dư thừa này, sau khi đã tính toán đầy đủ nguồn đảm bảo khả năng thanh toán, chi nhánh đã tiến hành gửi kỳ hạn ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam, tránh việc để ứđọng vốn một cách vô ích và góp phần điều hòa vốn cho toàn hệ thống. Với nguồn vốn mạnh tạo điều kiện cho chi nhánh mở rộng hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ…
2.2.3.2 Phân tích mối quan hệ giữa nguồn vốn ngắn hạn và cho vay trung, dài hạn hạn
Bảng 2.11: Tình hình huy động và cho vay trung, dài hạn
Đơn vị: Triệu đồng
Cuối kỳ
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Nguồn vốn trung, dài hạn 225.174 385.341 474.774
Dư nợ tín dụng trung, dài hạn 516.564 582.497 620.015 Dư nợ tín dụng trung, dài hạn được
tài trợ bởi nguồn vốn ngắn hạn 291.390 197.156 145.241 (Nguồn: phòng Kế hoạch tổng hợp – BIDV Chi nhánh Hà Nam)
Nguồn vốn trung và dài hạn của chi nhánh không đủ đáp ứng nhu cầu vốn cho các khoản vay trung và dài hạn. Theo thông tư 15/2009/TT-NHNN ngày 10/08/2009, một ngân hàng được phép sử dụng tối đa 30% nguồn vốn ngắn hạn để
cho vay trung và dài hạn, thay vì 40% theo quy định ban hành kèm theo quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN. Nếu tính như vậy thì chi nhánh Hà Nam vẫn đảm bảo
được yêu cầu về sử dụng vốn. Tuy nhiên, việc sử dụng vốn như vậy đem lại rủi ro cho Ngân hàng, ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng, nhất là khi các nguồn vốn ngắn hạn đến hạn. Đứng trước vấn đề đó, chi nhánh BIDV Hà Nam
đã có sựđiều chỉnh, tỉ lệ nguồn vốn ngắn hạn dùng để tài trợ cho tín dụng trung và dài hạn ngày càng giảm và giảm với tốc độ khá nhanh, đến năm 2012 chỉ còn 10%, cho phép chi nhánh giảm thiểu rủi ro, đồng thời tận dụng nguồn vốn ngắn hạn có
60
chi phí rẻ hơn. Chi nhánh Hà Nam trong những năm tới cần tiếp tục đặc biệt quan tâm tới việc sử dụng vốn, đảm bảo duy trì một tỉ lệ sử dụng vốn ngắn hạn đểđầu tư
trung và dài hạn ở mức hợp lý.