Một số đề tài nghiên cứu trước đây về vấn đề chất lượng dịch vụ 27 

Một phần của tài liệu ĐO LƯỜNG sự hài LÒNG của KHÁCH HÀNG đối với tín DỤNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 37 - 40)

Các đề tài nghiên cứu trước đây có cả các nghiên cứu trong nước và nước ngoài ví dụ như các công trình sau:

 Luận án tiến sĩ “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả họat động của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam” của Nguyễn Việt Hùng.

 Mục tiêu nghiên cứu: xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả họat động của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam

 Phương pháp nghiên cứu: Trong luận án này, tác giả kết hợp phương pháp định tính và phương pháp định lượng gồm tiếp cận phân tích hiệu quả biên (phân tích biên ngẫu nhiên SFA và phân tích bao dữ liệu DEA) và mô hình kinh tế lượng (Tobit) để đánh giá hiệu quả hoạt động và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM ở Việt Nam.

 Kết quả nghiên cứu: chứng minh được việc sử dụng bộ công cụ theo mô hình SERVQUAL là phù hợp để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả họat động của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam.

 Luận án tiến sĩ “Nghiên cứu so sánh chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ giữa ngân hàng 100% vốn nước ngoài và ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam” của Phạm Thùy Giang.

 Mục tiêu nghiên cứu: so sánh chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ giữa ngân hàng 100% vốn nước ngoài và ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam.

 Phương pháp nghiên cứu: Ở nghiên cứu này tác giả đã so sánh hai bộ công cụ, bộ công cụ theo mô hình 2 nhân tố của Gronroos và bộ công cụ theo mô hình năm khoảng cách chất lượng SERVQUAL của Parasuraman.

 Kết quả nghiên cứu: minh chứng được bộ công cụ theo mô hình SERVQUAL phù hợp hơn trong đánh giá chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam. Vì vậy, bộ công cụ được phát triển từ bộ công cụ gốc của mô hình SERVQUAL cũng có khả năng giải thích về chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ cao hơn so với bộ công cụ được phát triển từ mô hình hai nhân tố của Gronroos. Ứng dụng bộ công cụ đã được chuẩn hóa để so sánh chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ giữa ngân hàng 100% vốn nước ngoài và ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam, tác giả phát hiện ra rằng, dưới góc nhìn của chính khách hàng, không có sự khác biệt rõ rệt về chất lượng dịch vụ bán lẻ giữa ngân hàng 100% vốn nước ngoài và ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam. Tuy nhiên, việc ngân hàng nội vẫn đang được đánh giá cao là nhờ những lợi thế sẵn có ở thị trường nội địa. Khi Việt Nam gỡ bỏ các chính sách bảo hộ đối với thị trường tài chính-tiền tệ, các ngân hàng ngoại sẽ khắc phục được những hạn chế hiện tại và vươn lên trong đảm bảo chất lượng dịch vụ. Do đó, ngay từ bây giờ, các ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam cần có những chiến lược đầu tư cho chất lượng dịch vụ bán lẻ.

TÓM LƯỢC CHƯƠNG 2

Trong chương 2, luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận liên quan đến chất lượng dịch vụ tín dụng đối với KHCN:

Thứ nhất, luận văn nêu ra lý thuyết cơ sở về DVNH, dịch vụ tín dụng, chất lượng dịch vụ tín dụng, nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng đối với KHCN thể hiện qua các khái niệm, đặc điểm, vai trò, các nhân tố ảnh hưởng,… Từ đó, luận văn nêu ra sự cần thiết phải nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng đối với KHCN tại các ngân hàng thương mại.

Thứ hai, Chương 2 cũng đề cập đến các mô hình về chất lượng dịch vụ như : mô hình SERVQUAL do Parasuraman xây dựng vào năm 1985 và 1988 với năm nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ đó là Sự tin cậy, Sự sẵn sàng đáp ứng, Sự cảm thông, Sự đảm bảo, Sự hữu hình; mô hình SERVPERF do Cronin và Taylor phát triển năm 1992 dựa trên nền tảng của mô hình SERVQUAL nhưng đo lường chất lượng dịch vụ trên cơ sở đánh giá chất lượng dịch vụ thực hiện được và mô hình chất lượng dịch vụ cảm nhận PSQM do Gronroos tạo ra năm 1984 xem xét

chất lượng dịch vụ dựa trên các tiêu chí như chất lượng chức năng, chất lượng kỹ thuật và hình ảnh doanh nghiệp. Từ đó, đưa ra được mô hình nghiên cứu đề xuất.

Những lý luận nêu trên làm cơ sở cho việc thực hiện mục tiêu nghiên cứu của luận văn trong những chương tiếp theo.

CHƯƠNG 3

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

 

Một phần của tài liệu ĐO LƯỜNG sự hài LÒNG của KHÁCH HÀNG đối với tín DỤNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)