TỔNG QUAN VỀNH TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Các giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 38)

7. Cấu trúc luận văn

2.1.TỔNG QUAN VỀNH TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

Ngày 26/03/1988: Thành lập các Ngân hàng Chuyên doanh, (theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng) sau khi tách ra từ một bộ phận của NHNN, các chi nhánh NHCT được lập ra trên cơ sở phòng tín dụng công thương nghiệp - NHNN tỉnh thành phố và một số chi nhánh NHNN quận, thị xã, huyện nơi có kinh tế công thương nghiệp và dịch vụ phát triển. NHCT trung ương làm công tác quản trị đầu mối, các chi nhánh trực tiếp hạch toán kinh doanh, quan hệ vay vốn và thanh toán qua chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố.

Đến ngày 14/11/1990: Chuyển Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam thành Ngân hàng Công thương Việt Nam,(theo Quyết định số 402/CT của Hội đồng Bộ trưởng), khẳng định NHCT là một NHTM có các thành viên và các chi nhánh hạch toán phụ thuộc, một pháp nhân hạch toán kinh tế độc lập.

Ngày 27/03/1993: Thành lập Doanh nghiệp Nhà nước có tên Ngân hàng Công thương Việt Nam, (theo Quyết định số 67/QĐ-NH5 của Thống đốc NHNN Việt Nam).

Ngày 21/09/1996: Thành lập lại Ngân hàng Công thương Việt Nam, (theo Quyết định số 285/QĐ-NH5 của Thống đốc NHNN Việt Nam).

Ngày 23/09/2008: Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án cổ phần hóa Ngân hàng Công thương Việt Nam, (theo Quyết định số 1354/QĐ-TTg).

Ngày 03/07/2009: Quyết định cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam,(theo Quyết định số 142/GP-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam).

28

Sau đó đến ngày 03/07/2009: Thống đốc NHNN chuẩn y Điều lệ tổ chức và hoạt động Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam,(theo Quyết định số 1573/GP- NHNN).

Hiện nay, NHCTVN là một trong bốn NHTM nhà nước lớn nhất Việt Nam, và được xếp hạng là một trong 23 doanh nghiệp đặc biệt của Việt Nam.

Các hoạt động chính của NHCT Việt Nam: cung cấp các dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ trong và ngoài nước, cho vay và đầu tư, tài trợ thương mại, bảo lãnh và tái bảo lãnh, kinh doanh ngoại hối, tiền gửi, thanh toán, chuyển tiền, dịch vụ thẻ, phát hành và thanh toán thẻ tín dụng trong nước và quốc tế, séc du lịch, kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm, cho thuê tài chính và nhiều dịch vụ tài chính - ngân hàng khác.

Để hoàn thiện các dịch vụ liên quan hiện có nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, đồng thời tạo đà cho sự phát triển và hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế, NHCT Việt Nam luôn có tầm nhìn chiến lược trong đầu tư và phát triển, tập trung ở 3 lĩnh vực:

Phát triển nguồn nhân lực, Phát triển công nghệ và Phát triển kênh phân phối.

2.1.2 Các thành tựu

Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Là Ngân hàng thương mại nhà nước lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng Việt Nam.

Có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 01 Sở giao dịch, 150 Chi nhánh trong nước 02 chi nhánh nước ngoài và trên 1000 Phòng giao dịch/ Quỹ tiết kiệm.

Có 7 Công ty hạch toán độc lập là Công ty Cho thuê Tài chính, Công ty Chứng khoán Công thương, Công ty TNHH MTV Quản trị Nợ và Khai thác Tài sản, Công ty TNHH MTV Bảo hiểm, Công ty TNHH MTV Quản lý Quỹ, Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý, Công ty TNHH MTV Công đoàn và 3 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin, Trung tâm Thẻ, Trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

29

Là thành viên sáng lập và là đối tác liên doanh của Ngân hàng INDOVINA. Có quan hệ đại lý với trên 900 ngân hàng, định chế tài chính tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

Là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000. Là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội ngân hàng Châu Á, Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), Tổ chức Phát hành và thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế…

Là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thương mại điện tử tại Việt Nam, đáp ứng yêu cầu quản trị & kinh doanh.

Là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam mở chi nhánh tại Châu Âu, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của nền tài chính Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới.

Không ngừng nghiên cứu, cải tiến các sản phẩm, dịch vụ hiện có và phát triển các sản phẩm mới nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng.

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT giai đoạn 2009-2013

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013

Tổng tài sản 243.785 367.731 460.604 503.530 576,368

Nguồn vốn huyđộng 220.591 257.135 289.105 307.699 511,670

Dư nợ cho vay 163.170 234.205 293.434 333.356 460,079

Vốn chủ sở hữu 12.572 18.201 28.491 33.624 54,075 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong đó Vốnđiềulệ 11.253 15.172 20.230 26.219 37,234

Lợi nhuận trướcthuế 3.373 4.638 8.392 8.168 7,751

Lợi nhuận sau thuế 2.583 3.445 6.259 6.169 5,808

ROA 1.06 0.94 1.36 1.23 1.40

30

Đồ thị 2.1 Quy mô tổng tài sản, nguồn vốn huy động, dư nợ cho vay

Nguồn: Báo cáo tài chính được kiểm toán của VIETINBANK

Tổng tài sản tại 31/12/2013 là 576.368 tỷ đồng, tăng 14,5% so với 31/12/2012, tương ứng tăng 72.838 tỷ đồng. Sự gia tăng này chủ yếu là do việc tăng các khoản cho vay của khách hàng và tăng các chứng khoán đầu tư. Tổng tài sản tại 31/12/2012 là 503.530 tỷ đồng, tăng 10% so với 31/12/2011, tương ứng tăng 43.110 tỷ đồng. Sự gia tăng này chủ yếu là do việc tăng các khoản cho vay của khách hàng và tăng các chứng khoán đầu tư. Tổng tài sản tại 31/12/2011 là 460.420 tỷ đồng, tăng 25,21% so với 31/12/2010, tương ứng tăng 92.689 tỷ đồng. Sự gia tăng này chủ yếu là do việc tăng các khoản cho vay của khách hàng, các khoản tiền gửi và cho vay tại các ngân hàng khác, và tăng tiền gửi tại NHNN.Tổng tài sản tại 31/12/2010 là 367.731 tỷ đồng, tăng 50,84% so với 31/12/2009, tương ứng tăng 123.946 tỷ đồng. Sự gia tăng này chủ yếu là do việc tăng các khoản cho vay của khách hàng, khoản tiền gửi và cho vay tại các ngân hàng khác, và tăng các chứng khoán đầu tư.

Tương ứng với tốc độ gia tăng của tổng tài sản, nguồn vốn cũng có sự gia tăng đáng kể qua các năm. Sự gia tăng nguồn vốn tại 31/12/2013 so với 31/12/2012 và 31/12/2012 so với 31/12/2011 chủ yếu là do sự gia tăng tiền gửi từ khách hàng, các khoản tiền gửi và vay của TCTD khác. Sự gia tăng nguồn vốn tại 31/12/2011 so với 31/12/2010 chủ yếu là việc tăng các khoản tiền gửi của khách hàng và các khoản phải

31

trả khác từ khách hàng, các khoản tiền gửi và vay từ các ngân hàng khác, các khoản nợ phát hành, vốn vay khác, vốn và quỹ dự trữ. Trong khi đó, sự gia tăng tại 31/12/2010 so với 31/12/2009 chủ yếu là do việc tăng các khoản tiền gửi và các khoản phải trả của khách hàng, vốn và quỹ dự phòng, các khoản vay từ Bộ tài chính và NHNN Việt Nam và các khoản tiền gửi và tiền vay từ các ngân hàng khác.

Vốn chủ sở hữu tại 31/12/2013 là 54.075 tỷ đồng, tăng 20.451 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2012, tỷ lệ tăng tương ứng 60,82%, chủ yếu là do chủ yếu do tăng vốn việc bán 19,73% cổ phần cho Ngân hàng TOKYO-MITSUBISHI (BTMU), tăng vốn 14% thông qua việc phát hành cổ phần cho các cổ đông hiện hữu và các khoản thu nhập chưa phân bổ. Vốn chủ sở hữu tại 31/12/2012 là 33.624 tỷ đồng, tăng 5.134 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2011, tỷ lệ tăng tương ứng 18,02%, chủ yếu là do thu nhập giữ lại. Vốn chủ sở hữu tại 31/12/2011 tăng 56,54% so với 31/12/2010, tương ứng tăng 10.290 tỷ đồng, chủ yếu do tăng vốn 1.689 tỷ đồng từ việc bán 10% cổ phần cho IFC và Quỹ IFC, tăng vốn 3.373 tỷ đồng thông qua việc phát hành cổ phần cho các cổ đông hiện hữu vào tháng 12/2011 và các khoản thu nhập chưa phân bổ. Trong đó vốn chủ sở hữu tại 31/12/2010 tăng 44,77% so với 31/12/2009, tương ứng tăng 5.629 tỷ đồng chủ yếu do thu nhập giữ lại.

Lợi nhuận sau thuế tăng trưởng mạnh qua các năm, năm 2011 tăng 81,68% tương ứng tăng 2.814 tỷ đồng, nguyên nhân chủ yếu từ do tăng lãi thuần và thu nhập tương tự. Lãi biên của NH năm 2011 là 5,1% tăng so với năm 2010 là 4,1% do sự gia tăng lãi suất cho vay và khả năng NH huy động vốn từ tiền gửi có chi phí thấp. Trong năm 2010, lợi nhuận sau thuế tăng 33,37% so với năm 2009 tương ứng tăng 862 tỷ đồng, nguyên nhân tương tự như năm 2011. Lợi nhuận năm 2012 có sự giảm nhẹ so với năm 2011 (-90 tỷ đồng # 1,44%), do chi phí hoạt động năm 2012 có sự tăng nhẹ. Nhưng, năm 2013 có sự giảm nhẹ mạnh hơn so với năm 2012 (-361 tỷ đồng # 0,59%), do năm 2013 là năm khó khăn chung của nền kinh tế, các chi phí hoạt động năm 2013 tăng cao. Tuy nhiên đến hết quý I năm 2014, lợi nhuận sau thuế tăng 9,35% lên 1.139,96 tỷ đồng, trong khi lợi nhuận trước thuế là 1.457,7 tỷ đồng, tăng 6,4% so với cùng kỳ năm trước.

32

2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHCT 2.2.1 Thực trạng hoạt động tín dụng tại NHCT 2.2.1 Thực trạng hoạt động tín dụng tại NHCT

NHCT đã phát triển một hệ thống sản phẩm dịch vụ đa dạng tại Việt Nam, bao gồm: nhận tiền gửi, cho vay, bảo lãnh, tài trợ dự án, cho thuê tài chính, kinh doanh chứng khoán, kinh doanh ngoại hối, tài trợ xuất nhập khẩu và cung cấp các dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế cho các Ngân hàng đại lý, Ngân hàng bán buôn và khách hàng là các Ngân hàng quốc tế. Các khách hàng của NHCT là các tổ chức kinh tế thuộc các ngành kinh tế như cũng như các cá nhân tại hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước.

Với những sản phẩm tín dụng hiện hành, đứng trên góc độ quản trị rủi ro, tác giả phân chia sản phẩm tín dụng của NHCT phục vụ nhóm khách hàng là tổ chức kinh tế, cá nhân kinh doanh như sau:

Sản phẩm cho vay ngắn hạn: là những khoản có thời hạn cho vay đến 12 tháng, thông thường tài trợ cho vốn lưu động của doanh nghiệp.

Cho vay trung hạn: là những khoản cho vay từ trên 12 tháng đến 5 năm. Cho vay dài hạn: là những khoản cho vay với thời hạn trên 5 năm. Cho vay ngoại tệ theo quy định hiện hành của NHNN về quản trị ngoại hối.

Tài trợ thương mại, NHCT cung cấp nhiều loại tín dụng liên quan đến thương mại cho khách hàng nhằm hỗ trợ cho xuất nhập khẩu hàng hoá ra vào Việt Nam.

Đồng tài trợ với tư cách là thành viên hay Ngân hàng đầu mối NHCT đã thu xếp nhiều dự án lớn trọng điểm của quốc gia.

Bảo lãnh bao gồm sản phẩm theo yêu cầu khách hàng như: Bảo lãnh dự thầu; bảo lãnh thực hiện hợp đồng; bảo lãnh thanh toán tạm ứng; bảo lãnh bảo hành sản phẩm.

Các sản phẩm phái sinh tương đương sản phẩm tín dụng, phần lớn mới triển khai ở Trụ sở chính và một số chi nhánh Hà Nội và TP. HCM như hợp đồng hoán đổi; các giao dịch ngoại hối.

33

Các sản phẩm tín dụng đối với khách hàng cá nhân, mục đích tiêu dùng: bao gồm: Cho vay mua nhà trả góp, Cho vay mua ô tô và Thẻ tín dụng.

2.2.1.1 Tăng trưởng dư nợ hằng năm

So với năm liền trước, tốc độ tăng trưởng dư nợ của NHCT qua các năm là: năm 2009 tăng trưởng 24.1%; năm 2010 là 25.6%, năm 2011 tăng 13.6%, năm 2012 13.3%, năm 2013 là 13,4% (bảng 2.2 - Tăng trưởng dư nợ tín dụng quan các năm). Nếu lấy mốc so sánh định gốc thì dư nợ cuối năm 2013 tăng trưởng 60% so với năm 2009, một mức tăng trưởng khá nhanh, mặc dù năm 2013 nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng kinh tế suy giảm, lạm phát và nhập siêu tăng cao, thị trường chứng khoán và bất động sản không ổn định, sản xuất các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Năm 2013 cũng là năm chứng kiến sự biến động chưa từng có của công tác điều hành chính sách tiền tệ của NHNN. Chính sách tiền tệ từ định hướng thắt chặt và linh hoạt nửa đầu năm 2013 sang nới lỏng một cách thận trọng những tháng cuối năm. Theo đó, NHNN đã liên tục điều chỉnh tăng, giảm lãi suất cơ bản, tỷ lệ dữ trữ bắt buộc, biên độ tỷ giá... Vì vậy, kết quả tăng trưởng tín dụng năm 2013 đạt được là một sự nỗ lực rất lớn của Ngân hàng. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế gặp khó khăn, sự tăng trưởng nhanh về dư nợ không gắn liền với việc tái cơ cấu cần thiết các hoạt động khác, nhất là hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng tiềm ẩn nguy cơ tái gia tăng nợ nhóm 2, nợ xấu, giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Tỷ trọng dư nợ cho vay trong tổng tài sản của NHCT trong những năm gần đây chiếm trên dưới 60% tổng tài sản. Tỷ trọng này đã có xu hướng giảm so với các năm trước nhưng vẫn còn ở mức khá cao so với định hướng phát triển các Ngân hàng hiện nay là tăng mạnh cơ cấu dịch vụ.

Bảng 2.2. Tăng trưởng dư nợ tín dụng qua các năm của NHCT. Đơn vị:%

Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng qua các năm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2009 2010 2011 2012 2013

24,1% 25.6% 13.6% 13,3% 13,4%

34

3.2.1.2 Phân tích Cơ cấu dư nợ cho vay

+ Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế:

Đồ thị 2.2. Cơ cấu cho vay theo thành phần kinh tế của NHCT

Nguồn: Báo cáo sơ kết hoạt động kinh doanh năm 2013

Qua đồ thị 2.2 cho thấy tỷ trọng dư nợ cho vay được điều chỉnh giảm tương đối nhanh ở khu vực DNNN, từ trên 50% những năm 2009 trở về trước xuống còn 18,8% ở thời điểm 31/12/2013; tương ứng nhóm khách hàng là Công ty cổ phần, Công ty TNHH có tỷ trọng dư nợ tăng từ 20% lên 36%; nhóm khách hàng là doanh nghiệp tư nhân và cá thể tăng lên đáng kể, chiếm 19%; nhóm khách hàng là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hợp tác xã và nhóm khác có tỷ trọng dư nợ nhỏ từ 2% đến 3% và gần như ít biến động qua các năm. Nhìn nhận trên nguyên tắc quản trị rủi ro được trình bày trong chương 1, tác giả nhận thấy việc điều chỉnh giảm tỷ trọng cho vay vào nhóm DNNN là phù hợp. Tuy nhiên, có hai lưu ý ở đây là: (1) về số tuyệt đối dư nợ của DNNN vẫn tăng và chủ yếu tăng vào dư án cho vay dài hạn, mức rủi ro chưa thể đo lường hết; (2) bên cạnh đó, việc chuyển đổi DNNN thành công ty cổ phần, công ty

TNHH một thành viên…cũng làm cho dư nợ DNNN chuyển theo, bản chất vẫn là dư

nợ cũ chưa được rà soát đánh giá rủi ro đầy đủ.

+ Cơ cấu dư nợ phân theo quy mô của khách hàng: Quản trị dư nợ cho vay theo nhóm khách hàng lớn, khách hàng vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân. Đây là hướng

35

chuyển khá quan trọng trong quản trị rủi ro tín dụng theo quy mô cho vay. Khách hàng lớn của NHCT chủ yếu là các tổng công ty nhà nước, nhưng thu thập đánh giá nhóm khách hàng này chưa đầy đủ. Do cho vay chung theo một quy trình và mức lãi suất cho vay bình quân với từng nhóm khách hàng chưa được thống kê, vì vậy, dự tính rủi ro

Một phần của tài liệu Các giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 38)