Kịp thời ban hành, hướng dẫn chi tiết thực hiện các quyết định chính sách của Ngân hàng Nhà nước cho toàn bộ chi nhánh.
Đưa ra chính sách lãi suất phù hợp và hấp dẫn với khách hàng để đảm bảo
ổn định nguồn vốn, từđó nâng cao hiệu quả kinh doanh. Trên cơ sởđó, Hội sở cần xem xét, xây dựng mức giá “mua vốn” ưu tiên hơn cho chi nhánh Hà Nam nhằm tăng tính cạnh tranh và linh động của chi nhánh, đề ra khung giá “mua/bán” vốn phân chia theo từng khu vực, theo từng đối tượng khách hàng khác nhau. Cụ thể:
Ứng với các mức giá “mua vốn” hiện tại, giá “mua vốn” đề xuất có thể tăng lên 2- 3% đồng thời giá “bán vốn” cũng sẽ có phần tăng theo nhằm kích thích khả năng cạnh tranh phát triển của chi nhánh.
Ngân hàng cần kiểm tra một cách thường xuyên để sớm phát hiện và điều tiết cơ cấu nguồn vốn cũng như hiệu quả của hoạt động huy động vốn. Khi mà cơ cấu nguồn vốn trung, dài hạn đang chiếm tỉ trọng thấp như hiện nay, trong khi nhu cầu sử dụng lại cao, Hội sở nên xây dựng nhiều mức lãi suất với nhiều kỳ hạn khác nhau (1 tháng, 2 tháng, 3-5 tháng, 6-11 tháng,...). Với các kỳ hạn dài cần tăng lãi suất 0,5 - 1%, kỳ hạn từ 1 năm trở lên thì lãi suất cao hơn hẳn từ 1,5 - 2% nhằm tăng nguồn vốn huy động dài hạn.
80
Tăng thêm chỉ tiêu tuyển dụng nhân sự hàng năm, bổ sung cán bộ có chuyên môn, nghiệp vụ cho chi nhánh trong thời gian tới, tháo gỡ tình trạng thiếu hụt nhân lực trong hoạt động giao dịch và huy động vốn nhằm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Chú trọng công tác hiện đại hóa công nghệ ngân hàng. Đây là một trong những chìa khóa để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, góp phần mở rộng quy mô nguồn vốn huy động, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh. Để giảm thời gian và chi phí trong hoạt động huy động vốn, ngân hàng cần đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức quản lý, hoạt động giao dịch phục vụ cho công tác huy động vốn. Ngân hàng cần tập trung đầu tư, phát triển công nghệ, thực hiện chương trình hiện đại hóa ngân hàng. Với công nghệ mới, hồ sơ thông tin của khách hàng sẽ được chuẩn hóa, luôn được cập nhật chính xác trong toàn hệ thống. Các chương trình như phần mềm tính lãi, tính phí, quản lý nguồn vốn, lọc thông tin khách hàng,... sẽ giúp cho các cán bộ giảm được khối lượng lớn công việc, tiết kiệm thời gian cũng như chi phí cho ngân hàng.
Đổi mới cơ chế quản lý phù hợp với mô hình ngân hàng hiện đại, tăng thêm các sản phẩm, dịch vụ tiện ích trong lĩnh vực ngân hàng và tài chính, nghiên cứu và triển khai các nghiệp vụ của ngân hàng hiện đại như cho phép triển khai dịch vụ
thanh toán hoá đơn online trên đại bàn tỉnh Hà Nam (hiện vẫn đang thí điểm tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh,...)
Củng cố và mở rộng hợp tác với các ngân hàng trong nước và quốc tế, khẳng định vị thế chủ lực của Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam trên thị trường trong nước và tạo cơ sở vững chắc cho quá trình hội nhập quốc tế. Tìm kiếm thêm các khách hàng tổ chức có tiềm năng trong sử dụng các sản phẩm Thu hộ - Chi hộ, thanh toán hoá đơn,... nhằm tạo thêm nguồn thu nhập cho các chi nhánh.
Tạo điều kiện cho chi nhánh trong việc tăng cường mở rộng cơ sở vật chất kỹ
thuật tại trụ sở cũng như các phòng giao dịch, góp phần nâng cao vị thế của ngân hàng trong tiến trình hội nhập.
81
Phát huy sức mạnh tập thể, thực hiện đoàn kết dân chủ công khai, chăm lo và cải thiện đời sống sinh hoạt, điều kiện làm việc của cán bộ. Thường xuyên tổ
chức khoá tập huấn, nâng cao kiến thức nghiệp vụ bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ trong toàn hệ thống của mình. Tổ chức có hiệu quả các phong trào thi đua tạo không khí tươi vui, hăng hái hoạt động kinh doanh đạt kết quả cao trong hệ thống Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam.
Kết luận chương III
Để tận dụng được những cơ hội đang có, khắc phục những thách thức và hạn chế những khó khăn đặt ra trong công tác huy động vốn, chi nhánh ngân hàng cần chủ động triển khai các biện về kinh tế, kỹ thuật và con người để mở rộng quy mô nguồn vốn huy động, từđó nâng cao hiệu quả kinh doanh.
82
KẾT LUẬN
Hoạt động huy động vốn là một trong những nghiệp vụ quan trọng nhất của các Ngân hàng thương mại, nó mang lại nguồn thu nhập chủ yếu trong hoạt động của ngân hàng. Có thể nói, hoạt động huy động vốn đóng vai trò quyết định đến thành công của ngân hàng. Nguồn vốn có ổn định và dồi dào mới có thể cung ứng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, trong giai đoạn khó khăn và khan hiếm nguồn vốn như hiện nay, việc mở rộng quy mô, gia tăng nguồn vốn huy động là một vấn đề vô cùng quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường, nó không chỉ là vấn đề sống còn của ngân hàng thương mại mà nó còn có ý nghĩa to lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Việc củng cố, hoàn thiện và mở rộng quy mô nguồn vốn huy động là một vấn đềđòi hỏi phải được thực hiện thường xuyên và nghiêm túc.
Đề tài đã đề cập đến việc phân tích cơ sở lí luận, những chỉ tiêu đánh giá, những nhân tốảnh hưởng đến nguồn vốn huy động. Đồng thời, phân tích thực trạng quy mô, cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Nam. Từ đó đề xuất một số giải pháp mở rộng quy mô nguồn vốn huy động tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Nam nhằm thu hút nguồn vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh và phát triển nền kinh tế
bền vững nói chung và bản thân Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Nam nói riêng.
Do đề tài nghiên cứu rộng và phức tạp, bản thân tác giả còn nhiều hạn chế, luận văn còn tồn tại khiếm khuyết. Tác giả mong muốn nhận được nhiều ý kiến
đóng góp của các nhà khoa học, các nhà quản lý và các bạn đọc quan tâm đến lĩnh vực này.
83
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển - CN Hà Nam (2008, 2009, 2010, 2011, 2012), Báo cáo thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh.
2
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển – CN Hà Nam (2008,2009, 2010, 2011, 2012) Báo cáo thị phần hoạt động các ngân hàng trên địa bàn tại thời điểm 31/12/2008, 31/12/2009, 31/12/ 2010, 31/12/2011, 31/12/2012
3
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển - CN Hà Nam (2008,2009, 2010, 2011, 2012), Báo cáo Ngân hàng nhà nước Hà Nam về tình hình hoạt động của NH TMCP ĐT&PT - CN Hà Nam.
4 Giáo trình Tài chính tiền tệ - Viện Đại học Mở Hà Nội.
5 Tài liệu giảng dạy môn lý thuyết tiền tệ Ngân hàng Trường Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội.
6 Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng, NXB Thống kê Hà Nội - 2000
7 Đại hội công nhân viên chức 2008, 2009, 2010,2011,2012 của Ngân hàng TMCP ĐT và PT Việt Nam - Chi nhánh Hà Nam.
8 Quyết định 1627/QĐ - NHNN ngày 31/12/2001 9 Quốc Hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng, www.vietlaw.gov.vn 10 Quốc hội www.na.gov.vn 11 Chính phủ www.chinhphu.vn 12 Bộ Tài chính www.mof.gov.vn 13 BIDV www.bidv.com.vn 14 Hà Nam www. hanam.gov.vn
15 Thông tư số 13/2010/NHNN ngày 20/05/2010 của NHNN Việt Nam quy