luật

cũng đã tính trước đó là một khoản thời hợp lý. Họ đã quyết định không rút thì đến

này khi phiên tòa mở ra đã có sự huy động một lực lượng nhân lực của Tòa án vào

quá trình xem xét, nghiên cứu vụ án từ trước, mất rất nhiều thời gian và công sức mà cơ quan tiến hành tố tụng đã bỏ ra trong quá tình giải quy ết vụ án nhất là của

Tòa án. Khi phiên tòa diễn ra người bị hại rút yêu cầu khởi tố nếu Hội đồng xét xử

quyết định đình chỉ thì không hợp lý và không đúng với quy định tại khoản 2 Điều 105 BLTTHS, và trong trường hợp này sẽ làm cho quy định của pháp luật k hông còn tính khả thi, vì thực tế luật quy định là chỉ được rút trước ngày phiên tòa diễn ra nhưng nếu người bị hại rút yêu cầu khỏi tố tại phiên tòa cũng được đình chỉ thì sẽ

có rất nhiều trường hợp người bị hại không làm theo quy định của pháp luật. Điều

này làm ảnh hưởng nhiều đến hoạt động áp dụng pháp luật vào thực tế, tính khả thi

của những quy phạm pháp luật chưa được thể hiện triệt để, việc áp dụng không đem đến kết quả khả quan. Tuy nhiên quan điểm thì vẫn là quan điểm không có cơ sở

pháp lý chắc chắn, nên sẽ có trường hợp nhiều người thích quan điểm nào thì sẽ theo quan điểm đó. Vì thế cần phải có văn bản hướng dẫn cụ thể rõ ràng của ngành hay liên ngành để giúp cho Tòa án các cấp khi áp dụng được thống nhất và dễ dàng,

tránh những trường hợp áp dụ ng không đúng dẫn đến việc đình chỉ vụ án không đúng quy định của pháp luật.

Ví dụ: Một số vụ án đình chỉ không đúng:

Cuối năm 2010, Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà nẵng đã

chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát tỉnh Phú Yên, tăng hình phạt đối với bị cáo Đinh Tấn Trung từ 12 năm tù lên 13 năm tù về tội giết người, hủy phần quyết định

của bản án sơ thẩm đã tuyên bị cáo không phạm tội cố ý gây thương tích và đình chỉ

xét xử đối với bị cáo về tội này. Tòa giao hồ sơ cho Tòa án nhân dân TAND) tỉnh

Phú Yên tiến hành lại thủ tục tố tụng từ giai đoạn xét xử về hành vi phạm tội cố ý gây thương tích của Trung. Sơ lược về vụ án “tối ngày 18/11/2009, Trung đã dùng giao đâm chết một người và gây thương tích 2% cho một người khác. Trung bị khởi

tố về tội giết người và tội cố ý gây thương tích. Tại phiên tòa sơ thẩm ngày

24/8/2010 của TAND tỉnh Phú Yên , người bị thương đã rút yêu cầu khởi tố Trung.

Từ đó đại diện Viện kiểm sát cũng rút luôn phần truy tố Trung về tội này. Tòa tuyên

Trung không phạm tội cố ý gây thương tích và đình chỉ xét xử đối với bị cáo về tội

này. Về tội giết người tòa phạt Trung 12 năm tù…”

Cuối năm 2007, TAND tỉnh Khánh Hòa đã chấp nhận kháng nghị của

Viện kiểm sát Thành phố Nha Trang, hủy quyết định đình chỉ vụ Đoàn Thành Hậu

phạm tội cố ý gây thương tích, chuyển hồ sơ cho TAND Thành phố Nha Trang xét

xử lại theo thủ tục chung. Tình hình vụ án “Hậu bị truy tố về tội cố ý gây thương

tố, Kiểm sát viên cũng rút toàn bộ quyết định truy tố đối với bị cáo. Vì vậy tòa ra

quyết định đình chỉ vụ án…”21

Ví dụ: Để có thể áp dụng đúng đắn và triệt để những quy định về tình tiết

giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 46 BLHS hay các tình tiết tăng

nặng quy định tại Điều 48 BLHS năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009, thì khi xét

xử Hội đồng xét xử cần phải nghiên cứu kĩ văn bản hướng dẫn về vấn đề này, vì

trong luật đề cập đến rất ngắn gọn không giải thích gì thêm như là điểm r khoản 1 Điều 46 BLHS quy định “người phạm tội đã lập công chuộc tội”, thì việc lập công

chuộc tội đó như thế nào để được xem là tình tiết giảm nhẹ. Để xác định được vấn đề đó thì cần tham khảo Nghị quyết số 01/2000 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án

nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần chung của BLHS năm 1999 ngày 4/8/2000, trong Nghị quyết hướng dẫn rất rõ ràng và chi tiết về các

.

Trong hai trường hợp trên rõ ràng nhận thấy được việc đình chỉ giải

quyết phần vụ án mà người bị hại rút yêu cầu khởi tố và Viện kiểm sát cũng rút

quyết định truy tố, trong khiên phiên tòa đang diễn ra của Tòa án nhân dân tỉnh Phú

Yên và Tòa án nhân dân Thành phố Nha Trang là không đúng quy định của BLTTHS năm 2003. Đình chỉ khi người bị hại rút yều cầu khởi tố tại phiên tòa là

một việc làm không hợp lý theo như quan điểm đã trình bày, tuy nhiên điều này chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể nên không bàn cãi. Còn về phần rút quyết định

truy tố của Viện kiểm sát có quy định rất rõ ràng tại Điều 195 BLTTHS năm 2003

“Tại phiên tòa, sau khi xét hỏi, Kiểm sát viên có thể rút một phần hay toàn bộ quyết định truy tố hoặc kết luận về một tội nhẹ hơn, nhưng Hội đồng xét xử vẫn phải xét

xử toàn bộ vụ án”. Việc làm của hai tòa trên trong hai trường hợp là hoàn toàn sai không đúng quy định của BLTTHS, mặc dù tại phiên tòa Viện kiểm sát rút một

phần hay toàn bộ quyết định truy tố, Hội đồng xét xử vẫn phải xét xử toàn bộ vụ án điều luật quy định quá cụ thể mà trong quá trình áp dụng lại để xảy ra sai xót, bỏ lọt

tội phạm.

Thực tế cho thấy khi giải quyết một vụ án hình sự để đạt được kết quả tốt

sử đúng người, đúng tội các cơ quan tiến hành tố tụng phải sử dụng rất nhiều văn

bản hướng dẫn khác nhau, vì khi ban hành Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình

sự những điều khoản trong đó được quy định một cách rất ngắn gọn, không có cụ

thể chi tiết nên khi áp dụng vào thực tế muốn được chính xác thì cần phải có những văn bản hướng dẫn.

21

Rút yêu cầu khởi tố nhiều tình huống tranh cãi. Luật sư Nguyễn Hồng Hà, Đoàn Luật sư tỉnh Khánh hòa.

ập nhật ngày 5/4/2012, 00:32,

tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự. Hay đối với BLTTHS muốn áp

dụng được đúng trình tự, thủ tục mà Bộ luật đã quy định vào trong quá trình giải

quyết vụ án thì Tòa án (Hội đồng xét xử) phải biết, hiểu và năm vững tất cả những

Nghị quyết hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về những

vấn đề quy định trong BLTTHS, như một số Nghị quyết sau “Nghị quyết số

03/2004/NQ-HĐTP ngày 02/10/2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất “Những quy định

chung” của BLTTHS sự năm 2003; Nghị quyết sô 04/2004/NQ -HĐTP ngày

05/11/2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành

một số quy định trong phần thứ ba “Xét xử sơ thẩm” của BLTTHS năm 2003; Nghị

quyết số 05/2005/NQ-HĐTP ngày 08/12/2005 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án

nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ tư “Xét xử

phúc thẩm” của BLTTHS năm 2003”. Có văn bản hướng dẫn thì những quy định

của pháp luật mới được cụ thể và rõ ràng, việc áp dụng pháp luật trong khi giải

quyết vụ án được chính xác, không gây ra oan, sai, án bị kháng cáo, kháng nghị ít vì

mọi vấn đề đều được giải quyết đúng trình tự thủ tục do luật định, khi đó bản án đưa

ra áp dụng đối với bị cáo mang tính chính xác cao. Để có được kết quả đó thì khi

xét xử ngoài việc căn cứ vào những quy định của pháp luật, còn cần phải căn cứ vào quy định của những văn bản hướng dẫn cụ thể, chi tiết về các quy định của pháp

luật.

Thứ hai: Một số quy định của pháp luật tố tụng hình sự còn quá cô động và mang tính khái quát cao, trong điều kiện mặt bằng dân trí chưa cao như ở Việt

Nam, sự hiểu biết và mức độ hiểu biết về pháp luật còn nhiều hạn chế nên những quy định của pháp luật có tính khái quát quá sẽ rất khó áp dụng, vì không có sự hiểu

biết rõ ràng và cụ thể về quy định đó nếu áp dụng tùy tiện sẽ dẫn đến những sai lầm

khi xét xử vụ án. Bên cạnh đó có những điều luật còn mang tính dẫn chiếu nhưng

không chặt chẽ, vừa thể hiện sự không khoa học vừa thiếu cụ thể và chính xác.

Ví dụ: Đoạn 1 Điều 180 BLTTHS năm 2003 quy định về căn cứ để Thẩm

phán ra quyết định tạm đình chỉ vụ án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm ghi

rõ “Thẩm phán ra quyết định tạm đình chỉ vụ án khi có căn cứ quy định tại điều 160

của Bộ luật này…” Điều 160 BLTTHS năm 2003 quy định về tạm đình chỉ trong giai đoạn điều tra. Trong đó ngoài việc quy định các căn cứ ra quyết định còn có các quy định khác như nội dung quyết định, thời hạn ra quyết định…, Điều 180 BLTTHS năm 2003 chỉ dẫn chiếu để áp dụng các căn cứ quy định tại Điều 160 Bộ

luật này, nhưng có căn cứ chỉ xuất hiện trong giai đoạn điều tra mà không thể xuất

chưa xác định được bị can thì không thể có quyết định truy tố và đề nghị truy tố được, như vậy thì làm gì có giai đoạn chuẩn bị xét xử mà ở đó ra quyết định tạm đình chỉ. Đó là sự không hợp lý trong quy định tại Điều 180 BLTTHS năm 2003 về căn cứ tạm đình chỉ vụ án, chưa mang tính khoa học và thiếu sự chính xác, đồng

thời cũng gây ra sự lúng túng trong quá trình áp dụng vào thực tế nhất là đối với

việc chọn thời điểm ra quyết định. Chẳng hạn khi nhận được tin báo bị can trốn

(trốn trại tạm giam hoăc trốn khỏi địa phương) cho dù còn hay hết thời hạn chuẩn bị

xét xử, Thẩm phán đều có thể ra quyết định tạm đình chỉ vụ án mà không hề vi

phạm bất cứquy định nào của pháp luật vì Điều 180 BLTTHS năm 2003 không quy định vấn đề thời hạn, còn nếu áp dụng Điều 160 của Bộ luật này về thời điểm ra

quyết định lại không có cơ sở vì Điều 180 BLTTHS năm 2003 không dẫn chiếu. Điều đó gây ra nhiều khó khăn cho hoạt động áp dụng pháp luật vì không có sự

thống nhất rõ ràng, dẫn đến quá trình chuẩn bị xét xử có thể kéo dài một cách không

cần thiết.

Thứ ba: Một số điều luật tại các phần khác nhau của BLTTHS năm 2003 chưa thật sự thống nhất với nhau, không chỉ phản ánh những thiếu sót trong lập

pháp mà còn có thể dẫn đến tình trạng có cách hiểu và áp dụng khác nhau. Nhiều

khi ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng, làm cho

họ có những phản ứng trước các kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án , dẫn đến việc kháng cáo, kháng nghị bản án, quyết định vẫn còn.

Ví dụ: Quy định tại điểm e khoản 2 các Điều 49, 50 và quy định tại khoản 2 Điều 57, đoạn 2 Điều 190 BLTTHS năm 2003 về việc bào chữa và sự có mặt của người bào chữa tại phiên tòa còn chứa đựng những vấn đề chưa nhất quán. Điểm e

khoản 2 các Điều 49, 50 BLTTHS năm 2003 quy định người bị can, bị cáo có

quyền “tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa”. Theo đúng nghĩa của quy

định này thì tất cả các đối tượng nói trên chỉ có thể thực hiện quyền bào chữa của

mình bằng một trong hai hình thức, đó là tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào

chữa. Như vậy ngay cả với những đối tượng nói ở khoản 2 Điều 57 cũng không

ngoại lệ, nếu họ nhận tự bào chữa thì có nghĩa là họ đã từ chối thực hiện quyền bào

chữa bằng hình thức thức thứ hai (nhờ người bào chữa). Sự bắt buộc phải có người

báo chữa chỉ xuất hiện trong trường hợp bị can, bị cáo (về tội theo khung hình phạt

có mức cao nhất là tử hình được quy định trong BLHS hiện hành) không tự bào

chữa cũng không nhờ nguời bào chữa hoặc bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hay thể chất không tự bào chữa, người đại diện

hợp pháp của họ không nhận bào chữa cho họ và cũng không nhờ người bào chữa. Lúc đó mới bắt buộc cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu Đoàn luật sư chỉ định văn

phòng luật sư cử người bào chữa hoặc yêu cầu Ủy ban mặt trận Tổ quốc, các tổ

chức thành viên Ủy ban mặt trận cử người bào chữa cho bị can, bị cáo là thành viên

của tổ chức mình. Theo quy định tại đoạn 2 Điều 190 BLTTHS năm 2003 thì “trong

trường hợp bắt buộc phải có người bào chữa theo quy định tại khoản 2 điều 57 của

Bộ luật này mà người bào chữa vắng mặt, thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên

tòa”. Quy định như vậy nghĩa là không có sự lựa chọn nào cho Hội đồng xét xử

ngoài việc ra quyết định hoãn phiên tòa trong trường hợp này. Điều đó thể hiện sự

mâu thuẫn không chỉ với các Điều 49, 50 về bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa, người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo cũng có thể bào chữa cho họ mà còn

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử vụ án hình sự của tòa án nhân dân việt nam hiện nay (Trang 53 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)