THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠ

Một phần của tài liệu Các giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 43)

7. Cấu trúc luận văn

2.2THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠ

2.2.1 Thực trạng hoạt động tín dụng tại NHCT

NHCT đã phát triển một hệ thống sản phẩm dịch vụ đa dạng tại Việt Nam, bao gồm: nhận tiền gửi, cho vay, bảo lãnh, tài trợ dự án, cho thuê tài chính, kinh doanh chứng khoán, kinh doanh ngoại hối, tài trợ xuất nhập khẩu và cung cấp các dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế cho các Ngân hàng đại lý, Ngân hàng bán buôn và khách hàng là các Ngân hàng quốc tế. Các khách hàng của NHCT là các tổ chức kinh tế thuộc các ngành kinh tế như cũng như các cá nhân tại hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước.

Với những sản phẩm tín dụng hiện hành, đứng trên góc độ quản trị rủi ro, tác giả phân chia sản phẩm tín dụng của NHCT phục vụ nhóm khách hàng là tổ chức kinh tế, cá nhân kinh doanh như sau:

Sản phẩm cho vay ngắn hạn: là những khoản có thời hạn cho vay đến 12 tháng, thông thường tài trợ cho vốn lưu động của doanh nghiệp.

Cho vay trung hạn: là những khoản cho vay từ trên 12 tháng đến 5 năm. Cho vay dài hạn: là những khoản cho vay với thời hạn trên 5 năm. Cho vay ngoại tệ theo quy định hiện hành của NHNN về quản trị ngoại hối.

Tài trợ thương mại, NHCT cung cấp nhiều loại tín dụng liên quan đến thương mại cho khách hàng nhằm hỗ trợ cho xuất nhập khẩu hàng hoá ra vào Việt Nam.

Đồng tài trợ với tư cách là thành viên hay Ngân hàng đầu mối NHCT đã thu xếp nhiều dự án lớn trọng điểm của quốc gia.

Bảo lãnh bao gồm sản phẩm theo yêu cầu khách hàng như: Bảo lãnh dự thầu; bảo lãnh thực hiện hợp đồng; bảo lãnh thanh toán tạm ứng; bảo lãnh bảo hành sản phẩm.

Các sản phẩm phái sinh tương đương sản phẩm tín dụng, phần lớn mới triển khai ở Trụ sở chính và một số chi nhánh Hà Nội và TP. HCM như hợp đồng hoán đổi; các giao dịch ngoại hối.

33

Các sản phẩm tín dụng đối với khách hàng cá nhân, mục đích tiêu dùng: bao gồm: Cho vay mua nhà trả góp, Cho vay mua ô tô và Thẻ tín dụng.

2.2.1.1 Tăng trưởng dư nợ hằng năm

So với năm liền trước, tốc độ tăng trưởng dư nợ của NHCT qua các năm là: năm 2009 tăng trưởng 24.1%; năm 2010 là 25.6%, năm 2011 tăng 13.6%, năm 2012 13.3%, năm 2013 là 13,4% (bảng 2.2 - Tăng trưởng dư nợ tín dụng quan các năm). Nếu lấy mốc so sánh định gốc thì dư nợ cuối năm 2013 tăng trưởng 60% so với năm 2009, một mức tăng trưởng khá nhanh, mặc dù năm 2013 nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng kinh tế suy giảm, lạm phát và nhập siêu tăng cao, thị trường chứng khoán và bất động sản không ổn định, sản xuất các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Năm 2013 cũng là năm chứng kiến sự biến động chưa từng có của công tác điều hành chính sách tiền tệ của NHNN. Chính sách tiền tệ từ định hướng thắt chặt và linh hoạt nửa đầu năm 2013 sang nới lỏng một cách thận trọng những tháng cuối năm. Theo đó, NHNN đã liên tục điều chỉnh tăng, giảm lãi suất cơ bản, tỷ lệ dữ trữ bắt buộc, biên độ tỷ giá... Vì vậy, kết quả tăng trưởng tín dụng năm 2013 đạt được là một sự nỗ lực rất lớn của Ngân hàng. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế gặp khó khăn, sự tăng trưởng nhanh về dư nợ không gắn liền với việc tái cơ cấu cần thiết các hoạt động khác, nhất là hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng tiềm ẩn nguy cơ tái gia tăng nợ nhóm 2, nợ xấu, giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Tỷ trọng dư nợ cho vay trong tổng tài sản của NHCT trong những năm gần đây chiếm trên dưới 60% tổng tài sản. Tỷ trọng này đã có xu hướng giảm so với các năm trước nhưng vẫn còn ở mức khá cao so với định hướng phát triển các Ngân hàng hiện nay là tăng mạnh cơ cấu dịch vụ.

Bảng 2.2. Tăng trưởng dư nợ tín dụng qua các năm của NHCT. Đơn vị:%

Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng qua các năm

2009 2010 2011 2012 2013

24,1% 25.6% 13.6% 13,3% 13,4%

34

3.2.1.2 Phân tích Cơ cấu dư nợ cho vay

+ Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế:

Đồ thị 2.2. Cơ cấu cho vay theo thành phần kinh tế của NHCT

Nguồn: Báo cáo sơ kết hoạt động kinh doanh năm 2013

Qua đồ thị 2.2 cho thấy tỷ trọng dư nợ cho vay được điều chỉnh giảm tương đối nhanh ở khu vực DNNN, từ trên 50% những năm 2009 trở về trước xuống còn 18,8% ở thời điểm 31/12/2013; tương ứng nhóm khách hàng là Công ty cổ phần, Công ty TNHH có tỷ trọng dư nợ tăng từ 20% lên 36%; nhóm khách hàng là doanh nghiệp tư nhân và cá thể tăng lên đáng kể, chiếm 19%; nhóm khách hàng là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hợp tác xã và nhóm khác có tỷ trọng dư nợ nhỏ từ 2% đến 3% và gần như ít biến động qua các năm. Nhìn nhận trên nguyên tắc quản trị rủi ro được trình bày trong chương 1, tác giả nhận thấy việc điều chỉnh giảm tỷ trọng cho vay vào nhóm DNNN là phù hợp. Tuy nhiên, có hai lưu ý ở đây là: (1) về số tuyệt đối dư nợ của DNNN vẫn tăng và chủ yếu tăng vào dư án cho vay dài hạn, mức rủi ro chưa thể đo lường hết; (2) bên cạnh đó, việc chuyển đổi DNNN thành công ty cổ phần, công ty

TNHH một thành viên…cũng làm cho dư nợ DNNN chuyển theo, bản chất vẫn là dư

nợ cũ chưa được rà soát đánh giá rủi ro đầy đủ.

+ Cơ cấu dư nợ phân theo quy mô của khách hàng: Quản trị dư nợ cho vay theo nhóm khách hàng lớn, khách hàng vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân. Đây là hướng

35

chuyển khá quan trọng trong quản trị rủi ro tín dụng theo quy mô cho vay. Khách hàng lớn của NHCT chủ yếu là các tổng công ty nhà nước, nhưng thu thập đánh giá nhóm khách hàng này chưa đầy đủ. Do cho vay chung theo một quy trình và mức lãi suất cho vay bình quân với từng nhóm khách hàng chưa được thống kê, vì vậy, dự tính rủi ro cho nhóm khách hàng chưa được triển khai.

Đồ thị 2.3. Cơ cấu cho vay theo quy mô khách hàng của NHCT

+ Cơ cấu dư nợ theo thời hạn cho vay: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Diễn biến tỷ trọng dư nợ theo thời hạn cho vay

Đồ thị 2.4. Cơ cấu cho vay theo thời hạn của NHCT

36

Qua đồ thị 2.4 về phân bố dư nợ theo thời hạn cho vay có thể thấy tỷ trọng dư nợ cho vay trung dài hạn của NHCT trong những năm gần đây duy trì ở mức trên dưới 40% tổng dư nợ. Theo báo cáo thường niên năm 2013, NHCT đã dành vốn trung và dài hạn chủ yếu cho dự án trọng điểm của nhà nước như Điện lực, Xi măng, Dầu khí…một số dự án lớn đều có sự bảo lãnh của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, hầu hết các dự án trọng điểm, lãi suất cho vay thường thấp và khó đàm phán điều chỉnh khi lãi suất thị trường tăng. Vì thế, có thời điểm nhiều dự án cho vay lãi suất thấp hơn rất nhiều so chi phí huy động vốn, làm giảm hiệu quả hoạt động của Ngân hàng.

+ Cơ cấu dư nợ phân theo ngành nghề kinh doanh:

Đồ thị 2.5. Cơ cấu cho vay theo ngành kinh tế của NHCT

Nguồn : Báo cáo thường niên năm 2013

Đồ thị 2.5 cho thấy sự phân bổ dư nợ vào từng lĩnh vực ngành nghề của NHCT. Dư nợ được tập trung chủ yếu cho ngành công nghiệp và thương mại dịch vụ hai ngành này đã chiếm 62% tổng dư nợ; ngành xây dựng có tỷ trọng dư nợ khoảng 7%; còn lại các ngành như giao thông vận tải và bưu chính viễn thông; nông lâm nghiệp; ngành khác ở mức dưới 10% trong tổng dư nợ. So với định hướng cho vay của NHCT thì mức tăng dư nợ vào các ngành trong những năm qua là tương đối hợp lý. Tuy nhiên, theo tác giả, việc phân loại dư nợ theo ngành hiện nay chỉ mang tính tương đối,

37

chưa hoàn toàn chính xác vì các tiêu chí ngành dựa trên quy định của NHNN rất ngắn gọn và chưa rõ ràng. Nhiều khách hàng hoạt động trên nhiều lĩnh vực rất khác nhau phân loại chúng vào một ngành nghề nhất định, chưa kể khâu khai báo thông tin vào hệ thống thiếu chính xác của cán bộ tín dụng. Hơn nữa, chưa có báo cáo phân tích hiệu quả, rủi ro đối với từng ngành, từng lĩnh vực trong danh mục tín dụng để có định hướng trong việc cho vay.

Trong tỷ lệ cho vay xây dựng, chủ yếu là cho vay kinh doanh bất động sản. Đến nay, tỷ lệ cho vay lĩnh vực bất động sản đã gần sát mức khống chế của Hội đồng quản trị (10%) và trong thời gian vừa qua NHCT đã phê duyệt khá nhiều dự án bất động sản có mức vay lớn. Đây là một thị trường có sự biến động mạnh và tiềm ẩn khá nhiều rủi ro. Chủ yếu dư nợ cho vay dài hạn nên việc lường trước rủi ro khá khó khăn, khi thị trường bất động sản “đóng băng” thì khả năng thu hồi vốn vay bị ảnh hưởng mạnh.

+ Mức độ tập trung dư nợ theo chi nhánh: Qua bảng 2.3 cho thấy ở thời điểm cuối các năm 2010 - 2013, chỉ có 1 chi nhánh có mức dư nợ trên 3.000 tỷ đồng, đến nay con số này đã tăng lên 4 chi nhánh, chiếm tỷ trọng 14,1% tổng dư nợ cho vay. Các chi nhánh có quy mô dư nợ từ 1.000 đến 2.000 tỷ đồng tăng mạnh trong những năm qua và chiếm 42,4% tổng dư nợ toàn hệ thống.

Bảng 2.3. Mức độ tập trung dư nợ theo chi nhánh của NHCT Diễn biến quy mô dư

nợ chi nhánh 2010 2011 2012 2013 Số CN Tỷ trọng Số CN Tỷ trọng Số CN Tỷ trọng Số CN Tỷ trọng 1. Có dư nợ trên 3.000 tỷ đồng 1 7,0% 1 6,8% 4 14,5% 4 14,1% 2. Có dư nợ từ trên 2.000 - 3.000 tỷ đồng 3 9,2% 4 11,0% 2 4,7% 4 6,6% 3. Có dư nợ từ trên 1.000 - 2.000 tỷ đồng 14 22% 18 23,1% 33 35,8% 43 42,4% 4. Có dư nợ dưới 1.000 tỷ đồng 116 61,7% 115 59,1% 102 45,0% 90 36,9%

38

Việc tập trung dư nợ lớn vào một số chi nhánh của NHCT có 2 điểm rất đáng quan tâm:

Thứ nhất quy mô dư nợ quá lớn sẽ vượt năng lực quản trị và khả năng kiểm soát ở góc độ của một chi nhánh (51 chi nhánh có dư nợ trên 1.000 tỷ đồng, chiếm tới 64% tổng dư nợ), trong khi theo nghiên cứu của chúng tôi số lượng cán bộ tín dụng của chi nhánh có dư nợ lớn cũng không nhiều hơn chi nhánh có quy mô nhỏ dưới 1.000 tỷ đồng, số lượng cán bộ tín dụng chỉ chiếm trên dưới 30% tổng số cán bộ chi nhánh.

Thứ hai dư nợ tăng trưởng “nóng” ở một số chi nhánh Hà Nội và TP. HCM, đưa những chi nhánh này tham gia vào số lượng các chi nhánh quy mô dư nợ lớn. Thêm nữa, dư nợ lại được tập trung đáng kể ở một số ngành lĩnh vực chịu tác động mạnh của khủng hoảng kinh tế trong thời gian qua như đóng tàu, vận tải biển dẫn đến thời gian qua, một loạt các chi nhánh lớn hiệu quả kinh doanh thấp do nhiều khách hàng có dư nợ lớn phải cơ cấu lại nợ nên số tiền trích lập dự phòng rủi ro tăng. Như vậy, dạng rủi ro tín dụng tập trung vào nhóm khách hàng có rủi ro ngành nghề giống nhau của NHCT là đáng kể.

+ Về cam kết bảo lãnh ngoại bảng: Qua đồ thị 2.6 có thể thấy hoạt động tín dụng ngoại bảng của NHCT có xu hướng tăng mạnh trong 3 năm trở lại đây, tốc độ tăng trung bình 50%. Xu hướng này phù hợp với tốc độ tăng trưởng tín dụng và phù hợp với định hướng của NHCT trong thời gian qua giải quyết nhu cầu bảo lãnh đối với các đơn vị thi công, xây lắp (kể cả các đơn vị có nợ xấu, nợ xử lý rủi ro) để tạo nguồn trả nợ cũ cho Ngân hàng. Sau cú sốc trả thay cho Epco-Minh phụng, đến nay, NHCT chưa phát sinh khoản bảo lãnh trả thay nào. Tuy nhiên, giới hạn bảo lãnh cấp cho các Tổng công ty xây dựng, đóng tàu hiện rất lớn như TCT Xây dựng công trình giao thông 1 - Cienco 1 trên 1.000 tỷ đồng, nhóm khách hàng Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy VN - Vinashin gần 2.000 tỷ đồng… Hiện nay, NHCT chưa có đánh giá rủi ro về danh mục ngoại bảng. Trong xây dựng cơ bản, đóng tàu việc chậm trễ tiến độ, chưa đảm bảo chất lượng vẫn thường xuyên xảy ra và bên thi công vẫn thường đàm phán được với chủ đầu tư trong nước. Tuy nhiên, hiện nay, rất nhiều hợp đồng thực hiện với đối tác nước ngoài thì việc đàm phán khó khăn hơn. Trong trường hợp có vấn đề xảy

39

ra liên quan đến việc phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng đối với Ngân hàng là rất lớn.

Đồ thị 2.6. Số dư bảo lãnh của NHCT

Nguồn: Báo cáo thường niên từ năm 2009-2013

+ Tình hình nợ nhóm 2, nợ xấu trong danh mục tín dụng của NHCT: Nhìn tổng thể vào đồ thị 2.7 cho thấy trong bối cảnh môi trường tín dụng của Việt Nam có nhiều diễn biến không thuận lợi nhưng NHCT đã giảm được tỷ lệ nợ nhóm 2, nợ xấu qua các năm là một thành tích rất đáng kể. Trước năm 2008, tỷ lệ nợ xấu luôn duy trì ở mức gần 6%, đến nay tỷ lệ nợ xấu được khống chế dưới 2%. Trong năm 2012, NHCT tiếp tục thực hiện các giải pháp nâng cao chất luợng tín dụng, phân tán rủi ro, da dạng hoá các danh mục đầu tư tín dụng, quy dịnh các giới hạn cấp tín dụng, kiểm tra giám sát chặt chẽ tất cả các giai đoạn của quá trình cấp tín dụng nhằm phát hiện sớm, cảnh báo và ngan chặn rủi ro tín dụng, giảm thiểu nợ xấu. Tính dến 31/12/2012, tỷ lệ nợ xấu ở mức 1,64 %, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ trung bình toàn ngành.

40

Đồ thị 2.7. Diễn biến tỷ lệ nợ nhóm 2, nợ xấu của NHCT

Nguồn: Báo cáo thường niên từ năm 2009-2013

Những năm qua, NHCT đó có bước chuyển quan trọng trong việc tăng thu nhập từ dịch vụ ngoài dịch vụ tín dụng, tăng thu nhập từ các khoản đầu tư, tập trung xử lý thu hồi các khoản nợ tồn đọng đã xử lý rủi ro để cải thiện thu nhập, tăng vốn tự có theo lịch trình cơ cấu lại NHCT. Tuy nhiên, qua đồ thị 2.8- cơ cấu thu nhập của NHCT năm 2013, cho thấy:

Thu nhập từ tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng tới 80%, thu nhập từ các khoản đầu tư là 11,2%, phần thu nhập từ dịch vụ ngoài tín dụng vẫn chỉ có tỷ trọng ở mức khiêm tốn là 7,8%, thu nhập khác là 1,0%.

Phần chênh lệch lãi suất thực tế trong hoạt động tín dụng của NHCT bình quân qua 5 năm là 1,76%/năm, vẫn ở mức thấp so với mức bình quân chung của NHTM trong khu vực (3-3,5%/năm). Điều này cho thấy chênh lệch lãi suất thực tế trong kinh doanh tín dụng rất thấp, trường hợp có những cú sốc về RRTD thì khả năng chống đỡ của NHCT là rất mỏng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cơ cấu thu nhập tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng quyết định trong tổng thu nhập của NHCT, do vậy công tác quản trị rủi ro tín dụng cần phải được thường xuyên hơn, chuyên nghiệp hơn.

41

Đồ thị 2.8. Cơ cấu thu nhập năm 2013 của NHCT

Tín dụng, 80% Chuyển tiền, 11.20% Dịch vụ, 7.80% Khác, 1%

2.2.2 Thực trạng rủi ro tín dụng và công tác quản trị rủi ro tín dụng

Công tác quản trị rủi ro tín dụng trong thời gian qua tại NHCT luôn được quan tâm, điều này thể hiện ở chất lượng dư nợ cho vay: Tỷ lệ nợ đủ tiêu chuẩn luôn chiếm

Một phần của tài liệu Các giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 43)