Các phương pháp quản trị rủi ro tín dụng đã triển khai tại NHCT

Một phần của tài liệu Các giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 56)

7. Cấu trúc luận văn

2.2.4 Các phương pháp quản trị rủi ro tín dụng đã triển khai tại NHCT

2.2.4.1 Quản trị rủi ro tín dụng dựa trên quy trình tín dụng

Để đảm bảo hoạt động tín dụng được an toàn, hiệu quả, hạn chế rủi ro xảy ra, NHCT hướng dẫn chi tiết các quy trình tác nghiệp cụ thể trong quá trình cấp tín dụng.

Chi tiết vui lòng xem phụ lục 05 đính kèm.

2.2.4.2 Quản trị rủi ro tín dụng dựa trên kết quả xếp hạng tín dụng

NHCT xây dựng hệ thống chấm điểm, xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm mục đích đo lường RRTD của khách hàng thông qua phương pháp đánh giá khách hàng bằng thang điểm thống nhất dựa trên chỉ tiêu tài chính và phi tài chính.

Đối tượng chấm điểm, xếp hạng: Khách hàng là tổ chức kinh tế, khách hàng là cá nhân tiêu dùng, khách hàng là cá nhân/hộ gia đình kinh doanh.

Mục đích chấm điểm, xếp hạng: Kết quả xếp hạng khách hàng được sử dụng để: Hỗ trợ quyết định chính sách tín dụng; là cơ sở để xem xét quyết định cấp tín dụng; phục vụ quản trị RRTD toàn hệ thống, đánh giá, giám sát khách hàng hiện thời, phát hiện những dấu hiệu rủi ro và có những giải pháp kịp thời; phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của NHNN (khi được NHNN đồng ý).

Hiện tại, NHCT thực hiện xếp hạng tín dụng theo Quyết định số 3729/QĐ- NHCT35 ngày 22/12/2011 dành cho Khách hàng cá nhân, hộ gia đình và Quyết định số 3730/QĐ-NHCT35 ngày 22/12/2011 dành cho Khách hàng doanh nghiệp.

Bảng mô tả đặc điểm hạng của khách hàng vui lòng xem phụ lục 06 đính kèm.

2.2.4.3 Quản trị rủi ro tín dụng dựa trên điều kiện về bảo đảm tiền vay

Hiện nay, NHCT đang thực hiện Quy định thực hiện bảo đảm cấp tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 1168/QĐ-HĐQT-NHCT35 ngày 11/11/2011.

46

Quy định về các loại tài sản mà NHCT không được nhận làm bảo đảm:

- Đối với Quyền sử dụng đất/Tài sản gắn liền với đất:

+ Quyền sử dụng đất mà trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi nhận bên bảo đảm chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.

+ Quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất hoặc có thu tiền sử dụng đất nhưng tiền sử dụng đất đã trả có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước.

+ Quyền sử dụng đất thuê trả tiền hàng năm. + Quyền sử dụng đất hình thành trong tương lai.

+ Tài sản có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước (được hình thành một phần/toàn bộ từ kinh phí do ngân sách nhà nước cấp/hoặc tài sản của ngân sách nhà nước).

- Đối với nhà ở: NHCT không nhận thế chấp nhà ở đã thế chấp tại Tổ chức tín dụng khác.

- Máy móc thiết bị; phương tiện vận tải; nguyên, nhiên, vật liệu; hàng tiêu dùng, kim khí quý, đá quý: i) mua trả chậm, trả dần có thời hạn trả chậm, trả dần lớn hơn 01 năm; và ii) Hợp đồng mua trả chậm, trả dần đã được đăng ký tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm.

Điều kiện về TSBĐ:

- Tài sản thuộc quyền sở hữu của KH. Đối với quyền sử dụng đất: Vị trí của đất không nằm trong vùng quy hoạch, giải tỏa. Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án. Đối với nhà ở: Không bị kê biên thi hành án hoặc để chấp hành quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chưa được thế chấp tại bất kỳ tổ chức tín dụng nào.

- Tài sản không có tranh chấp về quyền sở hữu tại thời điểm ký kết Hợp đồng bảo đảm.

- Tài sản mà pháp luật không cấm giao dịch.

- Tài sản phải được bên bảo đảm mua bảo hiểm vật chất/tài sản trong suốt thời hạn bảo đảm với số tiền bảo hiểm không thấp hơn mức dư nợ được bảo đảm bằng tài

47

sản đó tại NHCT trong các trường hợp: Tài sản mà pháp luật quy định phải mua bảo hiểm; tài sản là phương tiện vận tải; tài sản mà NHCT thấy cần thiết phải mua bảo hiểm.

Xác định giá trị TSBĐ:

- Thành phần định giá: NHCT phải thành lập tổ định giá khi xác định giá trị TSBĐ hoặc có thể thuê cơ quan có chức năng thẩm định giá. Thành phần tổ định giá phải có tối thiểu 2 người, trong trường hợp xác định để bảo đảm cho mức cấp tín dụng từ 500 triệu đồng trở lên thành phần phải có 01 lãnh đạo Phòng KH, bảo đảm cho mức cấp tín dụng từ 3 tỷ trở lên phải có 01 người trong Ban giám đốc.

- Phương pháp xác định giá trị TSBĐ: Trong từng thời kỳ, căn cứ vào tính chất, mức độ thanh khoản của từng TSBĐ và diễn biến của nền kinh tế, Tổng giám đốc NHCT quy định phương pháp xác định giá trị TSBĐ đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật, NHNN, an toàn và hiệu quả. Khi xác định giá trị TSBĐ, NHCT phải lưu giữ các căn cứ, tài liệu liên quan đến việc định giá trong hồ sơ cấp tín dụng.

- Các thông tin sử dụng làm căn cứ khi xác định giá trị TSBĐ: Kết quả định giá của cơ quan thẩm định giá, kết quả khảo sát của NHCT, giá quy định của Nhà nuớc, giá mua bán trên thị trường, giá còn lại trên sổ sách kế toán, các thông tin về giá từ cơ quan cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản/giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, từ trung tâm giao dịch, mua bán tài sản, phương tiện thông tin đại chúng,…

- Mức cấp tín dụng tối đa so với giá trị TSBĐ: Mức cấp tín dụng được bảo đảm bằng tài sản tối đa 70% giá trị TSBĐ đã được xác định.

2.2.4.4 Quản trị rủi ro tín dụng thông qua phân cấp quyết định

Quyền quyết định tín dụng là giới hạn tín dụng tối đa mà cấp có thẩm quyền trong hệ thống NHCT được quyền quyết định cấp tín dụng đối với một khách hàng /nhóm khách hàng với những điều kiện cấp tín dụng nhất định.

Quyền phán quyết tín dụng của Hội đồng tín dụng Trụ sở chính, Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị quy định.

48

Quyền phán quyết tín dụng của Trưởng phòng khách hàng Trụ sở chính, Chi nhánh do Tổng giám đốc thông báo trong từng thời kỳ trên cơ sở quyết định của Hội đồng tín dụng Trụ sở chính.

Giám đốc Chi nhánh thông báo giao mức phán quyết tín dụng cho các Phòng giao dịch thuộc chi nhánh trên cơ sở quyết định của Hội đồng tín dụng cơ sở.

2.2.4.5 Quản trị tín dụng thông qua chính sách quản trị nợ có vấn đề

Quản trị nợ có vấn đề là toàn bộ quá trình kiểm tra, giám sát và các biện pháp xử lý đối với những khoản nợ có vấn đề, các biện pháp phòng ngừa nợ có vấn đề nhằm giảm thiểu mức độ rủi ro có thể xảy ra, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng.

Chính sách quản trị nợ có vấn đề của NHCT bao gồm những nội dụng cơ bản sau:

- Phòng ngừa nợ có vấn đề: Những dấu hiệu cảnh báo sớm khoản nợ có thể trở

thành nợ có vấn đề: các cá nhân và đơn vị liên quan đến việc quản trị khoản cấp tín dụng phải chủ động nhận biết những dấu hiệu cảnh báo sớm khoản nợ có thể trở thành nợ có vấn đề: sự suy giảm của hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng; những thay đổi trong giao dịch với NH; những dấu hiệu bất ổn từ thị trường, ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng; dấu hiệu liên quan đến thẩm định/quản trị khoản vay không chặt chẽ, không tuân thủ quy định từ phía NH,…

- Phân loại nợ: NHCT thực hiện phân loại nợ theo quy định của NHNN và hướng dẫn cụ thể của NHCT, phù hợp với chiến lược rủi ro của NHCT trong từng thời kỳ.

- Quản trị nợ có vấn đề: NHCT thực hiện quản trị nợ có vấn đề theo nội dung

cơ bản sau: phân tích tình hình tài chính, hoạt động của khách hàng để đưa ra hướng xử lý phù hợp; xem xét hồ sơ, tình trạng TSBĐ tiền vay; hướng xử lý đối với khoản nợ có vấn đề; các biện pháp thực hiện để thu hồi nợ; báo cáo thường xuyên về tình hình khoản nợ có vấn đề và quá trình xử lý khoản nợ có vấn đề; trách nhiệm và quyền hạn của từng cá nhân/bộ phận tham gia trong quá trình quản trị nợ có vấn đề.

49

2.2.4.6 Triển khai Hiệp ước Basel II và thực tiễn áp dụng tại NHCT

Ngân hàng Nhà nước đã ban hành các Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 về việc Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 và Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Các quy định này được xây dựng dựa một phần vào các nguyên tắc, hướng dẫn của Basel II là điều kiện để ngành ngân hàng Việt Nam tiếp cận dần các chuẩn mực hoạt động ngân hàng theo thông lệ quốc tế.

Theo quy định, các NHTM có thể áp dụng phương pháp phân loại nợ theo phương pháp định lượng như tại Điều 6 Quyết định 493 và đến tháng 5/2008 là thời hạn cuối để áp dụng việc phân loại nợ theo phương pháp định tính khi mà NHTM xây dựng được hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và có chính sách dự phòng rủi ro được NHNN chấp thuận. Tuy nhiên, cho đến nay hầu hết các NHTM vẫn thực hiện phân loại nợ theo phương pháp định lượng do chưa xây dựng được hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, yếu tố cốt lõi của hệ thống quản trị RRTD để hỗ trợ việc thẩm định, giám sát KH và phân loại nợ theo thông lệ quốc tế.

Thực tiễn công tác quản trị tín dụng tại NHCT hiện nay vẫn chủ yếu áp dụng việc phân loại nợ theo phương pháp định lượng do chưa hoàn thiện Chính sách tín dụng và Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho riêng mình. Theo đó, cơ sở trích lập dự phòng và đánh giá chất lượng tín dụng theo 5 nhóm nợ theo quy định của NHNN.

Bộ máy quản trị RRTD đã được thiết lập phù hợp theo hướng dẫn của Basel II với chức năng nhiệm vụ rõ ràng như đã đề cập ở trên nhưng thực tiễn chưa vận hành như mong muốn. Hệ thống cấp phát tín dụng của chủ yếu phụ thuộc tín hiệu thị trường chứ chưa có cơ sở dữ liệu, thông tin đầy đủ phục vụ công tác dự báo, xác định hạn mức tín dụng theo danh mục, khả năng chuyển đổi danh mục linh hoạt phòng ngừa rủi ro.

50

2.2.4.7 Triển khai mô hình tín dụng và thực tiễn áp dụng tại NHCT

Đối với khâu tiếp nhận và đánh giá khách hàng vay, NHCT áp dụng các mô hình định tính truyền thống “6C”. Song song, phương thức xếp hạng tín dụng nội bộ đã cho phép NHCT thay thế các mô hình định lượng RRTD truyền thống trên thế giới như mô hình Z, mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng, tạo nên hệ thống các chỉ tiêu đánh giá khách hàng chi tiết với cá nhân vay tiêu dùng là 33 tiêu chí, cá nhân vay sản xuất kinh doanh là 55 tiêu chí, doanh nghiệp là 87 tiêu chí trong đó 73 tiêu chí phi tài chính và 14 tiêu chí tài chính. Qua đó, NHCT có thể khắc phục nhược điểm các phương pháp trên như xác định mức độ RRTD tiềm năng của mỗi khách hàng, đánh giá yếu tố thị trường, thương hiệu doanh nghiệp, thời gian quan hệ,… cũng như áp dụng đồng loạt đối với tất cả các khách hàng không chỉ khách hàng vay tiêu dùng và linh hoạt khi nền kinh tế và cuộc sống gia đình người vay biến động qua việc xếp hạng định kỳ. Mặt khác, mô hình điểm số Z không phù hợp ứng dụng tại Việt Nam khi phần lớn BCTC do khách hàng tự lập, không có kiểm toán, mức độ tin cậy thấp do đó không phát huy hiệu quả. Như vậy NHCT đã có sự kết hợp linh hoạt các phương thức đo lường RRTD truyền thống trên thế giới và vận dụng linh hoạt vào Việt Nam.

2.3 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHCT 2.3.1 Những mặt làm được 2.3.1 Những mặt làm được

2.3.1.1 NHCT đã Cơ cấu lại nợ, lành mạnh hóa tài chính, nâng cao năng lực tài chính lực tài chính

Trong bối cảnh nền kinh tế và thị trường tài chính liên tục có những biến động bất lợi cho hoạt động kinh doanh ngân hàng. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (NHCTVN) vẫn duy trì tốt khả năng thanh khoản, sử dụng tốt các nguồn vốn vào hoạt động kinh doanh sinh lời, tích cực các hoạt động dịch vụ thu phí, với khả năng quản trị nhạy bén, kiểm soát phòng ngừa tốt rủi ro. NHCTVN đã hoàn thành tốt những mục tiêu lớn đề ra : Tổng tài sản tăng trưởng cao, các chỉ tiêu tài chính và tỷ lệ an toàn vốn đều ổn định và cao hơn năm trước, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu dưới 5%, mạng lưới các chi nhánh tiếp tục được mở rộng. Bước sang năm 2014, tình hình khủng hoảng tài chính thế giới và suy thoái kinh tế vẫn có những ảnh hưởng nhất định đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng nhưng cũng đã có dấu hiệu khả quan hơn. Trong bối

51

cảnh đó, NHCTVN sẽ tiếp tục thực thi chính sách tiền tệ của Chính phủ, tiết kiệm chi phí tối đa nhằm chia sẻ khó khăn với khách hàng bằng các chính sách lãi suất và phí dịch vụ hợp lý, ưu tiên khách hàng xuất khẩu, sản xuất chế biến nông thủy sản, DNVVN, góp phần làm đòn bẩy kinh tế…Năm 2013, Tổng nguồn vốn huy động tăng 24%, Cho vay nền kinh tế tăng 29%, tỷ lệ nợ xấu dưới 3%, Lợi nhuận trước thuế đã đạt trên 2.500 tỷ, thu từ dịch vụ đạt 800 tỷ…

Tỷ lệ nợ nhóm 2, nợ xấuđược kiểm soát tốt trong giới hạn 5%, trong khi tổng dư nợ hàng năm tăng bình quân 23%. Điều này cho thấy các biện pháp quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng đó có kết quả tích cực so với giai đoạn trước.

Thứ hai, cơ cấu tín dụng được điều chỉnh theo hướng mục tiêu của NHCT là giữ vững tỷ trọng cho vay công nghiệp và thương mại từ 55% đến 60% theo định hướng ngay từ khi mới thành lập; điều chỉnh giảm tỷ trọng cho vay vào nhóm DNNN; giảm tỷ trọng cho vay không có tài sản bảo đảm, nâng dần tỷ lệ cho vay có bảo đảm; kiểm soát chặt chẽ dư nợ cho vay một số ngành, lĩnh vực nhạy cảm có độ rủi ro cao là bất động sản và chứng khoán.

2.3.1.2 NHCTVN đã Cơ cấu lại tổ chức, hoạt động quản trị

Trong thời kỳ đổi mới và hội nhập, NHCTVN luôn coi việc phát triển nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng, mang tính quyết định đối với sự phát triển bền vững của toàn hệ thống. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm NHCTVN đang khẩn trương thực hiện là việc tái cấu trúc lại cơ cấu tổ chức bộ máy, mạng lưới, kênh phân phối, các sản phẩm dịch vụ theo khối kinh doanh bán buôn, bán lẻ. Theo đó, NHCTVN đã không ngừng tăng cường và cải thiện cả về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng những yêu cầu về nhân sự trong quá trình hoạt động và phát triển.

Từ năm 2010 đến nay, việc tuyển dụng cán bộ đầu vào được thực hiện rất quy củ, chất lượng nhân lực đáp ứng tốt yêu cầu hội nhập, phát triển. Nhằm đảm bảo lực lượng cán bộ NHCTVN đáp ứng tốt yêu cầu về khối lượng và chất lượng công việc ngày càng cao, đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng lớn trong khu vực và trên thế giới,

Một phần của tài liệu Các giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)