Việc áp dụng cơ chế một giá trong việc “mua/bán” vốn giữa HSC và các chi nhánh trong toàn hệ thống như hiện nay là một hạn chế rất lớn. Chi nhánh không thể
linh động đưa ra mức lãi suất cạnh tranh hơn do bị phụ thuộc vào lãi suất “mua/bán” vốn với HSC.
Tình hình khó khăn chung của toàn bộ nền kinh tế trong nước và thế giới những năm gần đây, lạm phát tăng cao, giá cả các yếu tố đầu vào tăng,... cùng với sự biến
động bất thường của thị trường buộc chính phủ phải hạ lãi suất tiền gửi khiến tâm lý khách hàng e dè khi đem tiền đi gửi ngân hàng.
Môi trường pháp lý chưa đầy đủ, đồng bộ, còn bộc lộ một số bất cập, vướng mắc, không phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, một số quy định chưa rõ ràng dẫn đến cách hiểu không thống nhất và khó thực hiện.
Khi mà các khách hàng ngày càng khó tính hơn trong việc lựa chọn ngân hàng để sử dụng các sản phẩm, dịch vụ thì càng ngày càng nhiều các ngân hàng, các tổ chức tín dụng xuất hiện trên địa bàn tỉnh Hà Nam, điều này đã làm giảm thị phần của chi nhánh và tăng sự cạnh tranh giữa các ngân hàng.
64
Kết luận chương II
Việc phân tích và đánh giá thực trạng quy mô nguồn vốn huy động tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Hà Nam, từđó đưa ra được những thành công cũng như hạn chế và tìm được nguyên nhân đòi hỏi chi nhánh cần nỗ lực hơn nữa để khắc phục, đặc biệt là trong giai đoạn nền kinh tếđang gặp phải khó khăn như hiện nay.
65
CHƯƠNG III
KHUYẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG QUY MÔ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ NAM