Mở rộng mạng lưới hoạt động để tăng quy mô nguồn vốn huy động

Một phần của tài liệu Luận văn: Phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Chi nhánh Cái Khế TP. Cần Thơ ppt (Trang 49 - 50)

còn ở hình thức cạnh tranh lãi suất. Việc huy động vốn qua hình thức phát hành thẻ còn hạn chế do Chi nhánh chưa kết nối rộng rãi hệ thống thanh toán thẻ với các tổ chức thẻ trong và ngoài nước, chưa thực sự tiện ích cho khách hàng trong giao dịch thẻ, từ đó hạn chế huy động loại tiền này trong khi lãi suất cho nó gần như không có. Mặt khác, huy động vốn của Chi nhánh còn chủ yếu ở hình thức huy động vốn ngắn hạn, chưa phù hợp với kỳ hạn sử dụng vốn.

Về tín dụng, hoạt động cấp tín dụng của Chi nhánh thông qua đơn xin vay, phương án sản xuất kinh doanh và tài sản thế chấp cầm cố. Trong khi đó các hình thức tín dụng mới chưa được mở rộng như: tín dụng thấu chi, chiết khấu thương phiếu, chứng từ có giá, cho vay trả góp, bao thanh toán và cho vay mua cổ phần tín dụng dự án…,các hình thức tín dụng như cho thuê tài chính, bảo lãnh chưa được áp dụng ở Chi nhánh, nên chưa đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.

5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN VÀCHO VAY VỐN CHO VAY VỐN

5.2.1.Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn

Trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng thì nguồn vốn huy động phải chiếm tỷ trọng lớn từ 70% trở lên thì nguồn vốn của ngân hàng được xem là lý tưởng. Bởi vì, chi phí cho nguồn vốn huy động là thấp so với nguồn vốn khác, từ đó ngân hàng tận dụng nguồn vốn này cho các nghiệp vụ sử dụng vốn tăng thu nhập. Đối với từng ngân hàng mà công tác huy động vốn được vận dụng dưới nhiều hình thức khác nhau, riêng Eximbank Cái Khế với đặc thù riêng về cơ cấu hoạt động và vị trí địa lý, để đạt được hiệu quả trong công tác huy động vốn Chi nhánh cần thực hiện những giải pháp sau:

5.2.1.1. Mở rộng mạng lưới hoạt động để tăng quy mô nguồn vốn huyđộng động

Được đặt tại trung tâm thương mại Cái Khế thuộc Thành phố bậc nhất khu vực, với những lợi thế về lượng khác hàng lớn nên nhu cầu giao dịch và tiết kiệm nhiều, nhưng lại có nhiều ngân hàng khác cùng hoạt động, do đó Chi nhánh gặp không ít khó khăn trong cạnh tranh thị phần. Cho nên việc mở rộng mạng lưới hoạt động ra những địa bàn lân cận giàu tiềm năng để khai thác lượng khách hàng mới là việc Chi nhánh đã từng làm và cần làm tốt hơn. Những địa bàn mà Chi nhánh cần tìm

đến là các khu công nghiệp ở các tỉnh có lợi thế cạnh tranh cao. Vì nơi đây nhu cần về thanh toán và tiết kiệm của doanh nghiệp và cư dân cao, từ đó thu hút được nguồn tiền gởi thanh toán và tiền gởi tiết kiệm. Để thực hiện được điều này Chi nhánh cần có nguồn vốn trong giai đoạn đầu thành lập phòng giao dịch, nguồn vốn này có thể được trích lập từ nguồn vốn tự có của Chi nhánh khi đã đảm bảo nguồn quỹ dự phòng đảm bảo thanh khoản và phần nguồn vốn huy động trong dài hạn.

Một phần của tài liệu Luận văn: Phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Chi nhánh Cái Khế TP. Cần Thơ ppt (Trang 49 - 50)