Đvt: %
Chỉ tiêu 2006 2007 2008
Ngành ngân hàng VN 56,00 37,80 21
Hệ thống Eximbank 124 81 15
Eximbank – Cái Khế 72,30 45,80 18
(Nguồn: Hiệp hội ngân hàng Việt Nam, báo cáo kết quả hoạt động Eximbank, phòng Kế toán tổng hợp Eximbank Cái Khế)
Phần trăm 124% 21% 37.80% 56.00% 15% 81% 18% 45.80% 72.30% 0.00% 20.00% 40.00% 60.00% 80.00% 100.00% 120.00% 140.00% 2006 2007 2008
Ngành ngân hàng VN Hệ thống Eximbank Eximbank - Cái Khế
Năm Hình 4: TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG CỦA NGÀNH NGÂN HÀNG,
Doanh số cho vay của Chi nhánh nhìn chung cao hơn toàn ngành nhưng thấp hơn toàn hệ thống. Trong 3 năm, doanh số cho vay của toàn ngành, hệ thống và Chi nhánh đều giảm dần đặc biệt là trong năm 2008. Một số lý do cơ bản diễn ra trong nền kinh tế tác động đến tăng trưởng tín dụng của Chi nhánh qua từng năm như sau:
Năm 2007, việc mở rộng các dự án đầu tư trong nước thông qua chính sách nới lỏng tiền tệ của Chính phủ. Trong giai đoạn những tháng đầu năm tăng trưởng của toàn ngành là khá cao nhưng có hướng giảm nhẹ vào giai đoạn cuối năm do Chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ vì lạm phát tăng cao (12,63%) vào cuối năm. Từ đó ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của toàn ngành cũng như của Chi nhánh trong địa bàn, vì khi đó việc tiếp cận nguồn vốn của khách hàng sẽ rất hạn chế trước tình hình lạm phát cao và lãi suất cho vay tăng khi đó doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn vay với lãi suất cao sẽ kinh doanh không hiệu quả, làm giảm doanh số cho vay.
Trong năm 2008, là năm tăng trưởng tín dụng Chi nhánh xuống thấp cũng như của toàn ngành và toàn hệ thống, với những biến động kinh tế đã trình bài ở phần trước và thể hiện ở một số mặt cơ bản trong toàn ngành cũng như ở Chi nhánh như sau:
Thứ nhất, căng thẳng vốn khả dụng và thanh khoản. Từ đầu năm, hoạt động của các ngân hàng thương mại bắt đầu xuất hiện hiện tượng khan hiếm tiền VND, nhiều ngân hàng đồng loạt hạn chế (thậm chí ngừng hẳn có thời hạn) cho vay ra do khó khăn thanh khoản và căng thẳng vốn khả dụng làm giảm doanh số cho vay.
Thứ hai, rào cản lãi suất cao. Từ tháng 4, lãi suất huy động của các ngân hàng bắt đầu bước vào cuộc đua nóng sốt nhất trong lịch sử. Lãi suất cho vay đầu ra được điều chỉnh tăng theo cân đối. Nhưng mức lãi suất 24% - 25% đối với VND trở thành một thách thức lớn đối với khả năng sinh lời của các doanh nghiệp vay vốn, cũng như hạn chế khả năng tiếp cận nguồn vốn của người dân. Về sau lãi suất cho vay đã thực hiện theo cơ chế mới nhưng mức tối đa 21%/năm vẫn là một chi phí lớn nên các doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn.
Từ những nguyên nhân trên, đó là diễn biến chung của toàn ngành cũng như của Chi nhánh dưới tác động của nền kinh tế, sau đây là những biến động cụ thể trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh.
a. Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế
Bảng 7: DOANH SỐ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NGÂN HÀNG
Đvt: Tr.đồng 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu Số tiền trọngTỷ (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ(%) Sốtiền Tỷ lệ(%) DN NN 13.250 3,9 25.315 5,1 19.516 3,3 12.065 91,1 (5.799) (22,9) DN ngoài quốc doanh 198.253 58,8 310.122 63,1 350.711 51,2 111.869 56,4 40.589 13,1 Thành phần khác 125.374 37,3 155.771 31,8 209.398 45,5 30.397 24,2 53.627 34,4 Tổng 336.842 100 491.208 100 579.625 100 154.366 45,82 88.417 17,9
(Nguồn: Phòng tín dụng Eximbank Cái Khế)
Nhìn chung trong 3 năm, doanh số cho vay có sự trên lệch tỷ trọng lớn giữa các thành phần kinh tế. Có sự biến động chung theo hướng tăng mạnh doanh số năm 2007 và tăng chậm trong năm 2008 là do sự thay đổi chính sách của Chi nhánh dưới sự biến động của nền kinh tế.
Trong năm 2006, doanh số cho vay của DNNN chiếm tỷ trọng thấp và cả hai năm sau. Do DNNN thường hoạt động kém hiệu quả nên cho vay rủi ro sẽ cao, do đó Chi nhánh hạn chế cho vay trong thành phần này. Khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh (DNNQD) chiếm tỷ trọng cao nhất 58.8%. Vì khối doanh nghiệp này hoạt động kinh doanh với số lượng lớn, có cơ chế kinh doanh hiệu quả nên đây là đối tượng khách hàng chính của Chi nhánh nên Chi nhánh rất thông thoáng và đơn giản thủ tục trong quá trình cho vay. Mặt khác, giai đoạn cuối năm 2006, nước ta gia nhập WTO tạo cơ hội tốt cho kinh doanh của các doanh nghiệp do đó các doanh nghiệp mở rộng cơ sở sản xuất nên nhu cầu nguồn vốn rất lớn.
Trong năm 2007, doanh số cho vay đều tăng ở cả 3 thành phần: DNNN tăng 91.1%. DNNQD tăng 56.4% và các hộ kinh doanh nhỏ lẻ, tiêu dùng tăng 24.2%. Có được kết quả này là do Chính phủ thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ bằng việc tăng tỷ lệ dự trữ ngoại tệ để thu hút lượng FDI, FII và lượng kiều hối chuyển về…Với việc
trao đổi mua bán ngoại tệ được dễ dàng làm kích thích nhu cầu đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Kết quả là trong năm doanh số cho vay của Chi nhánh tăng 45.8%. hệ thống 81% và toành ngành là 37.8%.
Năm 2008 là năm được nhìn nhận có nhiều biến động chưa từng có trong ngành ngân hàng trong hơn 20 năm. Lạm phát tăng cao trong 6 tháng đầu năm tăng 21.6% so với cuối 2007 là 12.63%. Trong giai đoạn này Chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ bằng việc tăng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc lên 11%, tăng lãi suất cơ bản, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn thể hiện ở sơ đồ sau:
Hình 5: DIỄN BIẾN LÃI SUẤT CỦA NHTW NĂM 2008
(Nguồn: Hiệp hội ngân hàng Việt Nam)
Giai đoạn này hoạt động tín dụng của Chi nhánh gặp nhiều hạn chế vì khi tăng các loại lãi suất trên đặc biệt là lãi suất cơ bản, do đó lãi suất huy động cao nên lãi suất cho vay cao, khi đó doanh nghiệp khó tiếp cận với nguồn vốn của Chi nhánh làm doanh số cho vay của Chi nhánh giảm đáng kể so với năm 2007. Cụ thể, doanh số cho vay cả năm chỉ tăng 17.9%, trong khi cả năm 2007 tăng 45.8%, khối DNNN giảm 22.9%, DNNQD chiếm tỷ trọng lớn trong năm 51.2% nhưng chỉ tăng 13.1%. Doanh số cả năm tăng 17.9% là do hoạt động tín dụng của Chi nhánh thuận lợi hơn trong 2 quý cuối năm, do Chính phủ nới lỏng tiền tệ chóng suy thoái kinh tế bằng việc giảm tỷ lệ dữ trữ bắt buộc, tăng lãi suất dữ trữ đồng thời giảm các loại lãi suất. Mặt khác, sự sụt giảm doanh số cho vay đối với DNNN và DNNQD mà phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nguyên nhân ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế nên khối
doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ vì nguồn vốn hạn hẹp, ứ đọng sản phẩm nên doanh nghiệp cắt giảm sản xuất, từ đó nhu cầu nguồn vốn giảm. Trong giai đoạn cuối năm lãi suất cho vay của Chi nhánh giảm mạnh còn 11% - 12% do lãi suất cơ bản giảm, nên nhu cầu vốn của doanh nghiệp tăng nhẹ nhưng chủ yếu để trang trãi chi phí và sản xuất cầm chừng.
b. Doanh số cho vay theo thời hạn
Doanh số cho vay theo thời gian thể hiện phần cho vay theo các khoản thời gian ngắn hạn, trung và dài hạn. Với mỗi loại thì có thu nhập và độ rũi ro khác nhau.
Bảng 8: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN CỦA NGÂN HÀNG Đvt: Tr.đồng 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷ lệ(%) Ngắn hạn 195.427 58 310.612 63 425.129 73,4 115.1 58,9 114.517 36,8 Trung và dài hạn 141.415 42 180.596 37 154.496 26,6 39.1 27,7 (26.100) (14,4) Tổng 336.842 100 491.208 100 579.625 100 154.366 45,8 88.417 17,9
(Nguồn: Phòng tín dụng Eximbank Cái Khế)
Doanh số cho vay ngắn hạn luôn tăng trong 3 năm, chiếm tỷ trọng cao hơn doanh số cho vay theo thời gian trung và dài hạn, vì thành phần này chiếm số lượng lớn bao gồm các hộ kinh doanh nhỏ lẻ và tiêu dùng, các doanh nghiệp có nhu cầu nguồn vốn trong ngắn hạn cho hoạt động xuất nhập khẩu, chi phí nguyên liệu đầu vào…Ngược lại, doanh số cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng thấp hơn, tăng trong năm 2007 và giảm trong năm 2008.
Trong năm 2006, doanh số cho vay dài hạn chiếm tỷ trọng tương đối cao 42%, cao nhất trong 3 năm. Vì trong thời gian này các doanh nghiệp cần nguồn vốn trung và dài hạn để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh chuẩn bị trong giai đoạn hội nhập.
Năm 2007, doanh số cho vay ngắn hạn tăng 58.9% và chiếm tỷ trọng cao 63% so với 58% trong năm 2006. Vì lúc này nước ta đã là thành viên của WTO, các doanh nghiệp có nhiều đối tác trong kinh doanh nên nhu cầu nguồn vốn trong ngắn hạn rất cao, vì thế doanh số cho vay của Chi nhánh tăng cao trong năm 2007.
Năm 2008, doanh số cho vay tăng nhẹ nhưng có sự thay đổi lớn trong cơ cấu, doanh số cho vay trung – dài hạn giảm mạnh 14.4%. Vì trong năm, nền kinh tế gặp khó khăn tác động đến ngành ngân hàng và Chi nhánh cũng không ngoại lệ với những lý do chi tiết đã trình bài ở trên. Lúc này, các doanh nghiệp vay vốn chủ yếu để tran trải chi phí và sản xuất cầm chừng nên nhu cầu vốn chỉ trong ngắn hạn. Do đó, doanh số cho vay của Chi nhánh trong năm 2008 tăng tỷ trọng ngắn hạn và giảm tỷ trọng trung và dài hạn.
Tóm lại, doanh số cho vay của Chi nhánh đều tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng có xu hướng chậm lại trong năm 2008. Ta có thể thấy doanh số cho vay của Chi nhánh chịu ảnh hưởng rất lớn từ môi trường vĩ mô, đó là sự tăng trưởng trong năm 2007 và lạm phát tăng cao rồi suy giảm kinh tế trong năm 2008. Nhưng những kết quả đạt được của Chi nhánh là khá tốt, vì Chi nhánh đã biết tận dụng những tác động khách quan từ môi trường bên ngoài nhưng cũng không thể phủ nhận những kết quả có được cũng xuất phát từ việc Chi nhánh được nâng cấp vào đầu năm 2006, mở rộng mạng lưới hoạt động ở 3 phòng giao dịch ở Bình Thủy , Thốt Nốt, Cái Răng trong năm 2007 và 2008.